Dân Israel hoảng loạn vì Iron Dome để lọt mục tiêu
Dù hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel đã đánh chặn thành công 2 tên lửa phóng từ Gaza nhưng người dân Israel vẫn được một phen hoảng loạn.
Trang Southfront dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel cho biết, ngày 29.12, hệ thống phòng không Iron Dome của Israel vừa đánh chặn thành công 2 quả tên lửa trong tổng số 3 quả đạn được phóng đi từ Gaza.
Trong khi quả tên lửa còn lại đã rơi xuống khu dân cư và gây hư hỏng nặng về cơ sở vật chất. Mặc dù không gây thương vong nhưng vụ tấn công cũng đã khiến người dân Israel được một phen hoảng loạn. Được biết, đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, hệ thống Iron Dome đã 2 lần để lọt mục tiêu.
Và trong khi vẫn để lọt quả tên lửa thứ 3 nhưng theo tuyên bố của Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF), vụ đánh chặn đã rất thành công. “Lá chắn phòng thủ tên lửa Iron Dome đã chứng minh được sự hiệu quả của hệ thống trước các cuộc tấn công sắp xảy ra”, tuyên bố của IDF cho biết.
Tờ Times of Israel dẫn nguồn tin từ chính IDF tiết lộ thông tin gây bất ngờ rằng, để đánh chặn được 2 quả tên lửa tấn công từ Gaza, đã có 6 quả đạn của Iron Dome được phóng đi.
Video đang HOT
Mặc dù với tỷ lệ đánh chặn thành công không thực sự ấn tượng nhưng Israel vẫn tự tin tuyên bố, chỉ với hệ thống đánh chặn này, lực lượng phòng thủ của họ đủ khả năng làm thay đổi cục diện tại Gaza trong chiến sự với Phòng trào Hamas của Palestine. “Cho đến nay, Hamas đã bắn hàng chục rocket về phía Israel mỗi năm, nhưng phần lớn bị hệ thống Iron Dome chặn đứng”, IDF cho biết trong một tuyên bố.
Iron Dome do Tập đoàn Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel sản xuất. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rocket, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel. Irone Dome trở thành chiếc lá chắn quan trọng để bảo vệ Tel Aviv và các thành phố khác ở Israel trong việc đánh chặn các tên lửa từ Dải Gaza.
Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó. Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu.
Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn. Khi tên lửa đối phương đang bay vào các khu vực đông dân cư hoặc những mục tiêu nhạy cảm, Iron Dome sẽ phóng đi một tên lửa đánh chặn với đầu đạn đặc biệt tiêu diệt tên lửa đang bay tới chỉ trong vòng vài giây.
Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%. Xung đột ở Gaza bùng phát sau một làn sóng nã rocket của Hamas về phía Israel sau khi quân đội Nhà nước Do Thái trấn áp các thành viên Hamas ở Bờ Tây trước đó.
Theo Danviet
Cảnh báo núi lửa siêu phun trào có thể xóa sổ nhân loại?
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng "mùa đông hạt nhân".
Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào hồi đầu tuần
Một sự kiện núi lửa "siêu phun trào" có thể xóa sổ nền văn minh của con người sẽ đến sớm hơn dự kiến, các nhà khoa học vừa cảnh báo.
Theo đó, thảm họa phun trào này mạnh đến mức có thể đưa nhân loại trở về thời kỳ đồ đá.
Cụ thể, nó có thể bao phủ toàn bộ hành tinh bằng tro núi lửa và thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng "mùa đông hạt nhân" do khói bụi bốc lên bầu khí quyển, che mặt trời.
Chỉ một vụ siêu phun trào cung có thể thải ra hơn 1.000 gigaton khói bụi vào không khí. (1 gigaton = 1 tỷ tấn).
Nhưng điều quan trọng nhất, núi lửa siêu phun trào là sự kiện nằm trong chu trình bình thường của Trái đất, cứ hàng chục ngàn năm lại xảy ra một lần.
Thế nhưng, nghiên cứu mới đây cho biết khoảng thời gian trên thực chất ngắn hơn dự kiến.
Núi lửa Popocatepetl ở Mexico
Các ước tính năm 2004 nói rằng thảm họa "siêu phun trào" xảy ra mỗi 45.000-714.000 năm và không gây ra mối đe dọa trực tiếp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã điều chỉnh con số này xuống khoảng từ 5.200-48.000 năm.
Thông tin trên vừa được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters, dựa trên phân tích thống kê về các lần phun trào núi lửa trong quá khứ.
Hai vụ núi lửa siêu phun trào gần đây nhất xảy ra từ 20.000 đến 30.000 năm trước.
Giáo sư Jonathan Rougier, đến từ Đại học Bristol nước Anh, cho biết: "Chúng ta đã gặp một chút may mắn vì chưa trải qua bất kỳ vụ siêu phun trào nào kể từ đó.
"Nhưng cần phải hiểu rằng việc không có siêu phun trào trong 20.000 năm qua không có nghĩa là một vụ phun trào bị trễ hạn. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng chính xác như chu kỳ dự đoán.
"Những gì có thể nói là núi lửa đang đe dọa nền văn minh của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ".
Theo Danviet
Dung nham núi lửa Bali tràn vào làng: 90.000 khách du lịch vẫn mắc kẹt Các chuyên gia cảnh báo hoạt động của núi lửa Agung ở Bali có thể trở nên tồi tệ hơn khi dòng dung nham nguội của ngọn núi này đang chảy vào các làng mạc trong khi 90.000 du khách vẫn mắc kẹt trong khu vực. cảnh báo núi lửa ở Bali đã được nâng lên lên cấp độ 4 - cấp độ...