Dân Indonesia ra đường đông như chưa có COVID-19, WHO phát cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thúc giục chính phủ Indonesia hành động để ngăn chặn COVID-19 lây lan sau khi có dữ liệu cho thấy người dân nước này ra đường đông như thời trước đại dịch.
Indonesia hiện cho phép các trung tâm thương mại và nhà hàng tại các khu vực nhất định hoạt động với 25% công suất. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Indonesia – trở thành tâm dịch COVID-19 của châu Á từ tháng trước – vẫn duy trì biện pháp hạn chế đi lại nhưng vừa cho phép các trung tâm thương mại và nhà hàng ở một số khu vực được hoạt động 25% công suất.
Báo cáo tình hình dịch bệnh mới nhất của WHO nhấn mạnh mật độ người dân ra đường mua sắm và giải trí đã tăng đáng kể tại các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java – các khu vực có tổng cộng 97 triệu dân. Các khu vực bán lẻ và giải trí tại đây gồm có nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, thư viện, bảo tàng và công viên giải trí.
Dựa trên dữ liệu Google từ tuần thứ 2 của tháng 8, WHO khẳng định mức độ di chuyển của người dân Indonesia đã đạt đến ngưỡng chưa từng thấy kể từ tháng 2/2020.
Cơ quan y tế này cảnh báo rằng việc xây dựng một kế hoạch cụ thể và hành động khẩn cấp là rất quan trọng để giảm thiểu tác động từ tình trạng gia tăng hoạt động đi lại đối với nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và hệ thống y tế.
Video đang HOT
Với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, các ca nhiễm hàng ngày ở Indonesia đã lên tới trên 56.000 ca vào tháng trước. Các bệnh viện trên đảo Java đông dân nhất quá tải, không còn giường và ôxy cho bệnh nhân.
Số ca mắc mới hàng ngày đã giảm đáng kể còn gần 15.000 người vào ngày 18/8. Tuy nhiên, tỷ lệ xét nghiệm toàn dân đã giảm, trong khi tỷ lệ dương tính và tử vong do virus SARS-CoV-2 vẫn còn ở mức cao.
Các chuyên gia y tế cộng đồng cũng bày tỏ lo ngại về biến thể Delta lan rộng tại những khu vực xa xôi hẻo lánh mà năng lực chăm sóc y tế còn hạn chế.
Ông Wiku Adisasmito, phát ngôn viên của lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Indonesia, cho biết cần thận trọng khi mức độ di chuyển trở lại như thời trước dịch.
Ông nói: “Điều này có nghĩa là đang có một quá trình phục hồi kinh tế nhanh chóng nhưng cũng báo hiệu rằng chúng ta cần phải cẩn thận hơn đối với số ca mắc gia tăng, đặc biệt là trong tuần tới”.
Ngoài ra, WHO còn cảnh báo tình trạng bất bình đẳng trong tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Indonesia. Bà Diah Saminarsih, cố vấn cấp cao của Tổng iám đốc WHO, cho rằng dù Indonesia nhận được vaccine từ các chương trình hợp tác song phương và đa phương, nhưng việc phân phối vaccine đến các vùng, miền chậm chạp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh kéo dài và tâm điểm của dịch bệnh luân phiên dịch chuyển giữa các đảo.
Theo biểu đồ tiêm chủng, khu vực thủ đô Jakarta đứng đầu tỷ lệ tiêm chủng, đạt 103,91% mục tiêu đề ra, trong khi một số nơi thì tỷ lệ này rất thấp, như Lampung chỉ đạt 9,91%. Do đó, bà Diah khuyến nghị chính quyền trung ương cần huy động mọi nguồn lực để phân phối và thực hiện tiêm chủng ở các vùng miền trên khắp đất nước, nhằm nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng.
Chính phủ Indonesia đã cấp phép sử dụng 5 loại vaccine gồm của Sinovac, AstraZeneca, Pfizer, Moderna và Novavax cho chương trình tiêm chủng quốc gia.
Lũ quét, lở đất tại Indonesia và Timor Leste cướp đi nhiều sinh mạng
Hơn 70 người đã thiệt mạng và hàng chục người mất tích sau khi các trận lũ quét và lở đất xảy ra tại Indonesia và nước láng giềng Timor Leste ngày 4/4.
Cảnh tàn phá do lũ lụt và lở đất ở thị trấn Adonara thuộc vùng East Flores, Indonesia ngày 4/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên kênh truyền hình MetroTV ngày 5/4, người phát ngôn Cơ quan Quản lý Thiên tai Indonesia Raditya Djati cho biết 55 người đã thiệt mạng và con số này sẽ tăng trong khi khoảng 42 người mất tích do lũ quét và lở đất tại tỉnh Đông Nusa Tenggara, miền Trung nước này. Thiên tai cũng ảnh hưởng đến 334 hộ gia đình, buộc hàng trăm người phải rời nhà đi lánh nạn. Ít nhất 4 ngôi nhà chịu thiệt hại nghiêm trọng, 12 nhà bị hư hại nhẹ và 17 nhà bị nước lũ cuốn trôi. Công tác tìm kiếm và cứu nạn gặp khó khăn do nhiều tuyến đường ngập bùn cũng như một số khu vực bị cô lập.
Cảnh ngập lụt do mưa lớn tại làng Haitimuk ở Đông Flores, Indonesia ngày 4/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một quan chức Timor Lester cũng thông báo ít nhất 16 người đã thiệt mạng tại quốc gia nhỏ bé này.
Nhà cửa bị tàn phá do lũ quét tại thủ đô Dili, Timor Leste ngày 4/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các trận mưa lớn trút xuống các hòn đảo ở Indonesia và Timor Leste gây ra lũ lụt, sau đó là lở đất khiến nhiều đập nước tràn bờ và hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm. Hàng nghìn người tại 2 quốc gia Đông Nam Á này phải sơ tán đến nơi an toàn trong khi lực lượng tìm kiếm, cứu nạn chật vật để tiếp cận những người đang mắc kẹt./.
Số người thiệt mạng vì lũ quét và sạt lở đất Indonesia tăng mạnh Theo lực lượng cứu hộ, số người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất xảy ra sáng 4/4 tại đảo Flores ở cực Đông của Indonesia hiện đã tăng lên 44 người. Các trận sạt lở đất và lũ quét thường xảy ra trên toàn Indonesia trong mùa mưa. Anh tư liệu: AFP/TTXVN Người phát ngôn Cơ quan ứng phó thảm...