Dân Huế làm lễ cúng tưởng nhớ ngày ‘thất thủ Kinh đô’
Ngày 23/5 âm lịch hàng năm, người dân Huế thường làm mâm cỗ cúng các âm hồn trong sự kiện Kinh đô thất thủ năm 1885.
Ngày 23/5 âm lịch năm 1885, kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Từ đó, ngày này hàng năm được xem là ngày giỗ chung của những người xấu số, và người dân Huế thường làm lễ cúng âm hồn.
Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn (nay thuộc phường Thuận Hòa) để làm lễ tế.
Trước mỗi mâm cỗ, người dân Huế thường đốt một đống củi.
Theo người dân, trong sự kiện 23/5/1985, rất nhiều người đã bị đuối nước, việc đốt củi nhằm sưởi ấm cho các âm hồn.
Lễ cúng âm hồn vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng ở xứ Huế.
Vì vậy, ngày này, từ nội thành cho đến vùng nông thôn, dù gia đình có điều kiện hay lao động nghèo khó đều làm mâm cỗ, đốt vàng mã để tưởng nhớ sự kiện Kinh đô Huế thất thủ.
Một mâm cỗ của người dân lao động nghèo ở khu vực Eo Bầu – Thượng Thành, với cách bố trí theo thứ tự bàn thượng – trung – hạ.
Video đang HOT
Các lễ vật trong mâm cỗ thường là gà, xôi, thịt, vàng mã, bánh trái và muối gạo các loại. Đặc biệt trên mâm cỗ bắt buộc phải có món cơm vắt . Theo người dân, xưa kia người dân chạy giặc, cơm vắt là món họ mang theo bên mình.
Lễ cúng âm hồn luôn có nghi thức đốt vàng mã.
Miếu Âm Hồn ở ngã tư đường Mai Thúc Loan – Lê Thánh Tôn là địa điểm mà người dân phường Thuận Thành thường mang lễ vật đến cúng.
Ông Nguyễn Kỳ Nam (68 tuổi) cho biết, những người chết trong sự kiện 23/5/1885 được chôn tập thể tại vùng Trà Am, đường Nguyễn Khoa Chiêm, chùa Ba Đồn.
Võ Thạnh
Theo VNE
Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự của triều Nguyễn
Chùa Diệu Đế do vua Thiệu Trị lập nên để làm nơi bảo vệ kinh thành và trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối.
Chùa Diệu Đế nằm bên bờ sông Đông Ba thuộc phường Phú Cát (thành phố Huế), là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất cố đô.
Theo một số sử liệu, vào đầu thế kỷ thứ XIX, ở phía Đông kinh thành có một khu vườn rất đẹp và nổi tiếng, cảnh vườn thơ mộng, các kiến trúc đan xen với thiên nhiên làm cho nơi đây thật hữu tình. Vườn là nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, ra đời vào năm Đinh Mão (1807). Sau này thành lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Sau khi lên ngôi, năm 1844 nhà vua đã biến đổi nơi ở của mình thành một ngôi chùa và đặt tên là Diệu Đế Tự.
Chuông chùa Diệu Đế đã đi vào thơ văn dân gian xứ Huế:
Đông Ba - Gia Hội - hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông
Sở dĩ chùa có tên là Diệu Đế là vì nhà vua muốn vừa làm nơi bảo vệ cho kinh thành vừa trấn tĩnh những người lầm đường lạc lối trở về với điều thiện.
Khi xưa chùa có kiến trúc rất khác so với bây giờ. Cảnh chùa lúc đó rất huy hoàng tráng lệ, chùa còn có một bảo tháp làm bằng ngà cao khoảng 1m đặt trước chính điện nhưng đến năm 1968 thì bị bom phá hủy.
Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chạy về chùa Diệu Đế làm chỗ tạm dung thân.
Các pho tượng thần Hộ Pháp nằm ở hai bên tả hữu của Đại Giác Điện.
Bức hoành "Diệu Đế Quốc Tự" được sơn son thiếp vàng làm năm Thiệu Trị thứ 4 (1884) và có sơn sửa lại dưới triều Bảo Đại.
Các cột lớn và mặt trần của Đại giác Điện đều được vẽ mây rồng ẩn hiện.
Đại Giác Điện là nơi thờ các pho tượng Phật của chùa Diệu Đế, và các tượng Phật thỉnh từ chùa Giác Hoàng khi ngôi chùa này bị triệt bỏ.
Chính giữa điện thờ là các pho tượng Phật với sắc vàng cháy của nước vàng thếp ngày xưa.
Hiện chùa Diệu Đế là nơi diễn ra lễ tắm Phật và điểm xuất phát của lễ rước Phật trong mùa Phật đản hàng năm ở xứ Huế.
Võ Thạnh
Theo VNE
Làng nghề tạo nên những bảo vật Quốc gia ở Huế Những bảo vật quốc gia như vạc đồng thời chúa Nguyễn, đại hồng chung chùa Thiên Mụ, cửu vị thần công, cửu đỉnh đều do một làng nghề ở Huế tạo nên. Phường Đúc (TP Huế) nổi tiếng với nghề đúc đồng có truyền thống hơn 400 năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trên mọi miền tổ quốc muốn đúc tượng phật, chuông...