Dân Hàn Quốc coi thường nguy cơ nã bom từ Triều Tiên
Nhiều người Hàn Quốc không biết đến sự tồn tại của các hầm trú bom và thậm chí còn chẳng quan tâm chúng ở đâu.
Người dân Hàn Quốc có vẻ thờ ơ trước mối nguy ngày càng tăng từ Triều Tiên
Nằm trong tầm bắn của pháo binh và tên lửa Triều Tiên, Hàn Quốc hiện vẫn chưa có kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự toàn diện khi căng thẳng tiếp tục leo thang về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hồi đầu tuần, Mỹ cho biết sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên. Trước đó, Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà một số chuyên gia tin rằng có tầm bắn tới Alaska và Hawaii, có thể là cả khu vực tây bắc Thái Bình Dương của Mỹ.
Triều Tiên thường đe dọa tấn công nước láng giềng Hàn Quốc, thề biến Seoul thành “biển lửa” và “đống tro tàn” ngay khi có lệnh của lãnh đạo Kim Jong-un.
Hàn Quốc có gần 19.000 hầm trú bom, bao gồm hơn 3.200 hầm ở Seoul, chỉ cách biên giới quân sự với Triều Tiên 40km. Biên giới này được thiết lập theo thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Chung Yoon-jin, sinh viên đại học ở Seoul, không hề biết về sự tồn tại của những nơi trú ẩn này.
“Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ biển hiệu nào viết “nơi trú ẩn” mặc dù tôi đã đến rất nhiều nơi ở Seoul,” sinh viên Chung, 26 tuổi, nói.
Video đang HOT
Lối vào một hầm trú ẩn ở Hàn Quốc
Các hầm trú ẩn cũng không được thiết kế để chống lại các vụ tấn công hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, theo Reuters. Hầu hết hầm đều nằm trong ga tàu điện ngầm, tầng hầm và nhà để xe của các tòa nhà.
Đặc biệt, hầu hết các hầm trú đều không có nguồn cung ứng lâu dài về lương thực, nước, dụng cụ y tế hoặc mặt nạ phòng độc, một quan chức chính quyền Seoul nói với Reuters. Các vật dụng này không được dự trữ vì không có nguồn cung tài chính, theo lời quan chức giấu tên.
Thờ ơ với nguy cơ tên lửa
Trong khi người dân ở Alaska và Hawaii chỉ mới nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa Triều Tiên, người Hàn Quốc đã nằm trong vùng tấn công của hàng ngàn khẩu pháo Triều Tiên trong nhiều năm, chưa nói đến bom và các tên lửa tầm ngắn.
Người dân do đó dần trở nên thờ ơ với các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng từ đầu năm ngoái.
“Mỗi lần (Triều Tiên thử vũ khí), dường như không có gì xảy ra sau hành động khiêu khích của Triều Tiên. Vì vậy giờ tôi đã quen với điều đó. Tôi tự nói với mình, sẽ chẳng có gì xảy ra cả”, Suh Yeon-ju, bà nội trợ 30 tuổi nói.
Khác với Nhật Bản, nơi việc bán hầm trú ẩn hạt nhân và bộ lọc không khí gia tăng mạnh trong những tháng gần đây, Hàn Quốc không có thị trường cho các hầm trú cá nhân.
Hầu hết hầm trú ẩn đều nằm trong ga tàu điện ngầm, tầng hầm và nhà để xe của các tòa nh
Phóng viên Reuters đã đến thăm một hầm trú bom công cộng ở trung tâm Seoul. Nó nằm trong một nhà để xe dưới lòng đất, cách tòa nhà chính phủ chỉ vài bước chân. Biển báo nhỏ được dán ở lối vào hầm, viết rằng đây là nơi trú ẩn, nhưng người dân bên trong bãi đỗ xe không hề biết điều này.
Quản lý bãi đậu xe cho biết năm ngoái, ông đã nhìn thấy tấm biển này nhưng không biết thực sự nó có ý nghĩa gì.
Để nâng cao nhận thức, mùa hè này, Seoul phát 34.000 quạt giấy với thông tin về nơi trú ẩn, và đang sản xuất các sản phẩm quảng cáo khác như tờ rơi và giấy dán.
Shin Ji-ha, sinh viên đại học 24 tuổi ở Seoul, có nghe nói về hầm trú bom nhưng không biết chúng ở đâu. Các hầm trú ẩn không quan trọng với cô ấy.
“Tôi sẽ chết trong chưa đầy một giây nếu chiến tranh nổ ra”, cô nói. “Sẽ không có chút đau đớn nào vì vậy tôi không quan tâm nhiều lắm.”
Theo Danviet
Ông Putin và ông Tập bắt tay giải quyết vấn đề Triều Tiên
Vladimir Putin và Tập Cận Bình vừa có tuyên bố chung về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Mới đây, Triều Tiên cho biết nước này phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên. Vụ phóng bị nhiều nước chỉ trích do lo ngại nó có thể gia tăng nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Ngày 5.6, Nga đã yêu cầu Triều Tiên dừng chương trình tên lửa đạn đạo trong một "tối hậu thư", được Trung Quốc ủng hộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đưa ra một tuyên bố chung sau khi nhất trí về kế hoạch tổng thể nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên, Daily Star đưa tin.
Kế hoạch của Nga và Trung Quốc gồm các mục tiêu sau: Triều Tiên kết thúc chương trình tên lửa, Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận quân sự trong khu vực.
Cả Moscow và Bắc Kinh đều có chung đường biên với Triều Tiên, do vậy, lo sợ xảy ra hậu quả tàn phá nếu ông Kim khơi mào xung đột hạt nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin
"Tình hình trong khu vực ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của cả hai nước", tuyên bố chung cho biết.
"Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để tìm ra giải pháp cho vấn đề phức tạp của bán đảo Triều Tiên bằng mọi cách có thể".
Lãnh đạo hai nước cũng lên án việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Họ cho rằng Mỹ sử dụng Triều Tiên như cái cớ để mở rộng quyền lực quân sự ở châu Á.
Ông Trump và Putin sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào thứ 6 tuần này tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức.
Tổng thống Mỹ cũng đã thảo luận về vấn đề Triều Tiên với ông Tập. Vậy nên, dự kiến ông Trump cũng sẽ nêu vấn đề này với Tổng thống Nga.
Theo Danviet
Triều Tiên: Mỹ chỉ coi Hàn Quốc như "con rối và đầy tớ" Triều Tiên chỉ trích liên minh Mỹ-Hàn, tuyên bố nước láng giềng chỉ là "con rối và đầy tớ" mà Mỹ sử dụng để khơi mào chiến tranh. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Mỹ gặp người đồng cấp Donald Trump cuối tháng 6 Mới đây, báo Triều Tiên đăng tải một bài viết lên án quan hệ Mỹ và Hàn Quốc...