Dân Hà Nội “khoắng” sạch chợ đối phó siêu bão Haiyan
Lo siêu bão Haiyan sẽ khiến Hà Nội ngập nặng, sáng nay, người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ.
Người dân đổ xô đi mua thực phẩm sáng nay.
Siêu bão Haiyan đang trở thành nỗi khiếp đảm khi mang theo sức gió mạnh chưa từng có. Không chỉ các tỉnh ven biển miền Trung bị tàn phá, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của siêu bão, Hà Nội sẽ có mưa to khoảng 200-300mm. Trong khi trước đó, ngày 8/8, với lượng mưa chỉ trên 100 mm, nước hồ Gươm đã tràn bờ, những điểm đen ngập úng trở thành nỗi kinh hoàng của người dân Thủ đô thì với lượng mưa được dự báo, nhiều người lo ngại trận lụt lịch sử năm 2008 có khả năng tái diễn.
Lo siêu bão Haiyan sẽ khiến Hà Nội ngập nặng, sáng nay, người dân Thủ đô đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ để đón bão.
Theo ghi nhận của PV, mới hơn 9h sáng, các loại thực phẩm rau, thịt lợn, thịt bò ở chợ Đồng Tâm (đường Trần Đại Nghĩa, Hà Nội) đã bị người dân khoắng sạch. Anh Tuấn, một tiểu thương bán thịt lợn tại chợ cho biết, mỗi khi có bão là nhu cầu thực phẩm tăng nên hôm nay, anh đã lấy hàng nhiều gấp đôi so với ngày thường, nhưng vẫn không đủ cung ứng.
“Người dân đi chợ từ rất sớm, bình thường tới hơn 12h tôi mới hết hàng nhưng hôm nay khoảng 9h đã không còn gì để bán, gọi lấy thêm hàng để bán cũng không có”, anh Tuấn nói.
Mới hơn 9h sáng, thịt lợn đã cháy hàng.
Cũng tính toán lấy hàng nhiều hơn mọi khi nhưng chị Bình, một tiểu thương bán rau tại chợ Đồng Tâm không nghĩ lại “cháy” hàng sớm như vậy. “Chưa hôm nào tôi đắt hàng thế này. Người dân cứ tới mua vèo vèo, nhất là các loại rau củ quả để được lâu như khoai tây, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, cà chua…”chị Bình cho hay.
Một chợ cóc trong ngõ 71 Trường Chinh cũng trong tình trạng tương tự, người dân đổ xô đi khuôn rau, thịt về dự trữ. Khoảng 9h30 sáng, các tiểu thương bán thịt lợn tại chợ đã lau, dọn để về nghỉ vì hết hàng, khu vực bán cá chỉ còn lác đác 1, 2 người đang bị những người dân đi chợ muộn “bao vây”.
Video đang HOT
“Ngày nào cũng đắt khách như hôm nay thì chúng tôi giàu to, họ cứ mua ào ào như tranh cướp, không kịp bán, tôi phải gọi thêm người nhà hỗ trợ”, anh Hải, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ cóc cười nói.
Hàng cá bị “bao vây”.
Tay xách, nách mang cả đống rau, thịt, chị Dung (30 tuổi) ở phố Phương Liệt, Hà Nội cho biết: “Tối qua nghe dự báo thời tiết, thấy bão đổi hướng lên phía Bắc, nhiều vùng bị ảnh hưởng, gây mưa lớn, trong đó có Hà Nội nên tôi lo. Hôm nay phải dậy sớm đi chợ mua thực phẩm để vào tủ lạnh dự trữ, nếu có ngập lụt cũng sẵn cái mà ăn. Không như năm 2008, muốn mua rau cũng chả có, lại mấy chục nghìn một mớ rau muống thì tiền đâu”.
Mặc dù nhu cầu của người dân tăng đột biến nhưng thực phẩm tại các chợ ở Hà Nội chưa có hiện tượng “nhảy giá”, các mặt hàng đều có giá như ngày thường. Ví dụ, rau muống 5000 đồng/mớ, măng 20.000 – 25.000 đồng/kg, cải xanh 4000 đồng/mớ, thịt lợn 100.000 đồng/kg nạc vai, 90.000 đồng/kg ba chỉ, thịt mông…
Theo Xahoi
Lo siêu bão Hải Yến, người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà cửa
Trước thông tin cơn bão số 14 (tức bão Hải Yến) có sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ, người dân Quảng Nam đã đổ xô đến các cửa hàng vật liệu xây dựng để mua đồ về gia cố nhà cửa.
Người dân Quảng Nam đổ xô đến các cửa hàng mua vật liệu chống bão
Sáng sớm nay 9.11, hàng trăm người dân tại TP.Tam Kỳ đã đến các cửa hàng trên địa bàn để mua các thiết bị, vật liệu về chằng chống nhà cửa. Mặt hàng bao tải, dây thép, dây cáp, đinh vít bỗng nhiên đắt hàng.
Anh Nguyễn Thanh Thiên (35 tuổi, trú tại P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ) cho biết, anh mua 120 m dây cáp với giá 800.000 đồng để về giằng mái nhà.
"Cũng tốn tiền thật, nhưng nghe đài báo bão số 14 giật cấp 17, tôi lo quá nên chỉ chờ trời sáng để đến cửa hàng mua đồ về chống bão ngay", anh Thiên nói.
Thế nhưng, do lượng người mua tăng đột biến nên đi mua hàng từ khi 6 giờ 30 phút nhưng đến 2 tiếng sau, anh Thiên vẫn chưa đến lượt thanh toán tiền.
Dây thép được nhiều người chọn mua
Loại cáp cỡ lớn khá đắt tiền nhưng người dân vẫn tranh nhau mua
Các loại vật liệu gia cố nhà tại TP.Tam Kỳ chưa bao giờ "sốt" như trong ngày 9.11
Vì khách quá đông nên phải lần lượt thanh toán tiền
Người dân Tam Kỳ khẩn trương xúc đất cát để chằng chống nhà cửa
Hàng chục người dân đến cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ) để lấy cát
Giúp nhau chằng chống nhà
Chủ hiệu buôn Phi Cúc (trên đường Phan Chu Trinh, TP.Tam Kỳ) mồ hôi chảy ròng vì khách quá đông, nói: "Mấy cơn bão trước, người mua thưa thớt lắm. Nhưng nghe cơn bão số 14 quá mạnh nên người mua tăng lên. Ngớt khách, tôi cũng phải chằn chống lại quán rồi đi tránh bão".
Trong khi đó, tại các vùng ven biển như Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Núi Thành... người dân cũng đang khẩn trương dùng các bao tải cát để chằng mái nhà.
Cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ), hàng chục người dân kéo đến để xúc đất cát về gia cố mái nhà. Dọc bờ biển Tam Thanh, quán sá đã đóng cửa kín mít, tàu thuyền loại nhỏ đã được ngư dân kéo vào sát khu dân cư.
Trước tối ngày 9.11, hàng ngàn hộ dân sống tại các vùng ven biển như Duy Hải, Duy Nghĩa (H.Duy Xuyên), Tam Thanh (TP.Tam Kỳ), Cửa Đại (Hội An)... sẽ được di dời đến những nơi an toàn.
Tại huyện Tây Giang, chính quyền địa phương cũng đang thực hiện phương án di dời các hộ dân tại xã Dang, Ch'Ơm, A Tiêng... Huyện Nam Giang đã lập sở chỉ huy tiền phương để chỉ đạo việc ứng phó với cơn bão số 14.
UBND huyện Đông Giang cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm người dân qua lại những khu vực nguy hiểm, dễ bị nước cuốn như: ngầm Dốc Rùa (xã A Ting), cầu Sông Vàng (xã Ba), cầu Lấy - Nà Hoa (xã Tư)...
Theo TNO
Quân, dân Trường Sa hối hả chống siêu bão Hải Yến Giữa mưa to và sóng lớn, các trưởng đảo ở quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) cho Thanh Niên Online biết, ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ sáng 9.11 mưa rất to do ảnh hưởng của siêu bão Hải Yến (bão số 14), sức gió từ cấp 7-8 đã lên cấp 10, 11, thậm chí tại một số đảo...