Dân gom rác đến xã đổi quà mang về
Trong thời gian qua, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh đã thu gom gần năm tấn rác, trồng 1000 cây xanh trên nhiều tuyến đường.
Sáng 10-7, UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh đã tổ chức ngày hội Môi trường xanh – Nếp sống xanh để hưởng ứng tháng hành động vì môi trường, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với người dân.
Bà Lại Thị Bích Trâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A kêu gọi người dân tham gia phân loại, thu gom tái chế rác, hạn chế thải rác thải nhựa ra môi trường. Ảnh: VIỆT HOA
Bà Lại Thị Bích Trâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A cho biết, trong thời gian qua, Đảng bộ – chính quyền xã Vĩnh Lộc A đã tập trung tổng vệ sinh thu gom gần năm tấn rác, trồng 1000 cây xanh trên các tuyến đường Cầu Suối, Kênh Trung Ương, Nguyễn Thị Lê và các tuyến đường nông thôn mới của xã.
“Qua đó nhận thức bảo vệ môi trường của người dân nâng cao rõ rệt, số vụ vi phạm xả rác không đúng quy định và hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường giảm so với những năm trước”, bà Trâm nói.
Đại diện 16 ấp tại xã Vĩnh Lộc A được tặng cây xanh. Ảnh: VIỆT HOA
Nhiều hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức tại ngày hội, thu hút nhiều người dân đến tham gia như: tập huấn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; hướng dẫn làm sản phẩm tái chế từ vỏ chai; hội thi vẽ tranh “Chúng em bảo vệ môi trường”, hội thi trình diễn thời trang tái chế của Đoàn Thanh niên xã…
Thời trang làm từ các sản phẩm tái chế được trình diễn tại ngày hội. Ảnh: VIỆT HOA
Video đang HOT
Hội thi trình diễn thời trang từ sản phẩm tái chế thu hút rất nhiều bạn trẻ tại xã Vĩnh Lộc A tham gia. Ảnh: VIỆT HOA
Đặc biệt, ngày hội còn có các gian hàng của trao mầm xanh – nhận rác thải nhựa của MTTQ xã; trao thùng rác – nhận chất thải nông nghiệp của Hội Nông dân xã; Hội thi tái chế “sức sống mới từ rác thải” của Hội Cựu Chiến binh xã… thu hút nhiều người dân tham gia.
Người dân mang rác thải nông nghiệp (như các vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…) đến xã và được tặng thùng rác mang về. Trong hình là gian hàng của Hội nông dân xã. Ảnh: VIỆT HOA
Người dân mang rác thải nhựa đến và được nhận quà là khẩu trang y tế, túi rác dễ phân hủy. Ảnh: VIỆT HOA
Đổi rác thải nhựa lấy nhiều món quà ý nghĩa và thiết thực. Ảnh:VIỆT HOA
Chủ tịch xã Vĩnh Lộc A, cho biết, chương trình đổi rác thải lấy quà tặng và mầm xanh là hoạt động thiết thực nhằm giúp người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, kêu gọi người dân bỏ rác đúng nơi quy định.
Gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế của Hội Cựu chiến binh xã. Ảnh: VIỆT HOA
“Tôi tin rằng, thông qua các hội thi và hoạt động đổi rác lấy quà tại ngày hội sẽ tạo sức lan tỏa sâu rộng trong việc nâng cao nhận thức, vận động người dân, đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sống thân thiện với môi trường”, bà Trâm nói.
Nhiều em nhỏ thích thú với nặn tò he tại gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế của Hội Cựu chiến binh xã. Ảnh: VIỆT HOA
Bà Trâm thông tin, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền người dân để giảm thiểu tình trạng rác thải vứt tràn lan ra môi trường, triển khai có hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn của TP.
Tuyến đường khám phá 3 ngày không hết ở TP.HCM
Dọc theo hai con đường ngập tràn màu xanh mát Hoàng Sa - Trường Sa ở TP.HCM mang theo đa dạng văn hóa ẩm thực, tôn giáo.
Đây là tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được cải tạo từ năm 2014. 10 năm trước, đây là nơi ô nhiễm, ám ảnh cuộc sống người dân.
Hiện tại, hơn 8 km tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa đều rợp bóng cây. Những thảm cỏ trải dài ven theo vỉa hè bờ kênh. Hàng ngày, nhiều người đến đây tập thể dục, thư giãn cùng bạn bè, người thân, gia đình hoặc đưa thú cưng đi dạo.
Tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa song song với nhau, đi qua 5 quận của TP.HCM. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Những con đường trung tâm thành phố đi ngang qua Hoàng Sa - Trường Sa gồm Điện Biên Phủ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trương Định, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Quốc Thảo... Vì vậy, hầu như đang đi trên tuyến đường lớn nào, bạn đều dễ dàng tìm được hướng đến Hoàng Sa - Trường Sa.
Trước 8h sáng hoặc 6h tối, bạn có thể đi bộ, đi xe đạp, chậm rãi hít thở không khí trong lành vì tuyến đường này không quá nhiều xe như những đường lớn khác ở TP.HCM. Buổi tối, có thể không cảm nhận được sự tươi mát nhưng vẫn còn những trải nghiệm ăn uống dành cho bạn.
Chùa Pháp Hoa là một trong những công trình tôn giáo lớn nhất nằm trên trục đường Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh. Trọng Nghĩa.
Đoạn đường này có nhiều công trình lớn, thuộc nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo... Trong đó Chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Changtarangsay là những công trình tôn giáo nổi tiếng.
Chùa Pháp Hoa tọa lạc ngay chân cầu Lê Văn Sỹ, là nơi tập trung đông đúc những tăng ni Phật tử của cả thành phố. Năm 2015, chùa được công nhận là di tích lịch sử, với tuổi đời gần 100 năm. Đây là nơi tổ chức những dịp đại lễ, hội liên quan đến Phật giáo.
Chùa Changtarangsay (chùa Khmer) được xây dựng từ năm 1946, đến nay đã gần 80 năm. Kiến trúc Khmer nổi bật và khác biệt so với những kiến trúc thường thấy nên rất dễ nhận ra. Đây là nơi người Khmer đến sinh hoạt tôn giáo, cũng là nơi để tri ân cội nguồn. Nếu bạn muốn thử tìm hiểu về văn hóa Khmer, đây là nơi khi đến TP.HCM nên dừng chân vài lần.
Trục đường Hoàng Sa - Trường Sa có hàng chục quán cà phê, bar, nhà hàng trên sân thượng. Ảnh: Helen cafe.
Ngắm hoàng hôn hay bình minh ở Hoàng Sa - Trường Sa là những khoảnh khắc không thể bỏ lỡ. Bạn có thể đứng ở bất kỳ chiếc cầu nào để nhìn thấy rõ đường chân trời ngang tầm mắt. Nếu đến những quán cà phê rooftop, bạn vừa có thể ngắm được mặt trời, vừa thấy thành phố được bao phủ bằng những dải sáng cam dịu, khiến tâm hồn nhẹ nhõm.
Trải nghiệm ẩm thực một ngày ở đây cũng đặc sắc và đa dạng không kém những con đường nổi tiếng khác tại TP.HCM. Có những quán vỉa hè với lượng khách tới 100-200 người mỗi giờ. Đó là những quán bún bò, cơm gà xối mỡ, hủ tíu, lẩu bò, phá lấu... Đôi khi bạn phải xếp hàng 10-15 phút để được thưởng thức.
Buổi trưa, nếu mệt mỏi hãy ghé vào quán cà phê bất kỳ ở những đoạn đường Hoàng Sa dãy số nhà 299-501 hoặc những quán trên đường Trường Sa gần với đường Hoa Phượng, Nguyễn Công Hoan. Những quán cà phê ở đây đa số có giá cả phải chăng, không gian vintage, không quá ồn ào để, phù hợp đọc sách hoặc làm việc.
Trục đường Hoàng Sa - Trường Sa có vỉa hè khá sạch sẽ dành cho người đi bộ, tập thể dục. Ảnh: Trọng Nghĩa.
Ngoài ra, khi đến cuối đường Hoàng Sa giao với Nguyễn Thị Minh Khai (cầu Thị Nghè), bạn sẽ dừng chân ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Thảo Cầm Viên. Đây là những nơi nổi tiếng nhất tại TP.HCM, là những chứng tích lịch sử, văn hóa của thành phố nhộn nhịp này.
Quán xá và địa điểm dừng dân ở tuyến đường Hoàng Sa -Trường Sa không quá đông đúc, không gian rộng rãi, phù hợp cho cả những người đi một mình hay đi cả nhóm, gia đình. Trải nghiệm chậm rãi và lắng nghe những câu chuyện từ những con người xung quanh sẽ mang lại cho bạn một chuyến du lịch văn hóa in sâu trong tâm hồn.
Mưa to nhiều đường ở TP.HCM ngập bánh xe, người chạy xe tay ga chết máy hàng loạt Cơn mưa chỉ kéo dài chừng hơn 1 giờ đồng hồ nhưng hàng loạt tuyến đường của quận Gò Vấp bỗng như 'hóa sông' vì bị ngập nặng. Nhiều đoạn nước ngập gần hết bánh xe khiến hàng loạt phương tiện chết máy, ùn ứ hàng dài. Cơn mưa bắt đầu lúc 13 giờ chiều kéo dài đến hơn 14 giờ đã khiến...