Dân Florida bật dậy khỏi giường vì máy bay không người lái NASA
Người dân bang Florida, Mỹ sáng 7/5 giật mình tỉnh giấc vì tiếng ồn từ cuộc hạ cánh chiếc máy bay không người lái X-37B của NASA.
X-37B sau khi hạ cánh xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy sáng 7/5. Ảnh: USAF.
Giấc ngủ cuối tuần của người dân bang Florida quanh Trung tâm Vũ trụ Kennedy của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã bị gián đoạn vì tiếng nổ siêu thanh phát ra từ cuộc hạ cánh của X-37B trước thời điểm 8h sáng, CNN đưa tin.
“Tưởng ai đó đâm vào gara nhà tôi… Hóa ra chỉ là tiếng nổ siêu thanh… Cảm ơn NASA vì cái sự giật mình!”, một phụ nữ viết trên Twitter.
X-37B, có hình dạng như một máy bay nhỏ, làm nên lịch sử với cuộc hạ cánh lần đầu xuống Florida sau khi lập kỷ lục 718 ngày bay trên quỹ đạo.
“Đội của chúng tôi đã chuẩn bị cho sự kiện này trong nhiều năm qua và tôi vô cùng tự hào khi thấy quá trình làm việc chăm chỉ và sự cống hiến của chúng tôi đưa đến cuộc hạ cánh an toàn và thành công của X-37B ngày hôm nay”, chuẩn tướng Wayne Monteith được dẫn lời trong thông cáo báo chí.
Không lực Mỹ cho biết X-37B thực hiện nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro, thử nghiệm và phát triển công nghệ tái sử dụng phương tiện không gian. Nhiều người nghi ngờ X-37B là công cụ để Mỹ do thám hay thử vũ khí không gian bí mật.
Không lực Mỹ đang chuẩn bị cuộc phóng X-37B lần thứ 5 từ bang Florida trong năm nay.
Vũ Phong
Video đang HOT
Theo VNE
Nhìn lại vụ nổ thảm khốc của tàu con thoi Challenger
Đúng ngày này 30 năm trước, tàu con thoi Challenger đã phát nổ 73 giây sau khi rời bệ phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy (Florida), khiến toàn bộ 7 nhà du hành thiệt mạng. Đây là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử hoạt động của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Tàu con thoi rời bệ phóng vào lúc 11h38 giờ Mỹ ngày 28/1/1986 từ Trung tâm vũ trụ John F. Kennedy ở bang Florida.
Các phi hành gia trên tàu Challenger: (hàng trước, từ trái sang phải) Mike Smith, Dick Scobee, Ron McNair.
(Hàng sau từ trái sang phải): Ellison Onizuka, Christa McAuliffe, Greg Jarvis, và Judith Resnik. Trong số này, phi hành gia McAuliffe được chọn từ 11.000 ứng viên để trở thành giáo viên đầu tiên bay lên vũ trụ.
Nhưng Challenger đã phát nổ 73 giây sau khi rời bệ phóng. Vì các vụ phóng tàu vũ trụ đã trở nên quen thuộc sau các sứ mệnh thành công của NASA nên người xem theo dõi vụ phóng trực tiếp và trên truyền hình đã bị sốc và khó tin khi chứng kiến vụ nổ.
Challenger là tàu vũ trụ thứ 2 trong chương trình tàu con thoi của NASA được đưa vào sử dụng sau tàu con thoi Columbia. Challenger cất cánh lần đầu tiên ngày 4/4/1983. Nó cất cánh và hạ cánh 9 lần trước vụ nổ ngày 28/1/1986.
Giáo viên khoa học Christa McAuliffe (giữa) trong quá trình huấn luyện. McAuliffe dự kiến thực hiện các thí nghiệm và 2 bài giảng từ tàu con thoi Challenger.
Một cuộc điều tra sau thảm họa Challenger cho thấy vòng đệm gặp sự cố trên tên lửa đẩy của Challenger đã khiến con tàu bị nổ tung.
Nhiệt độ vào ngày diễn ra vụ phóng thấp hơn nhiều các vụ phóng trước đó. Mặc dù nhóm "Ice Team" đã nỗ lực suốt đêm để dọn băng nhưng các kỹ sư vẫn tỏ ra lo ngại.
Sau cuộc kiểm tra cuối cùng, mà khi đó băng dường như đang tan, Challenger cuối cùng đã được cho phép phóng lên lúc 11h38 trưa ngày 28/1.
Hình ảnh được chụp cho thấy tàu con thoi Challenger phát nổ trên không trung.
Các mảnh vỡ của tàu con thoi được trục vớt từ biển sau cuộc tìm kiếm và cứu hộ dài ngày.
Các mảnh vỡ của Challenger được tập hợp tại một nhà kho sau khi được trục vớt từ Đại Tây Dương.
Du khách đặt hoa tưởng nhớ các phi hành gia tại đài tưởng niệm ở Trung tâm vũ trụ Kennedy. Sau vụ tai nạn, chương trình tàu con thoi của NASA đã bị đình chỉ hoạt động trong gần 3 năm.
An Bình
Theo Telegraph
Theo Dantri
Âm thanh kỳ lạ tàu vũ trụ NASA thu được từ "cõi chết" Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên chia sẻ âm thanh bí ẩn do tàu vũ trụ Cassini ghi lại khi bổ nhào "vào cõi chết", nơi con tàu sẽ vĩnh viễn nằm lại sau khi kết thúc sứ mệnh Theo Daily Mail, các nhà khoa học làm việc tại NASA sử dụng cảm biến trên tàu vũ trụ...