Dân dựng lều phản đối thi công bãi rác
Lo ngại bãi chôn lấp rác thải sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt nên người dân xã Dân Lực (Thanh Hóa) kéo nhau lên đồi Mốc, căng lều phản đối và cản trở nhà thầu thi công.
Sáng 13/7, người dân hai thôn Thiện Chính và Xuân Tiên (xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn) tiếp tục cắt cử người túc trực trong các khu lều bạt dựng tạm trên đồi Mốc (khu nằm giáp ranh giữa hai xã Dân Lực và Minh Sơn) để phản đối chính quyền địa phương triển khai dự án chôn lấp rác thải ở khu vực này.
Theo người dân địa phương, việc phản đối dự án diễn ra gần tuần qua. Mỗi ngày có khoảng vài chục người (thời điểm đông có thể lên tới gần trăm người), mang theo xoong nồi, xô chậu lên đun nước, nấu mì tôm ăn tại chỗ để cắm chốt trên sườn đồi.
Cả trăm người dân tụ tập trên đồi Mốc để phản đối dự án xử lý rác thải. Ảnh: Lam Sơn.
Đại diện cho người dân tham gia khiếu nại, ông Trần Huy Hoa (thôn Thiện Chính) phản ánh, từ khi chính quyền đầu tư dự án xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên đồi Mốc, người dân thấp thỏm lo âu. Bởi khu dân cư gần nhất chỉ cách bãi rác chưa đến 200m. Trường tiểu học, THCS xã Dân Lực cũng chỉ cách đó khoảng hơn 300m.
Video đang HOT
“Việc xây dựng bãi rác trên đồi cao chẳng khác gì đổ rác lên đầu người dân. Chúng tôi lo ngại, khi bãi chôn lấp rác đi vào hoạt động sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, gần một tuần nay bà con trong thôn bàn nhau dựng lều trên đồi Mốc để phản đối, không cho nhà thầu thi công và đề nghị chuyển dự án đi nơi khác”, ông Hoa nói.
Đại diện Phòng Tài nguyên, Môi trường huyện Triệu Sơn cho hay, dự án bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho thị trấn Triệu Sơn và các xã phụ cận tại đồi Mốc được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đầu tư ngày 28/4/2014. Dự án này được xây dựng trên diện tích 45.650m2, tổng vốn đầu tư hơn 28,5 tỷ đồng, do UBND huyện Triệu Sơn làm chủ đầu tư; công suất xử lý rác là 4.000 tấn/năm.
Người dân mang xoong nồi, xô chậu lên nấu nước uống và mì tôm “canh gác” trên đồi Mốc. Ảnh: Lam Sơn.
Tại bãi rác có 6 hố chôn lấp, được xây dựng theo kỹ thuật mới, đáy hố có lớp vải địa kỹ thuật HDPE chống thấm. Hệ thống thoát nước rỉ rác, hệ thống hồ xử lý nước, khí thải, tiếng ồn tại bãi rác này được xây dựng theo đúng các bộ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết, sau khi người dân phản ứng, huyện đang cho tạm dừng dự án để giải quyết vướng mắc trong dân. “Những ngày tới, ngành chức năng của huyện tiếp tục tuyên truyền, đối thoại để người dân hiểu thêm về dự án, tránh tình trạng tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tiến độ thi công…”, ông Hùng nói.
Lê Hoàng
Theo VNE
Trường mầm non sống chung với kho thuốc trừ sâu
Nhiều năm qua, cô trò Trường mầm non xã Thiệu Nguyên (H.Thiệu Hóa, Thanh Hóa) luôn phải "sống chung" với tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu nghiêm trọng.
Trường Mầm non xã Thiệu Nguyên được xây dựng trên nền kho thuốc bảo vệ thực vật cũ - Ảnh: Ngọc Minh
Theo kết quả phân tích các thông số môi trường tại Trường mầm non xã Thiệu Nguyên, mẫu đất tại khu vực có hàm lượng thuốc trừ sâu DDT cao hơn 450 lần tiêu chuẩn cho phép, và các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường như Lindane cao hơn 2,7 - 3,2 lần, Aldrin và Endosulfan cao hơn 3,2 - 4,6 lần tiêu chuẩn cho phép.
Dẫn chúng tôi đi thăm dãy phòng học sập xệ, cô Nguyễn Thị Nhi, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thiệu Nguyên, nói rằng, khu đất ngôi trường đứng chân hiện nay, trước năm 1978, từng là một kho chứa thuốc bảo vệ thực vật. Trong chiến tranh, kho thuốc này nhiều lần bị trúng bom nên thuốc bảo vệ thực vật chảy ra, ngấm sâu xuống lòng đất. Chính quyền địa phương sau đó phá dỡ kho thuốc và xây dựng trường học cho con em trong xã.
Tại 2 phòng học cuối ở dãy nhà phía bắc của ngôi trường, sộc vào mũi chúng tôi là mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. "Những hôm nắng nóng hoặc mưa nhiều thì cả ngôi trường bị mùi thuốc sâu tấn công, chúng tôi phải cho đóng cửa các lớp học, riêng 2 phòng học cuối phải đóng cửa hoàn toàn, chuyển các cháu lên phòng hiệu bộ để học", cô Nhi nói.
Cô Nhi cho biết sau nhiều lần người dân xã Thiệu Nguyên lên tiếng đề nghị các cấp chính quyền và ban ngành chức năng, Sở TN-MT Thanh Hóa và Bộ TN-MT đã vào cuộc nhưng đến nay việc xử lý vẫn chưa được thực hiện do thiếu kinh phí. UBND H.Thiệu Hóa đã phê duyệt cho xã Thiệu Nguyên chuyển ngôi trường này đến một địa điểm mới nhưng cũng do thiếu kinh phí nên đến nay vẫn chưa di chuyển được.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Quang Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, cho biết do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại điểm trường là hóa chất thế hệ cũ nên rất độc hại. Qua thời gian dài, hóa chất ngấm xuống lòng đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, nhất là đối với các cháu học sinh và các thầy cô giáo. "Sắp tới, những điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại các trường học trên sẽ được tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí để xử lý", ông Thái nói.
Ngọc Minh
Theo Thanhnien
Phát hiện chất gây ung thư trong thuốc lá lậu Ngày 2.6, Báo Sức khỏe và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) phối hợp với Hội Y học giới tính VN tổ chức hội thảo "Tác hại nghiêm trọng của thuốc lá lậu đối với sức khỏe nam giới". Phát biểu tại hội thảo - ảnh: C.T.V Theo khảo sát của Hiệp hội thuốc lá VN, mỗi năm có...