Dàn đồng ca hay nhất Thụy Điển biểu diễn tại Hà Nội
Dàn hợp xướng Gustaf Sjkvist – Dàn đồng ca hay nhất Thụy Điển sẽ biểu diễn tại Nhà thờ Cửa Bắc vào 20h ngày 26/2.
Dàn hợp xướng Gustaf Sjkvist biểu diễn trước công chúng. Nguồn: gskk.com
Dàn hợp xướng Gustaf Sjkvist là dàn hợp xướng độc lập với 33 ca sĩ, thành lập năm 1994 tại Thủ đô Stockholm. Dàn nhạc hướng tới âm nhạc đương đại và nổi tiếng với nhiều tiết mục thuộc nhiều thể loại từ các tác phẩm kinh điển của Bach, Mozart và Brahms đến các tác phẩm nhạc dân gian, jazz.
Âm thanh hợp xướng của Thụy Điển đến từ truyền thống hát acappella – hát không có nhạc cụ đệm, đòi hỏi ca sĩ phải có chất giọng hát solo đặc biệt, gạt bỏ cái tôi trong giọng hát của mình để hòa quyện với giọng của các ca sĩ khác. Dàn hợp xướng Gustaf Sjkvist nổi tiếng với âm thanh thường được miêu tả là đặc trưng của khu vực Bắc Âu, một phần nổi bật trong đời sống âm nhạc Thụy Điển.
Trong chương trình biểu diễn tại Việt Nam, công chúng thủ đô sẽ được trải nghệm các tác phẩm của các nhạc sĩ đương đại và cổ điển Thụy Điển dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng Florian Benfer./.
Theo tổ quốc
Nhạc sĩ 9x Việt Nam trên đất Mỹ
Sinh năm 1993, Duy Trần (Trần Lê Duy(*)) là nhạc sĩ trẻ đã gặt hái được những thành tựu đáng kể, sau một quá trình học tập và nghiên cứu về chuyên ngành âm nhạc, tại một xứ sở có các hoạt động nghệ thuật và thị trường giải trí hàng đầu như nước Mỹ.
Video đang HOT
Đứng trước một quyết định
Duy Trần được sinh ra trong một gia đình yêu âm nhạc. Mẹ anh là giảng viên khoa piano tại Nhạc viện TPHCM. Ba anh là một kiến trúc sư nhưng cũng từng là tay chơi piano và hòa âm phối khí chuyên nghiệp ở Sài Gòn vào thập niên 1980. Trong bối cảnh gia đình như thế, Duy đã được tiếp cận rất sớm với âm nhạc, đầu tiên là piano cổ điển, rồi dàn dựng tiết mục biểu diễn cho các "nghệ sĩ nhí" trong các buổi sinh hoạt của gia đình, của trường học...
Những tưởng là "con nhà tông" thì chuyện Duy chọn học ngành âm nhạc là đương nhiên, không có gì phải bàn. Nhưng không phải vậy! Duy kể khi anh bày tỏ mong muốn được đi du học về chuyên ngành nghệ thuật để trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp, hai cha con anh đã phải trải qua nhiều cuộc thảo luận nghiêm túc. Duy tâm sự: "Ba tôi lo lắng vì ông biết chuyện kiếm sống bằng nghề nhạc là chuyện không dễ dàng. Cơ hội thành công với âm nhạc cũng khó khăn hơn những ngành nghề khác. Thêm nữa, chỉ có tài năng và chuyên môn giỏi, không chắc sẽ quyết định sự thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Câu hỏi ông đặt ra với tôi là: con có đủ quyết tâm để sống với nghề mình đã chọn hay không?".
Duy nói anh hoàn toàn hiểu nỗi lo lắng của cha mẹ, bởi anh biết có không ít bậc làm cha làm mẹ khi phải đứng trước quyết định chọn nghề cho con, họ đã né tránh cho con cái họ cái viễn cảnh tương lai chông chênh như... "đàn ca hát xướng", ngay cả khi những đứa con đó rất mong muốn. Và anh đã trả lời: "Con muốn sống với đam mê và sẽ cố gắng hết sức với sự lựa chọn của mình". Nhưng Duy thừa nhận đó không phải câu trả lời dễ dàng chỉ với ý chí, mà vì anh có niềm tin sẽ luôn sống với niềm đam mê của mình.
"Outstanding Student" thuộc về du học sinh Việt Nam
Tôi học được rất nhiều điều từ nền giáo dục và môi trường ở Mỹ. Nơi đây không chỉ cho tôi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng sáng tác mà còn hình thành nơi tôi nhiều "kỹ năng mềm" như thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp...
Bên cạnh âm nhạc, Duy còn yêu thích điện ảnh. Năm 2011, anh sang Mỹ học ngành "sáng tác và sản xuất âm nhạc cho phim và hình ảnh" tại Musicians Institute (MI) ở Hollywood. Sau những năm dài học tập, rèn luyện, Duy tốt nghiệp bằng cử nhân loại xuất sắc giữa đông đảo sinh viên đến Mỹ từ nhiều nền công nghiệp âm nhạc phát triển trên thế giới. Đáng tự hào hơn, anh còn được trao giải thưởng "Outstanding Student 2016" (sinh viên ưu tú), và vinh dự được chọn để đại diện cho toàn thể sinh viên của khóa tốt nghiệp phát biểu rất ấn tượng trước toàn trường(**).
Không thể không nhắc đến dự án âm nhạc được xem là "nấc thang" đưa Duy Trần bước tới "bục outstanding" và tỏa sáng tại kỳ tốt nghiệp. Đó là dự án sáng tác nhạc cho phim Tyson của đạo diễn Rebecca Ocampo(***), một nữ đạo diễn trẻ được tuyển chọn từ một trại sáng tác do MI tổ chức.
Tyson là câu chuyện có thật về một cậu bé ở Kenya (châu Phi) bị mẹ bỏ rơi tại trạm y tế vì không đủ tiền chi trả viện phí. Khi tiếp cận nhân vật qua kịch bản, Duy liên tưởng ngay đến hình ảnh những đứa trẻ ở Việt Nam có hoàn cảnh tương tự Tyson. Có lẽ chính sự đồng cảm sâu sắc đó đã giúp anh hình thành ý tưởng kết hợp chất liệu của âm nhạc châu Phi với hòa âm phương Tây để làm điểm nhấn biểu đạt nhạc cảm, cùng một nỗi kỳ vọng chạm đến trái tim người xem phim. Kết quả, nhạc phim Tyson do Duy Trần sáng tác được đề cử hạng mục "Nhạc phim xuất sắc nhất" tại Southern States Indie Film Festival năm 2017 ở Mỹ. Tuy không thắng giải nhưng phim Tyson được ShortsTV (một đài truyền hình ở Mỹ) mua lại và phân phối tới châu Mỹ và châu Âu. Bộ phim cũng được chọn công chiếu tại TCL Chinese Theater trên "Đại lộ danh vọng" ở Hollywood trong khuôn khổ HollyShorts Film Festival, và cũng được công chiếu ở 12 liên hoan phim khác tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Không chỉ sáng tác...
Trong cuộc sống học tập và làm việc, ngoài những cơ hội thử sức do MI mang đến, Duy còn có cơ duyên tham gia một số dự án âm nhạc khác. Có thể kể đến các dự án cũng rất đúng với sở học của Duy, đó là thực hiện phần âm nhạc cho các sản phẩm quảng cáo của các thương hiệu lớn như Sony, Samsung, Tetra Pak, PNJ, các sản phẩm thiết kế thời trang Lâm Gia Khang, Phương My...
Nhưng Duy không chỉ sáng tác. Dự án âm nhạc đáng được chú ý của anh trên đất Mỹ là chương trình hòa nhạc của nữ nghệ sĩ Sangeeta Kaur diễn ra tại nhà hát Segerstrom nổi tiếng ở miền Nam California. Sangeeta Kaur là nghệ sĩ opera người Mỹ gốc Việt. Cô đã thắng giải Global Peace Song Awards năm 2016 và đã lưu diễn ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ và Úc. Năm 2018, cô phát hành album Mirrors và tổ chức một buổi biểu diễn ra mắt album với khán giả, bao gồm cả "khách mời mục tiêu" là những người trong hội đồng chấm giải Grammy. Trong ê kíp thực hiện buổi hòa nhạc này có những tên tuổi như Nicolas Neidhardt - đạo diễn âm nhạc người Pháp gốc Đức (nhạc sĩ cho trailer của các bộ phim bom tấn như Wonder Woman, Blade Runner 2049, Jurassic World); Hila Plitmann - nghệ sĩ opera từng thắng giải Grammy; Eru Matsumoto - nghệ sĩ cello người Nhật từng được đề cử giải Grammy. Công việc của Duy tại đây là làm việc bên cạnh đạo diễn âm nhạc Nicolas Neidhardt, với nhiệm vụ phối khí cho dàn dây và trực tiếp chỉ huy dàn nhạc biểu diễn trên sân khấu.
"Làm tốt nhất có thể"
Nhiều người vẫn còn nhớ về chương trình âm nhạc "Giấc mơ đêm mùa Đông" vào dịp Noel năm 2016 ở TPHCM. Đây là một buổi hòa nhạc quy mô lớn được chuẩn bị hàng tháng trời nhằm gây quỹ tiếp sức chương trình "Ước mơ của Thúy" đến với các bệnh nhi ung thư. Trong đêm hòa nhạc có sự góp mặt của nhiều ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp Việt Nam bên cạnh dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng hơn 100 người. Khán giả thấy nhạc sĩ trẻ Duy Trần trong vai trò chỉ huy biểu diễn một số tiết mục, nhưng ít ai biết anh cũng là người phối khí hơn nửa chương trình cho dàn nhạc và hợp xướng.
Duy Trần còn giữ vai trò tổng đạo diễn các chương trình MPU Showcase hàng năm - một "đặc sản" của trường nhạc nhẹ MPU Sài Gòn. Đó là những show diễn mà MPU muốn tạo cơ hội cho học viên thực hành những kiến thức, kỹ năng về làm show chuyên nghiệp, từ hậu đài, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, cho đến các kỹ năng biểu diễn sân khấu. Ở đó, Duy không chỉ lên ý tưởng chương trình, đạo diễn âm nhạc, chỉ huy biểu diễn, mà anh còn kiện toàn cả quy trình tổ chức biểu diễn và là hạt nhân kết nối những "nghệ sĩ trẻ".
Chia sẻ về làm nghề, Duy cho biết anh luôn tâm niệm "khi đã làm một việc gì thì phải làm tốt nhất có thể" và "luôn có trách nhiệm với những quyết định của mình".
Trái tim Việt trong "công dân quốc tế"
Với khao khát học hỏi nhiều hơn nữa những điều hay ho ở một thị trường bậc nhất thế giới về các hoạt động nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, Duy đã tiếp tục theo học thạc sĩ (cùng chuyên ngành sáng tác và sản xuất âm nhạc cho phim và hình ảnh) tại USC (University of Southern California) ở Los Angeles. Và Duy nhận ra cơ hội làm việc ở Mỹ, hay nói rộng hơn là ở nước ngoài, trong lĩnh vực này rất lớn. Anh chia sẻ: "Tôi học được rất nhiều điều từ nền giáo dục và môi trường ở Mỹ. Nơi đây không chỉ cho tôi những kiến thức chuyên môn, kỹ năng sáng tác mà còn hình thành nơi tôi nhiều "kỹ năng mềm" như thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp...".
Được học hành bài bản và với góc nhìn từ bên ngoài về thị trường âm nhạc Việt Nam, Duy cũng nhận thấy môi trường làm nghề ở trong nước rất tiềm năng đối với chuyên ngành của anh. "Tôi thấy thị trường phim ảnh trong nước thời gian gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Trong khi đó, nhạc sĩ được đào tạo chuyên ngành sáng tác nhạc cho điện ảnh thì không có bao nhiêu...".
Trả lời câu hỏi anh dự định gì cho tương lai, Duy tâm sự: "Nếu như nghệ thuật tạo được cảm xúc cho con người thì còn muốn gì hơn nữa! Tôi học nhạc cũng là mong muốn có thể góp sức làm đẹp cộng đồng qua môn nghệ thuật mà mình đam mê. Mà con người dù ở nơi đâu thì cũng cần đến những cảm xúc đẹp. Tôi được sinh ra và được nuôi dưỡng suốt 18 năm đầu đời ở Việt Nam. Gia đình và nhạc Việt vẫn chiếm một vị trí trang trọng trong trái tim tôi và tôi mong muốn được đóng góp khả năng của mình cho thị trường âm nhạc Việt Nam. Nhưng khi giới trẻ khắp nơi trên thế giới đã và đang nói đến những "công dân quốc tế" thì với tính không biên giới của âm nhạc, tôi càng tự hỏi: làm "nhạc sĩ quốc tế" - tại sao không?".
Theo TBKTSG
Hòa nhạc với dàn nhạc cụ bằng băng Buổi hòa nhạc bằng băng được tổ chức trên đỉnh dãy Alps ở Italy làm nhiều người phải thay đổi suy nghĩ rằng băng không thể phát ra âm thanh. Anh Nicola Segatta - Nhạc công: 'Bạn phải làm quen với việc chơi nhạc dưới cái lạnh âm 12 độ C. Các ngón tay bị đông cứng, dây nhạc thì lúc nào cũng...