Dân đòi sự sòng phẳng
Xe máy, ôtô sẽ đóng phí đường bộ từ 1.1.2013, đây là loại phí dùng để bảo trì, bảo dưỡng đường bộ. Sử dụng phương tiện tham gia giao thông thì phải đóng phí đường bộ.
Lý lẽ này không có gì sai, dân không phản đối những chủ trương phù hợp mà chỉ đòi sự công bằng, sòng phẳng khi thực hiện.
Sòng phẳng là gì, Nhà nước thu phí của người dân để bảo trì đường bộ, dân là đối tác đóng tiền để mua dịch vụ. Dân đóng tiền thực hiện nghĩa vụ của mình thì phía thu tiền phải thực hiện trách nhiệm cung cấp sản phẩm đạt chất lượng.
Đừng quên rằng, để xây dựng hệ thống đường bộ, Nhà nước cũng đã sử dụng nguồn ngân sách, trong đó có tiền thu từ các loại thuế từ dân.
Quy định đóng phí mới này là để bảo trì, có nghĩa là dân phải đóng thêm một khoản nữa cho đường bộ, số tiền thu được từ phí bảo trì đường bộ mỗi năm không phải nhỏ.
Vậy thì, dân đòi hỏi đối tác nhà nước phải xây cầu đường đạt chất lượng, bảo trì các công trình đảm bảo an toàn, sạch và đẹp. Nếu như đường bị “ổ voi”, “ổ trâu”, bị hố “tử thần”, bụi bặm ô nhiễm, mất an toàn, xem như Nhà nước đã không sòng phẳng với dân. Trong quan hệ này, dân hoàn toàn bị động, bởi vì phải đóng tiền nhưng không biết nhận lại được sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng hay không, công bằng hay thua thiệt và ai đảm bảo cam kết cho sự công bằng đó?
Nếu như Nhà nước làm đường chất lượng cao, bảo trì tốt, đường sá phẳng phiu, thì người dân đi lại thuận tiện, tiết kiệm nhiên liệu, ít hao mòn phương tiện và đặc biệt là hạn chế tai nạn thì tính ra, những hao phí đó trong một năm còn cao hơn số tiền phải đóng 50.000 – 150.000 đồng cho một chiếc xe máy, hay từ 130.000 – 1.040.000 đồng/tháng đối với ôtô. Vậy thì dân được lợi quá đi chứ! Nhưng điều quan trọng là Nhà nước có làm được việc đó không, hay phí cứ thu mà chất lượng đường vẫn như cũ?
Video đang HOT
Mỗi lần thực hiện quy định thu phí, thường các nhà quản lý hay đưa thông tin tương tự ở các nước để so sánh; nhưng các vị quên so sánh những yếu tố có tính quyết định, đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ với của ta. Người dân các nước văn minh đóng thuế và phí cao, nhưng họ hoàn toàn hài lòng vì họ được thụ hưởng xứng đáng từ các công trình và dịch vụ công. Họ lái xe trên một con đường thênh thang, đẹp đẽ và an toàn. Họ hít thở bầu không khí ít bụi bặm, đi trong công viên cây lá xanh tươi và ăn uống không sợ bị ngộ độc thực phẩm.
Còn một vấn đề khác nữa, dân không phản đối đóng phí nếu hợp lý, nhưng chưa có niềm tin khi bỏ tiền ra. Thông tin về những dự án, công trình thất thoát, lãng phí, tham nhũng người dân nắm rất rõ. Cho nên, bên cạnh việc thu phí, cùng với nâng cao chất lượng cầu đường, phải ngăn chặn được tình trạng lãng phí và tham nhũng. Có như vậy dân mới tin và sẵn lòng nộp phí.
Theo laodong
"Không dám tin đây là một cây cầu!"
Đã hơn 2 năm nay, cầu chính bị nước lũ cuốn trôi, thay vào đó là cầu tạm được làm bằng tre nứa. Nguy cơ mất an toàn là rất lớn, hiểm nguy rình rập từng ngày, nhất là khi mùa mưa bão đến.
Đó là thực trạng đã và đang diễn ra hàng ngày trên chiếc cầu Cốc Mẳm, xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An được bắc qua sông Dinh. Chiếc cầu là đường đi chính của hàng trăm hộ dân thuộc 2 xóm Sơn Tiến và Cốc Mẳm. Đã hơn 2 năm nay, cầu chính bị nước lũ cuốn trôi sau trận lũ lụt, thay vào đó là cầu tạm được làm bằng tre nứa.
Bên cạnh mố cầu xi măng và hơn nhịp cầu gãy đổ còn sót lại là chiếc cầu tạm làm bằng tre nứa do dân bản dựng lên. Trên những chiếc cọc chống sơ sài là những tấm nền mặt cầu đan ghép bằng tre, mét, mỗi khi có xe máy đi qua, cầu rung lên bần bật. Vẫn biết là mất an toàn, nguy hiểm... nhưng vì là đường đi lại chính nên hàng trăm hộ dân nơi đây đã quen dần và "kiên gan" với chiếc cầu tạm từ nhiều năm nay.
Một phần cầu bằng tre được nối từ bờ qua khu vực bãi đất cát lớn.
Được biết ở 2 xóm Sơn Tiến và Cốc Mẳm có gần 150 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thổ, gần 100 em nhỏ đang theo học phổ thông các cấp, người dân ở đây sống chủ yếu bằng trồng ngô, sắn mía, vì không có ruộng nước, cuộc sống thường ngày gặp rất nhiều khó khăn nên đến nay vẫn còn còn 30 hộ nghèo.
Cái ăn không đủ nên việc góp tiền làm cầu là không thể. Chỉ tính trong vòng một năm, đã 5 lần cầu tạm bị nước cuốn trôi, người dân lại chỉ biết cùng nhau góp tre, mét và cọc gỗ có sẵn trong gia đình cùng vài ngày công để tạo nên những chiếc cầu tạm mới.
Khi mùa mưa lũ về, người dân lại lo gom góp gạo và thức ăn dự trữ trong những ngày bị cô lập, trẻ em nghỉ học hoặc đến trường bằng bè. Chị Trương Thị Phước - người dân Bản Cốc Mẳm -cho biết: "Mùa mưa ở đây khó khăn lắm, nhà nào không đủ điều kiện tích trữ gạo thì phải đi vay ăn. Mong muốn thì không nhiều, chỉ mong được hỗ trợ làm cái cầu để đi lại và con em đi học cho an tâm".
Trước đây, trên dòng sông này, huyện Quỳ Hợp và nhân dân xã Thọ Thành đã 2 lần lên kế hoạch tiết kiệm các nguồn thu, cùng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động nhân dân đóng góp để xây cầu trụ bê tông kiên cố. Năm 2005 xã trích ngân sách 250 triệu, vận động nhân dân trong xã đóng góp vật liệu và ngày công, cầu bê tông thành hình, nhưng chỉ đưa vào sử dụng được hơn 6 tháng thì đã bị lũ cuốn trôi. Đầu năm 2008, huyện Quỳ Hợp tiến hành khảo sát, triển khai làm cầu mới kiên cố hơn với thiết kế dầm thép, trụ bê tông với tổng trị giá trên 600 triệu đồng. Nhưng niềm vui có cầu mới cũng chỉ tồn tại đến trận lũ quét tháng 9/2009.
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Hợp - cho biết: "Xã Thọ Hợp là xã nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp. Mong muốn của xã là lồng ghép trong chương trình nông thôn mới để làm cầu mới này".
Ông Trương Hải Nam - Phó phòng Công thương huyện Quỳ Hợp cho biết thêm: "Lũ năm 2009 vượt đỉnh cầu gây hư hỏng, từ đó đến nay thì chưa được tu sửa gây khó khăn cho nhân dân. Nguồn kinh phí bão lũ thì được cấp cho việc xây dưng công trình rất ít. Thời điểm này việc triển khai công trình mới lại khó khăn...".
Một số hình ảnh cây cầu tạm Cốc Mẳm do PV Dân trí ghi lại:
Cầu Cốc Mẳm kiên cố dầm cốt thép, trụ bê tông nhưng cũng không chịu được lũ dữ
Để có cầu đi lại, cho trẻ tới trường, người dân gom góp làm những chiếc cầu tre.
Biết là nguy hiểm nhưng không thể không qua cầu...
Người viết không dám tin người dân nơi đây có thể đi xe máy trên những cây cầu tạm mong manh này
Những gia đình cha mẹ có thời gian thường tranh thủ đưa con qua cầu chứ không dám để trẻ đi một mình. Những đứa trẻ lớn và bạo dạn hơn đi xe đạp qua cầu như... làm xiếc
Theo Dantri
Tổng LĐLĐVN tiếp đoàn đại biểu Công đoàn Đường sắt Bỉ Sáng 21.11 tại trụ sở Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐVN Trần Tiến Hoà tiếp xã giao đoàn đại biểu CĐ Đường sắt (ĐS) Bỉ do ông Lejeune Pierre - Uỷ viên Ban Thư ký - làm trưởng đoàn sang thăm và làm việc với CĐĐSVN từ ngày 20-27.11. Trao đổi tại buổi tiếp, đồng chí Trần...