Dân đổ về miền Tây khu cách ly quá tải, phát hiện nhiều F0
Dòng người đổ về các tỉnh miền Tây quá đông gây ra tình trạng quá tải tại các khu cách ly tập trung, trong đó phát hiện ca nhiễm Covid-19.
Trả lời VietNamNet vào sáng 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, những ngày qua tỉnh tiếp nhận khoảng 30.000 người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… về quê.
“1h sáng nay, tôi và Bí thư Tỉnh ủy có mặt tại chốt cửa ngõ trên Quốc lộ 1, khi đó, người dân về đứng bít một đoạn đường. Tỉnh đã đưa dân về tập trung tại khu văn hóa Hồ Nước Ngọt (TP Sóc Trăng).
Tại đây, chúng tôi phát cơm nước, bánh mì cho họ ăn uống; sau đó sàng lọc đưa về từng huyện để cách ly”, ông Lâu nói.
Hàng chục nghìn người ùn ùn đổ về miền Tây. Ảnh: Tùng Tin
Theo ông Lâu, ngay từ đầu Sóc Trăng chuẩn bị nhân lực để tiếp nhận cách ly khoảng 16.000 người. Tuy nhiên, do lượng người về cùng lúc quá lớn nên gây quá tải.
“Chúng tôi đã có chuẩn bị, lường trước người dân từ TP.HCM về, nhưng không thể hình dung ra cảnh họ về cùng lúc đông như thế này. Từ đầu, Sóc Trăng chuẩn bị nhân lực để cách ly khoảng 16.000 người.
Sau 14 ngày, số này được cho về nhà thì nhận tiếp; nhưng không ngờ về cùng một lúc”, Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng nói.
Theo ông Lâu, người dân về tự phát có khả năng nhiễm tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… và khi tập trung đông tại các chốt kiểm dịch. Chưa kể, khi về địa phương, phải tập trung để sàng lọc cũng có khả năng lây nhiễm.
Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận: “Nếu để người dân tiếp tục tự về nữa thì không tỉnh nào chịu nổi. Năng lực điều trị, tỷ lệ tiêm vắc xin của các tỉnh ĐBSCL còn thấp… nên khả năng nhiễm rất lớn. Các tỉnh miền Tây có thể sẽ chuyển đỏ.
Chúng tôi kiến nghị phải động viên người dân ở lại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương tạm thời thêm 15 ngày, để các địa phương giải quyết hết số người đang cách ly. 30.000 người này về hai đợt là chuyện bình thường. Nhưng về một lượt thế này là chuyện hoàn toàn khác”.
Video đang HOT
Tương tự, Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay tỉnh phải lấy các trường học để dùng nơi cách ly cho người dân. Đến thời điểm này, đã có khoảng 16.000 người tự phát về.
Theo ông Bình, trong khoảng 8.000 ca về trước đó, đã phát hiện 14 ca dương tính. Đối với khoảng 8.000 người về tối qua, tỉnh chưa thể lấy mẫu xét nghiệm kịp nên phải đưa về từng huyện, thành phố thực hiện.
Ông Bình nói thêm, dòng người ùn ùn đổ về như hiện nay gây quá tải không chỉ đối với An Giang mà tất cả các tỉnh, thành miền Tây.
Lực lượng Công an tỉnh An Giang phát cơm nước, bánh mì cho người dân. Ảnh: Tiến Tầm
Tại Trà Vinh , Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hẳn cũng thông tin, tỉnh đã tiếp nhận khoảng 5.000 người về quê; trong đó, đã ghi nhận 3 ca F0.
“Hiện tại Trà Vinh và các tỉnh đã quá tải do người dân ùn ùn về cùng một lúc. Tỉnh đã mở cửa tất cả các trường học để cho người dân vào cách ly 14 ngày. Sau 14 ngày, số người này được xét nghiệm âm tính thì cho về nhà theo dõi, khi đó mới có chỗ để đón người cách ly tiếp”, ông Hẳn nói.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, địa phương đã tiếp nhận khoảng 2.000 người.
“Tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố sử dụng các cơ sở giáo dục trên địa bàn để làm nơi cách ly, tránh tình trạng dịch bùng phát. Qua xét nghiệm, tỉnh đã ghi nhận các ca F0. Riêng số người về hôm qua (2/10) đang chờ kết quả xét nghiệm”, bà Thanh nói.
Bà Thanh nói thêm, tỷ lệ tiêm vắc xin của các tỉnh, thành ĐBSCL còn rất thấp. Riêng Vĩnh Long còn hơn 600.000 người trên 18 tuổi chưa được tiêm mũi 1, hơn 250.000 người đã quá hạn mũi 2.
“Nếu không có giải pháp kiểm soát, sàng lọc và quản lý cách ly chặt chẽ, nguy cơ dịch sẽ bùng phát trong cộng đồng là rất cao khi người dân tự phát di chuyển về không theo kế hoạch chung thống nhất giữa các địa phương”, bà Thanh nhấn mạnh.
Bà Thanh đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm theo Công điện của 1265 ngày 30/9 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời kiến nghị Trung ương ưu tiên sớm phân bổ vắc xin cho các tỉnh, thành ĐBSCL để đảm bảo độ bao phủ trong cộng đồng, hướng đến tiêu chí thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả.
Kiên Giang , trong những ngày qua đã tiếp nhận hàng nghìn người về quê.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường lực lượng, trong đó giao cho công an phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương tiếp nhận, phân loại người dân theo từng địa bàn, bố trí nơi nghỉ ngơi tạm thời, phát thức ăn, nước uống và lấy mẫu xét nghiệm.
Người dân sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì được đưa vào khu cách ly tại địa phương. Qua xét nghiệm nhanh, Kiên Giang cũng phát hiện các ca dương tính nCoV.
Người dân được tập hợp theo từng địa phương để chờ xét nghiệm. Ảnh: Anh Vũ
Người dân được phát thức ăn, nước uống miễn phí. Ảnh: Anh Vũ
Người dân được lấy mẫu trước khi vào khu cách ly tập trung. Ảnh: Anh Vũ
Hàng ngàn chiếc xe máy của người dân tự về quê tránh dịch trong 2 ngày qua tại cửa ngõ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Anh Vũ
Trước diễn biến tình hình người dân di chuyển từ các tỉnh miền Đông, nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về miền Tây, trong đó có Cần Thơ tăng đột biến trong những ngày qua, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ có văn bản gửi Bộ Chỉ huy quân sự TP; Sở Y tế và UBND các quận, huyện yêu cầu khẩn trương kích hoạt thêm các khu cách ly tập trung, đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận công dân về từ vùng dịch.
CDC Hà Nội nhận định tình hình của ổ dịch phức tạp nhất hiện nay
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, chùm ca bệnh ở Bệnh viện Việt Đức liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay.
Chùm ca bệnh ở Bệnh viện Việt Đức phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay. Ảnh: Tùng Giang
Tính đến hết ngày 2.10, tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã ghi nhận tổng số 23 ca mắc COVID-19 tại Hà Nội (trong đó có 11 người là của thành phố Hà Nội, còn lại của các tỉnh, thành phố khác), phân bố tại Hoàn Kiếm (15), Hà Đông (2), Sóc Sơn (2), Ba Đình (1), Quốc Oai (1), Thanh Oai (1), Thanh Trì (1).
Trao đổi với Lao Động, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội đánh giá: Chùm ca bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức rất phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên phục vụ (nhân viên y tế, điều dưỡng, hộ lý, vệ sinh...).
Lý giải về mức độ phức tạp, ông Việt phân tích, số người ra vào bệnh viện đông. "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân các tỉnh về rất đông. Bên cạnh đó, các khoa phòng bệnh thường xuyên luân chuyển. Một bệnh nhân không nằm ở một khoa, đi siêu âm ở phòng thăm dò chức năng, nội soi, chụp CT... nhiều nơi trong bệnh viện nên nguy cơ tiếp xúc lớn".
Hà Nội phong tỏa toàn bộ BV Việt Đức từ hôm 30.9. Ảnh: Tùng Giang
Ông Trương Quang Việt cho biết, hiện chưa xác định được nguồn lây liên quan đến chùm ca bệnh này. Phương án phòng chống dịch là Bệnh viện chỉ tiếp đón bệnh cấp cứu, lọc máu, chạy thận. Cùng với đó tách F1 đưa đi cách ly tập trung, giãn cách lượng người nhà bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh viện Việt Đức là bệnh viện lớn nhưng diện tích không rộng, chứa nhiều người nên khả năng giãn cách khó khăn hơn. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thường xuyên yêu cầu đề phòng việc lây nhiễm trong bệnh viện. Khi có ca mắc COVID-19 trong bệnh viện sẽ phức tạp, ông Việt thông tin thêm.
"Hôm nay (3.10), bệnh viện sẽ tổ chức lấy khoảng 4.000 mẫu xét nghiệm. Đây là chùm ca bệnh phức tạp nhất ở Hà Nội hiện nay.", Phó Giám đốc CDC Hà Nội nói thêm.
Tính từ ngày 29.4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng số 3.997 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.603 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.394 ca.
Giám đốc điều hành COVAX Aurélia Nguyễn: Việt Nam sẽ sớm nhận thêm nhiều vắc xin Giữ cương vị điều hành COVAX - cơ chế giúp đảm bảo việc tiếp cận vắc xin COVID-19 công bằng trên thế giới, những ngày này bà Aurélia Nguyễn luôn tất bật với rất nhiều trách nhiệm. Bà Aurélia Nguyen tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 20-9 - Ảnh: Chinhphu.vn Trả lời riêng Tuổi Trẻ , bà...