Dàn diễn viên của “Casper” đang làm gì sau hơn 20 năm?
Cậu bé ma Casper và bộ phim của cậu vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 21 vào ngày hôm qua 26/5/2016. Tất nhiên, Casper thì không bao giờ lớn, nhưng phim của cậu thì cứ mỗi năm, lại già đi thêm một tuổi cùng với dàn diễn viên và khán giả chúng ta.
Casper, do Brad Silberling làm đạo diễn, chính thức công chiếu vào ngày 26 tháng 5 năm 1995. Đây là tác phẩm điện ảnh được thực hiện dựa trên loạt series phim hoạt hình The Friendly Ghost của tác giả Facundo Landra. Phim có sự tham gia của các diễn viên như: Christina Ricci, Bill Pullman, Cathy Moriaty… Và giờ, hãy cùng tìm hiểu xem dàn diễn viên của bộ phim thiếu nhi huyền thoại ấy đang ở đâu nhé!
Christina Ricci (Kathleen &’Kat’ Harvey)
Christian là một trong những ngôi sao nhí nổi tiếng của Hollywood đầu những năm 1990. Sau thành công của The Addam Family (1991), Christina nhận lời tham gia bộ phim Casper ở tuổi 15. Thành công của bộ phim đã biến cô bé Ricci trở thành ngôi sao tuổi teen được hâm mộ nhất lúc bấy giờ và nó cũng mở ra trước mắt cô một sự nghiệp đầy tươi sáng.
Sau đó, Christina lần lượt tham gia các phim như: Sleepy Hollow (1999), Everything Else (2003), Monster (2003) và làm host cho chương trình Pan Am (2011-2012). Trong năm 2016, bạn có thể gặp lại Christina Ricci trong bộ phim Mother’s Day với Susan Sarandon, Sharon Stone và Paul Wesley.
Năm nay 36 tuổi, dù từng nhận được được 1 giải Quả Cầu Vàng cho Nữ chính xuất sắc trong phim The Opposite of Sex (1998) và tham gia nhiều dự án phim ảnh lớn nhỏ, nhưng Christina Ricci vẫn không thể vượt qua được cái bóng “ngôi sao nhí” quá sâu đậm trong mắt khán giả. Họ vẫn nhớ về cô là cô bé Wednesday của gia đình Addams hay Kat của Casper nhiều hơn. Dù vậy, nhất trong dàn diễn viên của Casper, Christina Ricci vẫn là cái tên nổi tiếng nhất.
Devon Sawa (hình dạng con người của Casper)
Dù chỉ xuất hiện vọn vẹn gần 5 phút trong phim, nhưng khoảnh khắc Devon Sawa xuất hiện trong hình dạng lúc còn sống của Casper đã làm tất cả khán giả phải “đứng tim” vì vẻ ngoài đẹp trai, ngọt ngào của mình. Dưới giai điệu tình cảm tha thiết của bài hát One Last Wish, Christina Ricci và Devon Sawa đã cùng nhau tạo ra một trong những giây phút lãng mạn nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng. Đây cũng là phân cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất trong cả bộ phim. Devon chỉ có vài phút trong phim nhưng cũng kịp lóe sáng rực rỡ, sau này anh còn tham gia khá nhiều bộ phim như: Idle Hands (1999), Slackers (2002).
Điều thú vị là sau giây phút gặp gỡ ngắn ngủi trong Casper, Christina Ricci và Devon Sawa còn đóng chung với nhau trong phim điện ảnh hài “Now and Then”
Devon từng giành hai đề cử Diễn viên trẻ xuất sắc tại Saturn Award, trong đó thắng 1 nhờ vai trong Final Destination (2000). Cùng với Casper, đây có lẽ cũng là bộ phim điện ảnh nổi bật nhất trong sự nghiệp của anh. Devon hiện vẫn tiếp tục sự nghiệp diễn viên của mình khi tham gia hai lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Anh cũng khá quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ nhờ xuất hiện trong những show như: Nikita, NCIS: Los Angeles.
Malachi Pearson (lồng tiếng cho Casper)
Devon Sawa chỉ là phần thể xác trước kia của Casper, còn giọng nói tinh nghịch, lém lỉnh của Casper trong phiên bản ma là do Malachi thể hiện. Anh cũng là người lồng tiếng cho Casper trong các chương trình truyền hình, video game liên quan tới Casper. Malachi từng đóng vài vai nhỏ trong Malcolm in the Middleand, The Little Mermaid trước khi rời bỏ nghiệp diễn xuất vào năm 2000.
Là người lồng tiếng và mang lại linh hồn cho Casper, nhưng chẳng ai nhớ tới anh vì tất cả đều lóa mắt vì Devon Sawa mất rồi
Video đang HOT
Bill Pullman (Dr. James Harveys)
Bill tham gia Casper trong vai vị tiến sỹ lập dị James và là cha của Kat. Dù là một trong những nhân vật chính của Casper nhưng bộ phim nổi tiếng nhất của Bill là trong bom tấn Independence Day (1996). Ông còn nhiều phim đáng chú ý như: Lost Highway (1997), The Equalizer (2014). Năm 2016, Bill tiếp tục trở lại trong phần sequel Independence Day: Resurgence rất được trông chờ của đạo diễn Roland Emmerich.
Cathy Moriaty (Carigan Crittenden)
Vị nữ thừa kế khó chịu và dễ kích động này là nhân vật phản diện chính trong Casper. Cathy nổi tiếng với bộ phim Raging Bull năm 1980, sau Casper, bà tham gia diễn xuất trong khá nhiều phim truyền hình lẫn điện ảnh như: Crazy in Alabama (1999), Analyze that: Analyze that (2002), The Bounty Hunter (2010) hay Law & Order: Special Victims Unit…
Eric Idle (Paul Plutzker &’Dibs’)
Diễn viên, cây hài, nhạc sỹ và đạo diễn người Anh tham gia Casper với vai Dibs – tay luật sư và trợ lý thân cận của Carrigan. Dibs luôn đi theo hỗ trợ chủ nhân của hắn trong việc làm khó dễ cha con nhà Kat, tuy nhiên, khác với bà chủ của mình, hắn không phải chịu kết cục bi đát mà vẫn còn sống, dù không rõ tung tích. Eric từng nổi tiếng trong loạt phim thương hiệu Monty Python từ năm 1975. Sau Casper, ông còn nổi tiếng khi tham gia lồng tiếng cho phim hoạt hình như: 102 Dalmatians, Sherk The Third (vai Merlin), Pinocchio, The Simpsons….
Amy Brenneman (mẹ của Kat)
Giống như Devon Sawa, Amy chỉ xuất hiện vọn vẹn vài phút ngắn ngủi trong phim. Hình ảnh mẹ Kat trong bộ váy đỏ, hiện lên dưới ánh trăng lung linh và trong đôi mắt đầy yêu thương của cha Kat là một trong những khoảnh khắc giàu cảm xúc và đầy huyền ảo nhất phim. Họ đã có cơ hội gặp lại nhau và nói lời chia tay, một cách trọn vẹn nhất.
Sau thành công của Casper, Amy còn tham gia một vài phim như Daylight (1996) và 88 minutes (2007). Nhưng gần đây, cô chỉ tập trung vào mảng phim truyền hình và là một trong những ngôi sao của nhiều series được đánh giá rất cao như Private Practice (2007-2013) và nhất là The Leftlovers (2014-2015) của đài HBO.
Joe Nipote (Stretch)
Vị thủ lĩnh của băng đảng Ba Bóng Ma trong Casper. Với dáng vẻ ma khá nghiêm khắc, khó tính và cộc cằn, Stretch thường khiến người khác không mấy thiện cảm với ông. Dù vậy, ông lại là người khá mềm yếu, tình cảm và thường đưa ra những quyết định quan trọng. Joe tham gia nhiều phim như: Curb Your Enthusiasm (2007), Viper (1996-1999), Superman (1996). Tuy nhiên, hiện tại ông chỉ thường tham gia lồng tiếng cho video game cũng như đóng vài tập trong các ộ phim truyền hình.
Joe Alaskey (Stinkie)
Con ma thứ hai trong nhóm với biệt danh Larry Fine. Stinkie sở hữu chứng hôi miệng khủng khiếp và ông thường dùng nó để nghịch ngợm, hù dọa và chơi đùa với con người. Ông là con ma rất hài hước, thích chơi chữ và châm biếm người khác. Joe từng đóng trong các phim Tiny Toon Adventures (1990), Forrest Gump (1994), Duck Dodgers (2003) nhưng hiện tại, công việc của ông là tham gia lồng tiếng cho các trò chơi điện tử.
Brad Garrett (Fatso)
Con ma béo ú nhất nhóm, luôn ra vẻ mình là người thông minh, thích hát hò và rất am hiểu nền văn hóa đại chúng. Bất chấp chuyện đã là ma, nhưng Fatso vẫn đam mê đồ ăn, ông sẵn sàng tống hết mọi thứ vô miệng bất chấp chuyện nó sẽ chỉ trôi tuột qua cái ảo ảnh ma quái của ông. Cũng giống như Stretch và Stinkie, Fatso cũng rất hay cộc cằn nhăn nhó với Casper, nhưng ông lại là người dễ nói chuyện với cậu nhất.
Brad từng tham gia khá nhiều bộ phim nổi tiếng như: Everybody Loves Raymond (1996), Finding Nemo (2003), Ratatouille (2007), Tangled (2010)… Gần đây, ông tham gia đóng trong series Fargo và lồng tiếng cho nhân vật Kraang trong Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows (2016).
Theo Ngọc Minh / Trí Thức Trẻ
The Nice Guys - Khi "ông Mori" và "Chai-en" hợp sức phá án
Trong bối cảnh phim Siêu anh hùng đang nắm ngôi vương, thì dòng phim hành động "hài bựa" như The Nice Guys lại là một lựa chọn mới lạ dành cho khán giả.
Được đạo diễn và chấp bút bởi Shane Black - vốn nổi tiếng với những bộ phim hành động nhưng không kém phần hài hước như Lethal Weapon, Kiss Kiss Bang Bang hay Iron Man 3 - The Nice Guys hứa hẹn sẽ là một bộ phim chất lượng cho những ai yêu thích thể loại này.
Bộ phim đáng xem trong dịp hè này
Nội dung phim lấy bối cảnh năm 1977 tại Los Angeles, California, ngôi sao phim người lớn Misty Mountains bất ngờ chết trong một tai nạn xe ô tô. Tuy nhiên, bà bác già của Misty Mountains vẫn khẳng định rằng đã nhìn thấy cô còn sống và thuê tay thám tử tư Holland March (Ryan Gosling) để tìm cháu mình. Cuộc điều tra của March dẫn tới cô gái Amelia bí ẩn. Trong khi đó, Amelia lại mướn tay "đánh người thuê" Jack Healy (Russell Crowe) để dằn mặt March và không đi tìm mình nữa. Tuy nhiên, những tình huống bất ngờ sau đó khiến Healy và March phải hợp tác với nhau để tìm kiếm Amelia. Cùng với các tình huống dở khóc dở cười, cặp đôi "bất đắc dĩ" này khám phá ra được những âm mưu to lớn hơn ở phía sau.
Nam tài tử điển trai Ryan Gosling vào vai tay thám tử tư "thích làm tiền" Holland March và trở thành trung tâm hài hước của bộ phim khi tính cách của chàng ta được khai thác một cách mới mẻ và sáng tạo. Sau cái chết của người vợ thì anh đâm ra rượu chè bê tha và cực kì hậu đậu. March vốn là một cựu cảnh sát nên khả năng điều tra khá tốt. Nhưng khả năng "vòi tiền" và mê gái của anh còn đáng kinh ngạc hơn. Ngoài ra thì March hay trong tình trạng "phê thuốc" dẫn đến suy nghĩ khá ngờ nghệch. Chính những hành động hậu đậu và "ngố tàu" của anh chàng gây ra những tình huống "không thể đỡ nổi" khiến anh và "đồng sự" Jack Healy gặp khá nhiều rắc rối.
Tuy nhiên, bản thân March cũng là một người cha "ngoan" khi hết mực thương yêu đứa con gái nhỏ Holly March của mình. Tóm lại, chàng ta y hệt ông Mori, chỉ còn thiếu cô con gái giỏi võ và một thằng nhóc cấp một luôn trực chờ bắn thuốc mê vào gáy mình nữa là đủ bộ.
Chán làm cha của Superman, Russell Crowe hóa thân thành tay "dân anh chị" Jack Healy. Tuy có thể thẳng tay đánh người vì tiền, thậm chí là giết người nhưng một khía cạnh nào đó, Healy lại rất "ngoan" khi nhận tiền là sẽ làm việc tới nơi tới chốn.
Anh vốn có gia đình nhưng bị vợ phản bội khiến bản thân rất ám ảnh chuyện hôn nhân và mặc cảm vì công việc của mình là không chính thống. Thế thì anh y hệt Chai-en phiên bản trưởng thành rồi còn gì, không biết tuổi thơ của nhân vật có hay đi bắt nạt thằng nhóc cận thị nào không?
Với kinh nghiệm đóng các phim nặng về tâm lý khiến cho Russell Crowe có thể diễn tả rất thành công một nhân vật có chiều sâu tâm lý như Jack Healy. Tuy nhiên, "gừng càng già càng cay", tuy chưa từng đóng phim hài nhưng Crowe tung hứng rất tốt với Ryan Gosling để tạo nên cặp thám tử "làm thì ít mà phá thì nhiều".
Bộ đôi thám tử "trời ơi đất hỡi"
Điểm nhấn của bộ phim là cô bé Holly March, con gái của Holland March, do Angourie Rice thủ vai. Dù chỉ mới 15 tuổi, nhưng diễn xuất của Rice rất lém lỉnh và tự nhiên. Trong nhiều trường hợp, Holly còn nhanh nhạy hơn cha của mình và khiến khán giả cười vang khi hai ông già hậu đậu lại thua trí một bé gái tuổi teen. Cô bé cũng chính là "cầu nối" quan trọng đưa cả Holland March lẫn Jack Healy đi trở về con đường "chính đạo", bỏ lại quá khứ bê tha của mình.
Diễn xuất quá tốt tới từ diễn viên nhí Angourie Rice
Những câu thoại theo phong cách trào phúng không khiến khán giả phải ngay lập tức cười nghiêng ngả, mà phải ngẫm nghĩ một lúc thì mới thấy được cái hay. Đặc biệt, nếu là người có chút kiến thức về Hoa Kỳ, biết về Nixon, phong trào biểu tình thập niên 1970 thì phần lời thoại đậm chất giễu nhại sẽ còn hay hơn nữa.
Ngoài ra, sự tung hứng của 2 diễn viên cũng là một phần làm nên sự hài hước của phim. Trong khi Jack Healy là một người nghiêm túc và rắn rỏi thì Holland March lại là một tay hậu đậu với những hành động cực kì "khó đỡ" dẫn tới những màn cãi nhau đầy thú vị cho người xem.
Holland March luôn có những pha "khó đỡ"
Phần hành động của phim tuy không nhiều nhưng cũng được chăm chút khá tốt. Dù lớn tuổi nhưng nhân vật Jack Healy của Russell Crowe có nhiều pha cận chiến và đấu súng khá thú vị trong khi Ryan Gosling đóng vai trò "phá game" là chính. The Nice Guys cũng lột tả được "tính thật" của mình khi vấn đề tình dục và cần sa được khai thác khá "trần trụi" hay cái chết có thể đến với các nhân vật một cách bất ngờ. Ngoài ra, bối cảnh những năm 1970 cùng những bài hát vui nhộn và cách ăn mặc, nói chuyện "xưa như quả đất" cũng mang lại sự mới mẻ và hoài cổ cho khán giả.
The Nice Guys có khởi đầu khá nhanh với hàng loạt những tình tiết không có lời giải gây ra sự khó hiểu cho người xem. Những bí ẩn đó được giải đáp một cách từ từ thông qua từng manh mối mà Holland March và Jack Healy tìm được khiến khán giả khó mà rời mắt khỏi màn hình. Đoạn giữa của phim có phần chậm lại để đi sâu vào quá trình điều tra và tâm lý của các nhân vật. Tuy nhiên, việc đó không hề gây ra sự nhàm chán vì đây là lúc những tình tiết hài hước bắt đầu xuất hiện.
Dẫu vậy, có lẽ do quá tập trung vào dàn nhân vật chính khiến cho tuyến phản diện khá mờ nhạt và không nhiều đất diễn. Dù có 2 cái tên khá nặng kí là Kim Bassinger và Matt Bomer nhưng hầu như không để lại ấn tượng nào cho người xem. Ngoài ra thì ở một số phân đoạn phim còn khá lê thê và lan man, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.
Tuyến phản diện do "kép đẹp" Matt Bomer diễn lại khá nhạt nhòa
Nhìn chung, The Nice Guys chưa phải là một tác phẩm thật sự xuất sắc nhưng vẫn có tính giải trí rất cao, là một bộ phim xứng đáng để bỏ tiền ra rạp. Phim cũng đánh dấu sự hợp tác ăn ý bất ngờ giữa hai thế hệ diễn viên già - trẻ, từ đó cả Russell Crowe và Ryan Gosling cùng có cơ hội thủ diễn những vai đi ngược lại với những chuẩn mực diễn xuất trước nay của mình.
Theo Minh Phúc - Khắc Tâm / Trí Thức Trẻ
The Lobster - Khi F.A cũng là một cái tội "The Lobster" là một bộ phim đầy chất kịch nghệ qua góc nhìn lạ lẫm của đạo diễn Yorgos Lanthimos về thân phận những con người trong xã hội hà khắc. The Lobster là bộ phim hài - chính kịch đã giành được giải Cành cọ vàng danh giá tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 68 vừa rồi. Tác phẩm đưa ra...