Dân di cư tự do và cuộc sống ở “miền đất hứa nhiều không”
Rời quê tìm đến “ miền đất hứa” theo lời rủ rê của những người đi trước, hàng trăm hộ dân di cư tự do tại Đắk Nông đang sống trong cảnh thiếu thốn đủ bề.
Sống nhờ ở đậu
Chỉ mới tháng 3, những cơn mưa đã làm con đường đất dẫn vào cánh rừng thuộc tiểu khu 1691 ( xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa) lầy lội, trơn trượt.
Theo chân một cán bộ ban lâm nghiệp xã Quảng Thành, chúng tôi vào sâu bên trong cánh rừng nằm giáp ranh với hai xã Đắk Ha (huyện Đắk G’Long) và Trường Xuân (xã Đắk Song) – nơi đang có gần 2.000 nhân khẩu cư trú. Toàn bộ số nhân khẩu này đều là dân di cư tự do (DCTD) từ phía Bắc hoặc các tỉnh miền Tây lên đây, đa phần trong số đó là đồng bào Mông, Dao và Khmer.
Những mái nhà “bất hợp pháp” mọc lên trên đất lâm nghiệp tại xã Quảng Thành
Ông Phạm Minh Hồng, Phó trưởng Công an xã Quảng Thành cho hay: “Năm vừa rồi, xã Quảng Thành được giao quản lý và bảo vệ thêm 40 ha rừng nên ngày nào anh em cũng phải ở đây. Rất nhiều hộ dân thuộc diện di cư tự do đang có ý định phá rừng, lấn chiếm đất để dựng nhà và sản xuất”.
Nằm xen lẫn giữa những quả đồi, những đám rẫy trồng cây công nghiệp là bản người Mông thôn Nghĩa Lợi. Ông Sùng A Tú (54 tuổi, trưởng bản) cho biết, toàn bộ bản có khoảng 200 hộ và hầu hết là dân DCTD.
Rừng mất và đất trồng cây công nghiệp cứ mở rộng về phía những cánh rừng
Là người đến đây sinh sống sớm nhất, ông Tú kể: “Ngày trước, một vài người đến đây khai phá vùng sình lầy để trồng lúa, thế rồi đông dần, đất cứ mở rộng ra về phía cánh rừng, thay vào đó là những căn nhà, đám rẫy. Nhưng tất cả đều là dân cư trú bất hợp pháp trên đất lâm nghiệp”.
Khoảng hai chục năm trước, cũng chỉ có một vài hộ dân vào sinh sống dọc con suối phèn ( xã Quảng Hòa, huyện Đắk G’Long). Chỉ mấy năm sau, số hộ tại khu vực này đã lên đến gần 100 hộ. Tất cả là đồng bào Mông, “đổ bộ” khu vực rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý và cư trú bất hợp pháp từ đó đến nay.
Theo một số người dân đang sinh sống ở mảnh đất này, ngày ở quê cả làng gặp phải lũ quét, cuốn trôi tất cả nhà cửa, ruộng vườn. Trong cảnh màn trời chiếu đất, lại nghe nói ở Tây Nguyên đất rộng, người thưa nên họ kéo nhau vào đây để kiếm kế sinh nhai.
Ông Nguyễn Bá Thủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho biết, những năm trước, tình hình dân di cư tự do di chuyển vào xã Quảng Hòa diễn biến hết sức phức tạp. Họ kéo nườm nượp vào những khu vực rừng nguyên sinh. Mặc dù đã thuyết phục, ngăn chặn, nhưng họ vẫn lén lút vào nên số lượng dân di cư tự do đến địa bàn xã là rất nhiều.
Ông Sùng A Tú (áo trắng) chia sẻ với PV về cuộc sống của người DCTD
Video đang HOT
“Riêng cụm Suối Phèn, đầu năm 2000, tại vùng lõm khu vực rừng phòng hộ này chỉ có trên 5 – 7 hộ dân vào phá rừng làm rẫy. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn đã thấy hàng trăm hộ dân khác kéo đến dựng lán trại, sống “nhờ” trên đất rừng. Thực tế đã 18 năm qua, điểm dân cư này chưa có tên trên bản đồ hành chính của xã”, Chủ tịch xã Quảng Hòa thông tin thêm.
Việc người dân DCTD, kéo đến ồ ạt và cư trú bất hợp pháp trong rừng, trên đất lâm nghiệp khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. “Tuy là sống “nhờ”, nhưng xã phải thường xuyên chỉ đạo công an vào địa bàn để nắm số dân di cư tự do để có biện pháp quản lý”, ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho hay.
Miền đất hứa… “nhiều không”
Dân DCTD đến Đắk Nông đa dạng về thành phần dân tộc nhưng chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc, trong đó nhiều nhất là người Mông. Các hộ DCTD thường sống theo các nhóm hộ, cùng dân tộc đến định cư tại các vùng riêng lẻ trong rừng, trong các thung lũng, dọc các khe suối… và ít giao lưu với bên ngoài.
“Thói quen của họ là thấy chỗ nào đất đai màu mỡ, trồng trọt thuận lợi là họ rủ nhau đến lập bản, lập làng. Mặc dù những cụm dân cư này vẫn chưa có điện, không sóng, người lớn không có chứng minh thư, trẻ em không có giấy khai sinh … thế nhưng đối với họ, điều đó không quan trọng, bởi họ có thể sống bằng rừng”, cán bộ lâm nghiệp xã Quảng Thành kể thêm trong lúc tìm đường vào nhà Sùng Thị Dậu, một thiếu phụ 20 tuổi, mới chuyển từ Đắk Lắk sang.
Cuộc sống không điện, không đường, không phúc lợi xã hội, không đất sản xuất…
Dậu ngồi một góc cho đứa con ăn xong rồi quay sang bảo: “Mình mới sinh con bé thứ 2 này được ba tháng. Sinh mổ. Thế nhưng không có hộ khẩu, không có chứng minh, không bảo hiểm nên nằm viện hết gần 20 triệu đồng, chồng phải ra xã làm thuê kiếm tiền trả nợ rồi”.
Chia sẻ thêm về cuộc sống tại khu vực Suối Phèn, ông Giàng A Páo (62 tuổi) cho biết: “Nếu so với ngoài quê thì đất đai, khí hậu ở đây tốt hơn. Chúng tôi rủ nhau vào đây khai phá đất rừng làm nương rẫy. Bây giờ, tất đều có đất canh tác, trồng cà phê, trồng mì, trồng lúa…”.
Người dân di cư tự do phần lớn là lén lút và khó kiểm soát
Tại xã Đắk Ngo, một điểm nóng khác của DCTD ở Đắk Nông, anh Tráng A Dơ (trưởng bản Đoàn Kết) cho biết, hiện bản có khoảng 100 chục hộ theo diện di cư tự do, phải sống nhờ, ở tạm trong các lán trại của người dân.
Gia đình Thào A Phía (67 tuổi, trú bản Đoàn Kết), một trong những hộ DCTD sinh sống tại đây cho biết: “Thấy anh em vào đây làm ăn được, gia đình tôi cũng dẫn nhau vào đây. Thế nhưng, cũng giống như gia đình tôi, nhiều gia đình khác không mua được đất, không phá được rừng nên 15 người phải sống trong căn nhà rộng chưa đầy 30m2 này”.
Cuộc sống thiếu thốn đủ bề nên họ lại rời đi nơi khác, tiếp tục cuộc sống nay đây mai đó
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu được sự thiếu thốn ở những nơi nằm sâu trong rừng này. Ông Phía cho biêt thêm, trươc đây, ba con chu yêu đi lam thuê khuân vac, keo gô cho ngươi khac, rôi phat rưng lam rây va đi săn băt đông vât. Cuộc sống bà con hết sức khó khăn, ở được một vài năm, có người lại chuyển đi nơi khác sống và … lại phá rừng làm nhà.
Điều này cũng được chủ tịch UBND xã Đắk Ngo Nguyễn Huy Công xác nhận. Ông Công cho biết thêm: “Hàng năm, dân DTCD thường xuyên đến đây sinh sống, làm thuê. Nhưng vì không có đất sản xuất, lại không được bố trí đất ở, con cái đứa thì đi học nhờ, đứa thì bỏ học nên họ lại rời đi nơi khác, tiếp tục cuộc sống nay đây mai đó”.
Dương Phong
Theo Dantri
Cuộc sống bi hài của những người cả đời mơ được làm... công dân
Gần 20 năm trước, hàng chục hộ người đồng bào Mông tập trung đến sinh sống dọc theo suối Phèn (xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông). Không chứng minh nhân dân, không sổ hộ khẩu, thậm chí không có cả giấy khai sinh ... nên bao năm nay, họ chỉ mang một ước mơ duy nhất là trở thành công dân đúng nghĩa.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi mới có cơ hội vào được khu vực Suối Phèn- ngôi làng do người dân di cư tự do tự thành lập. Đây trước là rừng phòng hộ thuộc xã Quảng Hòa, có địa hình hiểm trở, đồi núi cheo leo được nhiều hộ gia đình người Mông chọn để dựng nhà, làm nương rẫy rồi quần tụ thành bản làng sống giữa chốn "thâm sơn cùng cốc".
Ngôi làng của dân di cư
Con đường đất dài hơn 25 km từ UBND xã Quảng Hòa dẫn vào điểm dân cư Suối Phèn khó khăn, nguy hiểm. Mùa mưa kết thúc, hai bên đường nhiều chỗ đã sạt lở cùng với đèo dốc và vực sâu hun hút khiến chúng tôi nhiều lần phải xuống xe đi bộ.
Đứng từ ngọn núi cao nhất trong vùng có thể thấy những ngôi nhà nằm san sát nhau chạy dọc theo hai bên dòng Suối Phèn nhưng phải mất gần 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi mới đến được nơi.
Con đường đất dẫn vào khu vực Suối Phèn hai bên là vực thẳm
Trong căn nhà gỗ truyền thống của người Mông, ông Giàng A Páo (SN 1957) kể lại rằng, ông là một trong những người đầu tiên rời Lào Cai vào đây lập nghiệp. Ngày ấy, quê ông gặp lũ quét, cuốn trôi tất cả nhà cửa, hoa màu khiến gia đình lâm cảnh màn trời chiếu đất, trắng tay.
"Nghe người ta nói ở Tây Nguyên đất rộng, người thưa, đất đai lại màu mỡ nên vào tôi đưa cả gia đình đây làm ăn, sinh sống. Nhưng không ngờ, bây giờ lại "bị kẹt" ở trong này vì không thể làm được bất cứ giấy tờ tùy thân nào", ông này than thở.
Sống ở Suối Phèn gần 20 năm nay, đây đã trở thành nơi ở 3 thế hệ của những người di dân tự do như ông Páo. Trong số những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên tại khu vực Suối Phèn, có những đứa cả chục năm nay chưa bước ra được khỏi cánh cửa rừng.
Ông Nguyễn Bá Thủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, người dẫn đường cho chúng tôi vào khu vực này cho biết, 18 năm về trước, tình hình dân di cư tự do vào xã Quảng Hòa diễn biến hết sức phức tạp, số lượng người mỗi năm một đông. Có lúc bà con thuê cả xe khách 54 chỗ vận chuyển người từ phía Bắc vào đây nên số lượng dân di cư tự do đến địa bàn xã Quảng Hòa là rất lớn.
Những ngôi nhà nằm dọc theo dòng suối, tạo thành một khu dân cư
Riêng điểm Suối Phèn, đầu năm 2000, tại vùng lõm khu vực rừng phòng hộ này chỉ có trên 5 - 7 hộ dân từ tỉnh Lào Cai vào phá rừng làm rẫy. Thế nhưng, chỉ trong một thời gian ngắn đã thấy hàng trăm hộ dân khác kéo đến dựng lán trại.
"Cái tên "Suối Phèn" không phải là một tên gọi hành chính mà là do người dân trong khu vực tự đặt do dòng suối lớn chảy qua đây nhiễm phèn nặng. Trên thực tế, gần 20 năm nay, điểm dân cư này chưa có tên trên bản đồ hành chính của xã", ông Thủy cho hay.
Cuộc sống "đa không"
Hiện nay tất cả người dân ở Suối Phèn không ai làm được sổ hộ khẩu và làm chứng minh nhân dân. Câu chuyện không có giấy tờ tùy thân đã nảy sinh không ít chuyện bi hài cho bà con nơi đây.
Mặc dù không làm được thủ tục mua bán, nhưng do nhu cầu bức thiết nên nhà nào cũng phải sắm một chiếc xe gắn máy. Anh Cư A Chữ (SN 1982) cho biết, để có chiếc xe hiện tại, anh này phải nhờ người khác đứng tên hộ rồi thực hiện mua bán lại bằng giấy viết tay.
Gần 20 năm nay, người dân khu vực này chỉ quanh quẩn ở nhà chứ không dám đi đâu
Ông Thào A Dình (SN 1971), người phụ trách cụm dân này cho biết thêm, khu Suối Phèn cách trung tâm xã trên 25 km, nếu đi bộ phải mất một ngày đường cả đi lẫn về. Vì vậy, nhà nào cũng phải cố gắng mua cho được chiếc xe máy để đưa con đi học, đi chợ, đưa người bệnh đi khám. Thế nhưng, bà con chỉ sử dụng xe máy trong trường hợp cần thiết mà thôi, còn bình thường thì để ở nhà do không có giấy tờ xe.
Theo thống kê, khu dân cư này hiện có trên 100 chiếc xe gắn máy, nhưng hầu như đều không có giấy tờ hợp lệ. Theo ông Dình, khi gia đình có chuyện cấp bách, mọi người dậy từ 3 - 4 giờ sáng để chạy xe ra xã Quảng Sơn, thị xã Gia Nghĩa hay sang xã Đạ R'San, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) lo công việc xong là chạy xe về sớm vì đi muộn hơn sợ gặp cảnh sát giao thông.
Không chứng minh, không hộ khẩu, thậm chí nhiều đứa trẻ còn không được khai sinh
Chia sẻ thêm về những khó khăn của người dân trong khu vực, anh Cư A Chữ buồn bã: "Ở đây không có điện, không có sóng điện thoại nên ai cũng muốn ra ngoài xã chơi. Tuy nhiên, chỉ khi có việc cần lắm chúng tôi mới đi ra khỏi bản, còn hầu như không dám đi. Bây giờ chúng tôi chẳng khác gì người rừng. Bản thân chúng tôi cũng muốn "thoát ly" khỏi ngôi làng này, muốn đi đây đi đó nhưng cũng không đi được vì không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào".
Ông Nguyễn Bá Thủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa cho rằng, việc cấp sổ hộ khẩu cho bà con ở Suối Phèn, với 74 hộ, hơn 400 nhân khẩu, theo quy định của pháp luật thì xã không đủ điều kiện để cấp cho người dân. Mặc dù bà con vào đây từ trước những năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được các thủ tục này.
Chưa được làm sổ hộ khẩu, đương nhiên bà con sẽ không có chứng minh nhân dân. Do đó, đối với bà con thì mọi quyền công dân hầu như không có. Đây là những vấn đề bức xúc và những tồn tại hạn chế nhất trong quá trình quản lý nhà nước ở lĩnh vực này.
Dương Phong
Theo Dantri
Con chết ngạt trong bụng vì mẹ không thể vượt bùn lầy đi sinh 6h sáng, tiếng chuông điện thoại liên tục réo. Phía bên kia đầu dây, tiếng trưởng bản Tráng A Dơ hớt hải và đau đớn: "Sáng nay một sản phụ không tìm được đường ra trạm y tế xã nên đứa con đã chết ngạt trong bụng. Đau xót lắm chú ơi! Từ năm ngoái đến nay gần chục đứa trẻ trong bản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi gục mặt xuống đường ở TPHCM

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Gần 30 tấn vàng ở Tây Bắc chỉ là một phần kho vàng ngầm tại Việt Nam

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

"Mẹ chồng" ghê nhất phim Việt: Có hàm đại tá, là nguyên Giám đốc Nhà hát kịch nói
Hậu trường phim
23:41:13 04/04/2025
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
23:32:15 04/04/2025
Top 10 phim 18+ châu Á kinh điển nhất: Số 4 từng bị cấm chiếu, số 9 gây sốc toàn cầu
Phim châu á
23:25:51 04/04/2025
Mỹ nam có khuôn mặt được thượng đế vuốt ve
Sao châu á
23:23:13 04/04/2025
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
22:56:08 04/04/2025
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
22:53:19 04/04/2025
Ông Trump nói Trung Quốc 'hoảng loạn' khi bị Mỹ áp thuế
Thế giới
22:44:34 04/04/2025
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
22:42:26 04/04/2025
Những thước phim đầu tiên trong bom tấn 'Avatar: Fire and Ash' của James Cameron
Phim âu mỹ
22:35:34 04/04/2025
Quá khứ bị đào bới, dân mạng yêu cầu BLACKPINK xin lỗi
Nhạc quốc tế
22:13:18 04/04/2025