Dân đảo Nha Trang quay cuồng trong cơn khô khát
Đó là thực tế đang diễn ra từ nhiều năm qua tại đảo Trí Nguyên ( phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa) mỗi khi vào mùa nắng nóng. Do không có nước máy, người dân phải thức dậy từ 1-2 giờ sáng rồi “xúm” nhau vào cái giếng sâu hơn 30m để “chắt” nước.
9h sáng, sau chuyến đò ngang, PV Dân trí đã có mặt tại đảo Trí Nguyên và chứng kiến người dân trên đảo đang đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Cả đảo có 4 cái giếng đào, nhưng có đến 3 giếng nguồn nước nhiễm mặn, cạn trơ đáy… nên coi như bỏ không. Đảo Trí Nguyên hiện còn mỗi cái giếng nằm trên địa bàn tổ dân phố 2 là có nước, nhưng mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến “chắt” nước khiến giếng này luôn trong tình trạng “chạm” đáy.
Cảnh hàng chục người dân đủ các thành phần từ các cụ cao niên, trẻ em, đàn ông, đàn bà, thanh thiếu niên… “quây” quanh cái giếng sâu hơn 30m nằm giữa khu dân cư để múc, bơm, chắt từng gàu nước là hình ảnh không còn xa lạ với người dân trên đảo. Bà con sinh sống trên đảo Trí Nguyên cho hay, do thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhiều hộ gia đình phải thức dậy 1-2 giờ sáng để đi múc nước.
Đảo Trí Nguyên, Nha Trang
Bà Dương Thị Thanh Thế (63 tuổi), một người dân sống lâu năm trên đảo cho biết: “Mỗi ngày nhà tui dùng 4 thùng (mỗi thùng 10 lít) để tắm, giặt nhưng nước giếng luôn bị cạn nên rất khó để có thể kiếm được. Do vậy, vào thời điểm này, tui xài nước hà tiện lắm!”. Theo bà Thế, đây là thời điểm thiếu nước sạch trầm trọng nhất trong năm vì đang mùa nắng. Cơn “khô khát” tạm lắng xuống vào tháng 9, tháng 10 khi có nước mưa.
Chị Nguyễn Thị Sa mang ra giếng hàng loạt dụng cụ chứa nước như: can nhựa, thùng, chậu… nhưng đứng đợi từ sáng đến trưa mới chỉ “chắt” được một thùng nước, loại 15 lít. “Mỗi ngày gia đình dùng khoảng 10 thùng, nhưng nước không có phải đợi để chắt từng mo như vậy đó”, chị Sa ngao ngán nói.
Đảo Trí Nguyên hiện còn 1 cái giếng có nước, nhưng mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến “chắt” khiến giếng luôn trong tình trạng “chạm” đáy
Theo phản ảnh của người dân, nước múc ở giếng trên đảo chỉ phục vụ cho việc tắm giặt, sinh hoạt vì nguồn nước bị nhiễm mặn, còn nước để ăn, uống phải đi mua. Mỗi khối nước chở từ đất liền ra đảo có giá 70.000-80.000 đồng/khối, đối các hộ sinh sống ở trên đỉnh đồi, dốc cao thì giá nước có thể dao động từ 100.000-200.000 đồng/khối.
Ông Nguyễn Minh Ngọc (tổ trưởng tổ dân phố 1, đảo Trí Nguyên), cho biết đảo Trí Nguyên cách đất liền chưa đầy 1km, phương án lâu dài để giải quyết tình trạng thiếu nước là kéo đường ống đưa nước sạch ra đảo.
Video đang HOT
“Việc thiếu nước sinh sạch trên đảo đã tái diễn từ nhiều năm qua và chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên nhưng đến nay chưa được giải quyết. Ở tổ dân phố chúng tôi, cứ 3 tháng họp một lần và đến buổi họp thì người dân lại đem chuyện thiếu nước ra kêu ca, phản ánh. Qua đây, mong muốn các cấp lãnh đạo xem xét, giải quyết để bà con có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt”, ông Ngọc nói.
Được biết, đảo Trí Nguyên có 3 tổ dân phố với hơn 650 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu. Người dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề đi biển, nuôi trồng thủy hải sản… nên cuộc sống còn rất nhiều khó khăn.
Bà Dương Thị Thanh Thế (63 tuổi), một người dân sống lâu năm trên đảo ngao ngán phản ánh cảnh thiếu nước.
“Chắt” nước đến từng giọt cuối cùng…
Giếng luôn trong tình trạng cạn đáy.
Do thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhiều hộ gia đình phải thức dậy 1-2 giờ sáng để đi múc nước.
Theo Dantri
Những thói quen uống nước cần nhớ
Bạn biết uống nước không? Nước bạn uống vào có an toàn không? Thể chất của bạn nên uống loại nước gì?... Khi bạn trả lời được nghĩa là nước trở thành người bạn tốt của cơ thể.
3 bước đun nước sôi
Do trong nước máy có clo nên khi nấu nước, chúng ta nên áp dụng 3 bước: đầu tiên rót nước vào bình một lúc rồi mới nấu, khi nước sắp sôi mở nắp bình nước ra, cuối cùng cho nước sôi 3 phút sau mới rút phích cắm.
Như vậy sẽ giúp hàm lượng clo trong nước giảm thấp tới tiêu chuẩn nước uống an toàn, đó mới chính là nước lọc.
Chọn bình đựng nước
Nếu đựng nước trong bình không đảm bảo, lại để bình trong cốp xe, nguy cơ thôi nhiễm các chất độc từ bình ra nước là rất lớn.
Cách tốt nhất là mua một cái bình chất lượng tốt tự mình mang nước đi, vừa an toàn vừa tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Vệ sinh vòi nước nóng lạnh
Bạn thay bình nước thường xuyên nhưng lại ít khi vệ sinh vòi rót nước. Trong khi đó, vòi nước từ cây nóng lạnh là "ổ ô nhiễm". Vì mỗi khi lấy nước, bạn đều thấy trong bình nổi lên 1 loạt bọt khí, điều này đồng nghĩa không khí vào trong, bụi bặm và vi sinh vật cũng được đem theo vào.
Nếu 3 tháng không rửa vòi nước sẽ làm gia tăng các vi khuẩn có hại như trực khuản đại tràng, khuẩn cầu.... vào cơ thể
Vì vậy, tốt nhất vệ sinh cho vòi nước 1 lần/tháng, vào mùa hè thì 2 lần/tháng và ở những nơi sử dụng nhiều, việc vệ sinh cần phải thường xuyên.
Uống đủ 6 cốc nước mỗi ngày
Dân văn phòng thường xuyên quên uống nước khi công việc bận rộn. Thời gian dài như vậy, bàng quang và thận sẽ chịu ảnh hưởng.
Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày ít nhất uống 1.200ml nước, khoảng 6 cốc, nếu cơ thể hoạt động nhiều, ra nhiều mồ hôi thì nên tăng lượng nước, kịp thời bổ sung nước.
Nhiều người sẽ hỏi sao lúc nói 2.000ml nước tốt giờ lại chỉ có 1.200ml? Trên thực tế, 2.000ml nước là chỉ tổng lượng nước cần thiết cho 1 ngày, trong rau quả cũng có nước, kể cả cơm, rau cũng có, nước mà cơ thể cần có thể đến từ thức ăn.
6 cốc nước là lượng thấp nhất, một số người cần uống nhiều hơn, ví dụ người nóng tính uống nhiều nước giúp hạ hỏa, người béo phì uống nước giúp giữ trọng lượng cơ thể, sau khi vận động, tắm rửa cũng cần kịp thời bổ sung nước.
Dùng nước ngọt thay nước
Nước lọc không có vị gì, uống nước ngọt ngon hơn. Rất nhiều người hàng ngày uống cocacola, nước hoa quả, nước ngọt thay nước lọc, điều này có nghĩa là tiêu tiền mua bệnh cho cơ thể.
Uống nước ngọt không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ. Nếu nhất định uống nước ngọt cũng nên dựa vào cơ địa của mình, cải thiện để uống lượng thích hợp. Ví dụ người bị táo bón có thể uống chút mật ong hoặc nước hoa quả để giúp đường ruột nhu động, người dạ dày lạnh nên ít uống trà xanh, trà đá, nước ngọt tính hàn, nên uống nhiều trà hồng, nước gừng để ấm dạ dày.
Tùng Đan
Theo people
Giật mình với nước máy không đạt chuẩn Kết quả kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy, nước sạch cấp cho người dân Thủ đô có nhiều chỉ tiêu không đạt chuẩn Bộ Y tế quy định. Chuyên gia hóa học cho rằng, có những chất có thể được hình thành dù lượng nhỏ cũng độc hại. Nước chưa đạt nước đạt chuẩn = bình...