Dân đảo Lý Sơn tự trồng rau sạch, miễn chờ đất liền mang ra
Thay vì chờ rau củ quả chở ra từ đất liền như thường lệ, gần đây dân đảo Lý Sơn đã tự trồng được những vườn rau xanh mướt nhiều chủng loại trong điều kiện đất pha cát khó canh tác mà hầu như không cần sử dụng bất kỳ loại phân bón gì trừ việc tưới nước.
Thời gian gần đây không chỉ du khách các nơi khác, mà ngay cả người dân đất liền của Quảng Ngãi khi ra thăm đảo Lý Sơn đều không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy bên hông, trước nhà ở những khu dân cư đông đúc là những vườn rau thơm, muống, cải… xanh mướt được trồng để bán.
Nói việc này là chuyện lạ cũng không có gì là quá, bởi lẽ từ bao năm qua, cùng với lương thực và nhu yếu phẩm thì nguồn rau xanh, củ, quả… cung cấp cho người dân trên đảo gần như 100% được chở ra từ đất liền.
Những vạt rau quế, rau muống… trồng để bán xanh mướt không kém gì ở đất liền
“Do đặc điểm là đất pha cát, gió biển nên rau trồng khó sống. Bên cạnh đó lợi nhuận từ cây hành, tỏi mang lại nhiều hơn bất kỳ loại cây nào khác. Cho nên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng trên đảo đều dành cho hai loại cây này”, ông Võ Văn Bình (60 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) bộc bạch
Video đang HOT
Khu vườn trồng khá nhiều loại rau quế, cải… của người dân ở thôn Tây, xã An Hải
Chính vì vậy nhiều thời điểm gió bão, biển động kéo dài 3-7 ngày, tàu thuyền từ đất liền không ra đảo được, giá các loại rau xanh trên đảo tăng lên gấp cả chục lần so với ngày thường nhưng cũng không có mà mua.
Ớt và một số loại khác cũng được đưa ra trồng
Sợ “đói” rau xanh trong những ngày biển động kéo dài. Và dần đã nhìn thấy được sự cần thiết của mặt hàng này nên gần đây nhiều người dân trên đảo đã trồng rau xanh để bán.
Đưa tay chỉ vào khoảng diện tích còn trống rộng chừng 150 m2 bên hông nhà mình, chị Võ Thị Thu (30 tuổi, ở thôn Tây, thôn An Hải) cho biết: “Ngày trước khoảnh đất này gia đình trồng hành, tỏi nhưng giờ chuyển sang trồng một số loại rau muống, thơm, cải… để bán”.
Thu hoạch rau muống để chuẩn bị đi bán
“Tuy số tiền bán rau thu về chỉ gần 1 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 1/3-1/2 so với tỏi, hành. Thế nhưng được cái gia đình không sợ thiếu rau ăn và việc tiêu thụ không cần lo”, chị Thu tâm sự.
Và điều khá lạ nữa là ngoài tưới nước, các hộ trồng rau trên đảo không dùng bất cứ loại phân, thuốc bảo vệ thực vật gì để bón, phun bởi họ quan niệm người mua toàn là bà con, láng giềng xung quanh nên phải đảm bảo rau an toàn.
Cùng với rau, người dân Lý Sơn còn trồng dưa gang
Hiện số hộ tham gia trồng rau xanh để bán chưa nhiều, nơi trồng chủ yếu là những khoảng đất trống xung quanh nhà được tận dụng, với diện tích trồng chỉ từ 50-200m2/hộ. Mặc dù lượng rau cung cấp tại chỗ còn khiêm tốn thế nhưng đã giải quyết được phần nào nhu cầu rau xanh cho người dân trên đảo khi bị gió bão cô lập.
Theo Danviet
Phụ nữ Dao đỏ thôn Sà Xéng háo hức trồng rau sạch thoát nghèo
Chuyển đổi những diện tích trồng atiso, trồng cây dược liệu kém hiệu quả sang trồng rau an toàn, phụ nữ người Dao đỏ ở thôn Sà Xéng (xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) không những thoát nghèo, mà còn có cơ hội làm giàu.
Theo chị Lý Mẩy Chạn - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn thôn Sà Xéng, trước đây các chị em ở thôn Sà Xéng chủ yếu trồng cây atiso, dược liệu và thêu thổ cẩm để mang lên chợ Sa Pa bán. Trồng các loại cây dược liệu, một năm chỉ thu được một vụ, kỹ thuật chăm sóc phức tạp nên hầu hết các chị em đều chẳng có thu nhập là bao. Nếu năm nào thời tiết thuận lợi, làm cả năm trời mới thu được 3 - 5 triệu đồng/vụ.
Du lịch ở Sa Pa phát triển, nhận thấy nhu cầu rau xanh của người dân và khách du lịch đến Sa Pa rất lớn, chị Chạn đã vận động các chị em thành lập HTX trồng rau toàn, chuyển đổi những diện tích trồng thảo dược trước đây sang trồng rau.
Chị Chạn vay được vốn ưu đãi 60 triệu đồng để đầu tư ban đầu. Một năm, các chị em trong HTX trồng được 3 vụ, chủ yếu là các loại rau vụ đông, ưa lạnh như bắp cải, su su, cải ngọt, cải mèo, cải xong... Qua mỗi vụ, chị em đều thu được ít nhất từ 5 - 6 triệu đồng.
Chị Lý Mẩy Chạn - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn thôn Sà Xéng giới thiệu sản phẩm của HTX. Ảnh: S.N
Kết hợp với Sở KHCN Lào Cai, HTX Rau an toàn của chị Chạn không những sản xuất rau an toàn mà còn hướng đến sản xuất hữu cơ. Chị Chạn cho biết: Toàn bộ diện tích 40ha rau do các tổ viên sản xuất đều không dùng phân tươi, không dùng thuốc trừ sâu, ủ phân hữu cơ. Khi rau bị sâu bọ, các xã viên cũng được hướng dẫn kỹ thuật diệt sâu bọ bằng các chế phẩm sinh học như thuốc lá, thảo dược...
Chị em trong HTX cũng học được cách chăm sóc rau trái vụ. "So với đúng vụ, rau trái vụ cho thu nhập cao hơn nhiều. Cứ trồng ra tới đâu, lại có người tới tận vườn để thu mua, chị em lại càng tích cực hơn. Trồng rau an toàn vất vả nhưng ai cũng ý thức rằng có làm tốt mới giữ được thương hiệu, mới làm ăn lâu dài được" - chị Chạn chia sẻ. Khó khăn lớn nhất của HTX của chị Chạn là chị thiếu vốn và mở rộng thị trường.
Để khắc phục khó khăn này, tháng 5.2016 vừa qua, chị Chạn cùng các xã viên đã tham gia vào Hội thi sáng kiến giảm nghèo bền vững thông qua phát huy nội lực cộng đồng do Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTBXH phối hợp với Dự án hỗ trợ Giảm nghèo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Ireland tổ chức.
Theo Danviet
Khi tỷ phú cũng lắc đầu với chăn nuôi, trồng trọt Dù làm ăn bài bản căn cơ thì nông nghiệp vẫn là một canh bạc lớn đối với nhiều đại gia. Tỷ phú cũng lắc đầu với chăn nuôi, trồng trọt Năm 2015, 3 đại gia giàu nhất sàn chứng khoán là Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát khiến nhiều người ngỡ...