Dân đào bitcoin tháo chạy khiến đập thủy điện ở Trung Quốc ế khách, phải rao bán trên mạng Internet
Các nhà máy thủy điện cỡ nhỏ đang được rao bán trên các trạng thương mại điện tử ở Trung Quốc trong bối cảnh chính quyền ra tay kiểm soát và hạn chế tình trạng khai thác tiền điện tử bitcoin.
Một loạt các chính sách kiểm soát mạnh tay, nhanh chóng và sâu rộng của chính quyền Trung Quốc đối với hoạt động khai thác bitcoin đã thúc đẩy chủ sở hữu của các nhà máy thủy điện nhỏ phải bán bớt tài sản của họ, khi nhu cầu về điện giá rẻ đang cạn kiệt.
Trên Xianyu, một nền tảng thương mại điện tử chuyên bán đồ đã qua sử dụng khá nổi tiếng ở Trung Quốc, một số lượng lớn nội dung quảng cáo giờ đang được dành cho các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ với công suất khoảng 50 megawatt. Số lượng các quảng cáo dạng này đã tăng lên đáng kể từ khi các chính sách kiểm soát được thực thi gần đây, bắt đầu hồi tháng 5.
Một số lượng đáng kể trong danh sách này là các nhà máy thủy điện ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, một khu vực ở Trung Quốc có nguồn nước dồi dào có thể cung cấp điện giá rẻ và là nơi mà 26 đơn vị hoạt động khai thác bitcoin đã được lệnh đóng cửa vào tuần trước.
“Bạn có thể bí mật khai thác tiền điện tử nếu bạn mua một trạm thủy điện”, là một trong những lời hứa của người bán trên nền tảng thương mại điện tử này.
Hai trong số 5 người được hỏi khẳng định rằng việc thanh lý nhà máy thủy điện của họ không liên quan tới các chính sách kiểm soát bitcoin gần đây.
Tuy nhiên, ba người bán khác xác nhận rằng có nhiều nhà máy điện đang được rao bán trên thị trường do ảnh hưởng của các chính sách mới. Một người lưu ý rằng giá các nhà máy thủy điện cũng có xu hướng giảm gần đây.
Thị trường đồ cũ Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng của việc thanh lý các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ. Tuy nhiên, người bán loại sản phẩm này nói rằng họ không liên quan tới các hoạt đông khai thác tiền điện tử.
Từ lâu, các trạm thủy điện quy mô nhỏ đã trở nên phổ biến ở khắp các tỉnh ở Trung Quốc, nơi có nguồn nước phong phú, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cho cả các hoạt động tư nhân và công cộng. Các dự án nhằm mục đích điện khí hóa các vùng nông thôn mà mạng điện lưới khó tiếp cận, với các lý do viện dẫn liên quan tới xóa đói giảm nghèo, tiết kiệm năng lượng và kiểm soát lũ lụt.
Video đang HOT
Khi các thợ đào tiền ảo rút lui, các nhà máy thủy điện nhỏ bỗng dưng… ế khách.
Tuy các định nghĩa khác nhau, nhưng các nhà máy thủy điện có công suất lên đến 50 megawatt thì vẫn được coi là nhỏ, đặc biệt là khi so với những công trình đồ sộ như đập Tam Hiệp có công suất 22.500 megawatt. Các khu vực như Vành đai kinh tế sông Dương Tử, trải dài qua 9 tỉnh của Trung Quốc, có hơn 25.000 trạm thủy điện nhỏ như vậy vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng tới hệ sinh thái, chính quyền ở một số tỉnh đã ra lệnh chấn chỉnh và đóng cửa thường xuyên các đập thủy điện dạng này. Khoảng 20.000 nhà máy thủy điện đã được yêu cầu chấn chỉnh hoạt động trong Vành đai Kinh tế Sông Dương Tử vào năm 2020.
Một trang trại đào bitcoin bên cạnh một nhà máy thủy điện ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Một người rao bán nhà máy thủy điện cho rằng lý do tại sao một số trạm thủy điện chuyển sang khai thác tiền điện tử là do họ chưa nhận được sự cho phép của chính quyền và các cơ quan bảo vệ môi trường để kết nối với lưới điện toàn quốc.
Trong những năm gần đây, các hoạt động khai thác tiền điện tử đã mọc lên không chỉ ở Tứ Xuyên, nơi giàu về nguồn cung thủy điện mà còn ở các khu vực khác có điện giá rẻ, chẳng hạn như Nội Mông và Tân Cương. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt các quy định đối với ngành khai thác tiền điện tử vào tháng 5, khi gây áp lực lên các hoạt động có thể gây thiệt hại cho mục tiêu trung tính carbon.
Chính quyền Bắc Kinh cũng luôn có quan điểm cứng rắn đối với tiền điện tử, coi chúng là loại tài sản dễ bay hơi, đầu cơ và có khả năng gây bất ổn. Sau khi đạt mức giá gần 64.000 USD mỗi đồng vào tháng 4/2021, bitcoin đã giảm giá mạnh và được giao dịch quanh mức 34.000 USD.
Hầu hết các công ty khai thác tiền ảo lớn ở Trung Quốc hiện đã tạm ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc đang có kế hoạch chuyển sang Bắc Mỹ hoặc Trung Á. Điều này đã gây ảnh hưởng đến năng suất khai thác bitcoin trên toàn thế giới.
Bitmain Technology Holding, một trong những nhà sản xuất máy khai thác bitcoin lớn nhất thế giới, tuần trước đã thông báo họ sẽ tạm dừng việc bán các giàn khoan khai thác trên toàn cầu, sau khi chứng kiến tình trạng các thiết bị cũ đang tràn ngập thị trường. Giá của card đồ họa, một trong những thành phần quan trọng của các giàn khai thác, cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh vào đầu tháng 5 vừa qua.
BTCChina, công ty điều hành sàn giao dịch bitcoin đầu tiên ở Trung Quốc, cho biết họ đã “hoàn toàn thoát khỏi các hoạt động kinh doanh liên quan đến bitcoin”, trong động thái nhằm đáp lại các chính sách cứng rắn của chính phủ Trung Quốc. Cổ phiếu của công ty được bán cho một tổ chức chưa xác định ở Dubai, thông qua nền tảng giao dịch ZG.com của Singapore, vào tuần trước.
Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin
Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa.
Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa này đã không thể vượt qua mức 40.000 USD. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đã giảm xuống còn 34,8 tỷ USD trong tuần đầu tháng 6, giảm mạnh so với mức kỷ lục 67 tỷ USD của tháng 5 và thấp nhất kể từ tháng 12/2020, theo CoinDesk Research .
Thợ đào Bitcoin mất động lực
Việc giá trị giao dịch giảm mạnh dẫn tới một thông số đáng chú ý khác. Đó là phí giao dịch Bitcoin trung bình, số tiền trả cho các thợ đào xử lý, cũng giảm xuống 4,38 USD/mỗi giao dịch vào cuối tuần, giảm 93% so với mức đỉnh 62,77 USD vào tháng 4, theo Cointelegraph .
Phí giảm, nguy cơ bị phạt tăng khiến thợ đào Bitcoin tại Trung Quốc mất động lực.
Các "mỏ" Bitcoin thực chất là tập hợp những cỗ máy với năng lực tính toán mạnh, dùng để xác minh các giao dịch trên chuỗi khối Bitcoin. Để khuyến khích các thợ đào đóng góp vào mạng lưới phi tập trung, mạng lưới sẽ thưởng Bitcoin mỗi khi một khối được xác thực, đồng thời thợ đào còn được nhận phí giao dịch. Phí này bị ảnh hưởng bởi cung và cầu, cùng với quy mô giao dịch và số lượng giao dịch của đồng tiền mã hóa.
Phí giao dịch vốn là một khoản không đáng kể so với phần thưởng Bitcoin. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mức phí này sẽ ngày càng cao và hấp dẫn hơn với các thợ đào khi lượng Bitcoin được khai thác giảm dần đi.
Nói cách khác, mục tiêu của những thợ đào Bitcoin bây giờ là số Bitcoin được thưởng sau khi hoàn thành mỗi khối. Tuy nhiên, khi Bitcoin mới không còn được tạo ra nữa, thì phần thưởng cho việc hoàn thành khối Bitcoin chính là mức phí giao dịch. Chừng nào còn giao dịch mua, bán Bitcoin, thì những khối mới sẽ được tạo ra, và thợ đào sẽ còn được nhận tiền.
Phí giao dịch được dự đoán là phần thưởng quan trọng đối với thợ đào Bitcoin trong tương lai, khi lượng Bitcoin ngày càng khan hiếm.
Satoshi Nakamoto cũng đã hình dung đến viễn cảnh này, khi viết trong sách trắng về Bitcoin.
"Khi lượng tiền mã hóa xác định từ đầu đều đã được lưu thông, thì phần thưởng sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành phí giao dịch và sẽ không hề có lạm phát", lập trình viên bí ẩn này khẳng định.
Với thực tế Trung Quốc đang mạnh tay cấm Bitcoin, làm số lượng giao dịch giảm mạnh, các thợ đào có thể phải chấp nhận thị trường suy giảm mạnh, qua đó lợi nhuận ít đi.
Chưa thấy cửa ra cho thợ đào Bitcoin Trung Quốc
"Khối lượng giao dịch thường nhỏ hơn khi đó là thị trường trên đà giảm, chủ yếu do những thay đổi về quy định", Simons Chen, giám đốc điều hành đầu tư và giao dịch tại công ty tài chính tiền điện tử Babel Finance có trụ sở tại Hong Kong nhận định.
Chiến dịch mạnh tay chèn ép Bitcoin Trung Quốc không có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Mức giá Bitcoin đã giảm hơn 40% so với mức cao nhất mọi thời đại, là hơn 62.000 USD vào tháng 4.
"Tín hiệu từ cuộc họp vào tháng 5 đã khiến một số nhà giao dịch sợ hãi", ông Chen nhận định.
Biểu đồ cho thấy thợ đào Bitcoin đã bán ra lượng lớn Bitcoin trong tuần qua.
Sau cuộc họp, một số trung tâm khai thác Bitcoin tại Nội Mông, Tân Cương và Thanh Hải đã đưa ra thông báo đóng cửa một phần hoặc tất cả các mỏ khai thác trong khu vực của họ. Tỉnh Tứ Xuyên, nơi phụ thuộc vào thủy điện sạch hơn, đã tổ chức một cuộc họp về khai thác Bitcoin vào đầu tháng này, nhưng không đưa ra kết luận nào về những thay đổi chính sách có thể xảy ra.
Trung Quốc chiếm 65% tổng năng lực khai thác Bitcoin toàn cầu vào tháng 4, theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge. Riêng Tân Cương chiếm gần 36% trong đó, còn Tứ Xuyên và Nội Mông lần lượt đứng thứ hai và thứ ba.
Những người đào Bitcoin tại Trung Quốc hiện nay đối diện nguy cơ bị cho vào danh sách đen tín nhiệm xã hội. Ngoài ra, các mạng xã hội nước này như Baidu và Weibo đã kiểm duyệt kết quả tìm kiếm cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn kể từ ngày 9/6. Tuần trước, Weibo đã cấm một số tài khoản có ảnh hưởng liên quan đến tiền điện tử, nói rằng các tài khoản này đã vi phạm các nguyên tắc của Weibo cũng như "luật và quy định liên quan".
Dân đào Bitcoin nhắm đến điện giá rẻ ở Argentina Chính sách trợ giá điện ở Argentina nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế và sản xuất vô tình đã trở thành ưu đãi cho các mỏ đào Bitcoin. Vấn đề tiêu thụ điện năng khổng lồ trong hoạt động đào Bitcoin đang vấp phải sự chỉ trích nặng nề của các nước như Trung Quốc. Nhưng tại Nam Mỹ, chính sách ổn...