Dân Đa Phước bức xúc vì xe chở rác phá hỏng đường ở TP.HCM
Theo phản ánh của nhiều người dân xã Đa Phước, đời sống của họ bị đảo lộn vì phải sống chung với cảnh xe rác hoành hành trên con đường “đau khổ”.
Từ hơn một năm nay, ai đi qua Quốc lộ 50, đoạn từ ngã 3 rẽ vào khu Bãi rác Đa Phước, ở huyện Bình Chánh, TPHCM đều khổ sở vì nắng lên thì bụi còn mưa xuống thì đường lầy lội. Mỗi ngày, có tới hàng chục chuyến xe chở rác đi qua, nhưng do thiếu sự quản lý của ngành chức năng nên con đường này đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
Nhiều xe chở rác Đa Phước làm hư hỏng đường.
Ông Trần Văn Triệu, ở ấp 1, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh mở quán cà phê tại nhà đã nhiều năm. Nhưng từ nhiều tháng nay, khách đến uống cà phê ngày càng thưa vắng, bởi nhà mặt tiền nhưng lúc nào cũng bụi bặm, dơ bẩn. Đã thế, vào những ngày nắng oi, mùi hôi thối lại bốc lên nồng nặc, nên gia đình ông và hàng ngàn người dân sống ven đường này phải sống trong môi trường bị ô nhiễm.
Theo phản ánh của nhiều người dân xã Đa Phước, thời gian qua, đời sống của họ bị đảo lộn vì ngày cũng như đêm phải sống chung với cảnh hàng trăm lượt xe rác hoành hành trên con đường “đau khổ” đó.
Bà Trần Thị Đèo, ở ấp 1 – xã Đa Phước cho biết, có rất nhiều xe chở rác rất cũ kỹ, không đảm bảo yêu cầu về che chắn nên rác rơi vãi khắp nơi. Gia đình bà thường xuyên phải đóng cửa ở trong nhà, có hôm bụi dày đặc, ở trong nhà cũng phải bịt khẩu trang. Chính vì vậy, nhiều người già, trẻ em ở đây thường xuyên bị mắc các chứng bệnh về hô hấp.
Video đang HOT
“Bụi bặm gây ô nhiễm môi trường khiến người già chúng tôi chịu không nổi. Tôi thường xuyên không dám ra ngoài đường chỉ ở trong nhà. Tôi rất mong muốn cơ quan chức năng có biện pháp nào để làm cho sạch đường, đừng có bụi bặm và gây ô nhiễm môi trường nữa”, bà Đèo nói.
Không chỉ phải chịu đựng ô nhiễm môi trường mà tuyến đường chính nối liền từ Quốc lộ 50 vào bãi rác Đa Phước cũng đã và đang bị cày nát loang lổ, mật độ ổ gà xuất hiện ngày càng dày đặc, gây mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Mặt đường bị hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Anh Âu Tô Hiệu, một người dân sống ở đây cho biết, trời nắng đường bụi bặm nhưng vẫn còn hơn mỗi lần mưa xuống bởi nước sẽ gây ngập đường và khi đó những ổ trâu, ổ gà lại trở thành những cái bẫy gây tai nạn.
Anh Hiệu bay tỏ: “Tôi rất mong các cơ quan chức ở đây tranh thủ làm lại tuyến đường cho người dân đi qua lại được đảm bảo an toàn giao thông”.
Được biết, con đường rẽ từ Quốc lộ 50 vào Bãi rác Đa Phước do TP Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng và giao cho ngành giao thông thành phố quản lý. Nhưng đoạn đường này dường như đang bị để ngỏ về quản lý trật tự an toàn giao thông, nên theo quan sát của phóng viên, chính vì không có ai quản lý nên xe rác đi qua đoạn đường này đều rồ ga, phóng bạt mạng. Nguyên nhân dẫn đến việc đường hư hỏng, hôi thối là do xe rác chở quá trọng tải và không thực hiện đúng yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trong các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, người dân xã Đa Phước, huyện Bình Chánh đã không ít lần kiến nghị thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp khắc phục, sửa chữa con đường này, nhưng xem ra đâu vẫn vào đấy. Do vậy, người dân Đa Phước vẫn ngày đêm đang canh cánh, lo âu./.
Theo Tiến Dũng/VOV-TP HCM
Thi công "ẩu", bảo hành chắp vá trên tuyến đường nghìn tỉ
Đường Trường Sơn Đông được đầu tư 2.000 tỉ đồng đoạn ngang qua các tỉnh Phú Yên - Đắk Lắk mới đi vào sử dụng được 2 năm nhưng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp cùng hàng loạt bất cập; hạn chế trong việc kết nối với các tuyến đường địa phương, thiếu đồng bộ.
Đường Trường Sơn Đông vừa đi vào hoạt động đã phải sửa chữa, chắp vá. Ảnh chụp con đường trong tháng 7.
Đường nghìn tỉ xuống cấp, lộ bất cập
Đường Trường Sơn Đông, đoạn qua 2 huyện M'Đrắk và Krông Bông (Đắk Lắk) có chiều dài 130km với mức đầu tư 2.000 tỉ đồng. Đoạn qua huyện M'Đrắk dài hơn 40km do Ban Quản lý dự án 46 (Bộ Tổng Tham mưu) làm chủ đầu tư. Còn đoạn đường mới qua địa bàn 2 xã Cư Prao và Ea Lai của huyện M'Đrắk thuộc gói thầu Đ35, do liên danh Tổng Công ty 789 và Công ty Cổ phần 482 thi công, đưa vào sử dụng từ tháng 9.2016. Dù mới được bàn giao đưa vào sử dụng hơn 1 năm (còn bảo hành) nhưng nhiều đoạn tuyến đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, rạn nứt kéo dài...
Ông Nguyễn Văn Nghĩa (trú xã Ea Lai, huyện M'Đrắk) cho biết, đường Đông Trường Sơn được hy vọng sẽ giúp giao thương giữa các khu vực xã Ea Lai và nhiều xã khác thuận lợi. Tuy vậy, đường vừa được đưa vào sử dụng đã xuống cấp gây khó khăn cho người dân địa phương trong quá trình vận chuyển nông sản. "Từ năm 2016-2017, đường xuống cấp nghiêm trọng với nhiều ổ trâu, vết nứt loang lổ... Thật khó có thể tin con đường nghìn tỉ đồng mới xây xong chưa đầy 2 năm đã hư hỏng. Chúng tôi được biết chủ đầu tư trước cũng có sửa chữa nhưng thật sự chỉ là chắp vá" - ông Nghĩa nói.
Ngày 22.8, đoàn công tác của Quốc hội do Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã thị sát đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa bàn hai tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk. Theo báo cáo của Sở GTVT Đắk Lắk với Ủy ban Quốc phòng và An ninh, hiện các đường địa phương kết nối với đường Trường Sơn Đông vẫn còn một số tuyến đất, các đường tỉnh và một số đường huyện là đường nhựa và bêtông ximăng nhưng hầu hết đã được xây dựng từ lâu, nguồn kinh phí bảo trì hằng năm hạn hẹp và do đặc thù điều kiện về địa chất thủy văn khu vực, hiện nay các tuyến này xuống cấp nhanh... Đây là một trong những yếu tố làm giảm sự hiệu quả trong quá trình khai thác đường Trường Sơn Đông.
Bảo hành chắp vá
Tại Km495 200 - 513 00, nhiều đoạn xuất hiện những hư hỏng như sình lún, ổ gà, hiện đang được chủ thầu sửa chữa bảo hành. Đáng nói, tình trạng đường Đông Trường Sơn vừa đi vào hoạt động đã xuống cấp, hư hỏng tồn tại từ trước đó nhưng việc bảo hành của chủ thầu là không đảm bảo chất lượng.
Vào năm 2017, Cục quản lý đường bộ III có văn bản yêu cầu đơn vị thi công thực hiện trách nhiệm bảo hành gói thầu đoạn qua khu vực Phú Yên và Đắk Lắk. Trước đó, trong năm 2016, sau khi đường Đông Trường Sơn được đi vào hoạt động tại Phú Yên và Đắk Lắk bắt xuất hiện nhiều dấu hiệu hư hỏng. Dù phía nhà thầu đã khắc phục sửa chữa, nhưng qua kiểm tra của đơn vị quản lý công tác vá sửa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật...
Ông Nguyễn Văn Lãnh - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Quản lý đường bộ III.5 (Cục Quản lý đường bộ III) - thừa nhận đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa bàn xã Cư Prao và Ea Lai sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã xuống cấp. Ông Lãnh cho biết, cơ quan chức năng nhiều lần có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 46 đôn đốc nhà thầu thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình. Nhà thầu đã khắc phục, sửa chữa các vị trí hư hỏng.
"Qua kiểm tra vào tháng 4.2018, nhiều vị trí được sửa chữa nhưng không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, vị trí sửa chữa tiếp tục hư hỏng, bong tróc. Mặt khác, nhà thầu đã cho đào kết cấu cũ, tưới nhựa đường nhưng chưa hoàn trả mặt bằng, để lộ nhiều hố sâu, gây mất an toàn giao thông. Trên các vị trí hư hỏng đều không có biển báo, biển cấm, các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông..." - ông Lãnh nói.
HỮU LONG
Theo Laodong
An toàn hồ, đập - Bài 1: Nhiều công trình xuống cấp Hiện cả nước có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp hoặc thiếu khả năng xả lũ. Các hình thái xuống cấp của các hồ chứa thủy lợi này chủ yếu là thấm thân đập, nứt tràn xả lũ, hư hỏng cống lấy nước, xói lở tiêu năng... Hệ thống thân đập Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, tinh Đăk Lăk....