Dân dã bánh nậm lá dong
Cầm chiếc bánh nậm trên tay, nhẹ nhàng mở lớp lá ra, tự mình cảm nhận hơi ấm từ lá chuối phả ra cùng với mùi thơm của nhân thì mới thấm thía được phong vị riêng biệt của thứ bánh dân dã này.
Thuở bé, muốn được ăn bánh nậm thì phải chờ đến mùa gặt hay đám tiệc vì việc làm bánh rất tốn thời gian và cũng khá xa xỉ với gia đình bình thường như nhà tôi lúc đó. Mỗi lần cô Năm làm bánh là mấy anh em tôi lăng xăng phụ giúp, tranh nhau canh bếp đợi bánh chín. Là đứa cháu được cô thương nhất nên khi làm bánh cô thường lấy một sợi dây nhỏ buộc vòng lên những cái bánh có nhiều “nhân” để làm “dấu” cho tôi dễ nhận biết.
Nguyên liệu làm bánh nậm không cầu kỳ. Ảnh: Ngọc Khánh
Các công đoạn làm bánh cũng rất đơn giản. Trước tiên ngâm 1 kg gạo nở với 2 lít nước, khi thấy gạo hơi mềm thì xay nhuyễn gạo với một ít nghệ tươi và cho thêm một ít bột ngọt, muối rồi bắt lên bếp nấu cho quánh lại vừa phải (đừng đặc quá mà cũng không được loãng quá).
Video đang HOT
Thịt ba rọi và tôm nhỏ đã lột vỏ rửa sạch chừng 0,5 kg đem bằm nhỏ cho nhuyễn rồi trộn đều với gia vị như dầu, bột ngọt, muối, tiêu, nước mắm, hành lá cho thấm.
Bánh sau khi gói xong sẽ được bỏ vào nồi hấp. Ảnh: Ngọc Khánh
Loại lá để gói ngon nhất là lá dong ở miền Trung vì sẽ giúp bánh thơm hơn. Nếu không có ta có thể lấy lá chuối rửa sạch hơ sơ trước lửa cho mềm, dùng kéo cắt lá to gần bằng tờ giấy A4 để ra mâm rồi lấy muỗng trải một lớp bột mỏng lên trên lá sau đó bỏ một lớp nhân thịt, tôm vào giữa bột rồi gấp lá lại theo hình chữ nhật, tiếp theo ta bẻ hai đầu lá ngược ra sau. Dùng hai tay vút đều cho bánh thẳng và mỏng.
Sau đó đổ nước vào nồi nấu cho sôi (lửa củi thì bánh càng ngon), bỏ rổ vào cách mặt nước khoảng 5cm và cho bánh vào hấp, đợi khi bánh chín thì vớt ra. Bánh nậm phải ăn nóng và chấm nước mắm ớt tỏi pha nhiều đường thì mới ngon.
Bánh nậm ăn cùng nước chấm pha loãng là món ăn nhẹ bụng, dễ tiêu nên rất được ưa thích. Ảnh: Ngọc Khánh.
Có cầm chiếc bánh trên tay, nhẹ nhàng mở lớp lá ra, tự mình cảm nhận hơi ấm từ lá chuối phả ra cùng với mùi thơm của nhân thì mới thấm thía được cái thanh tao, phong vị riêng biệt của thứ bánh dân dã này. Vị béo bùi của nhân bánh hòa quyện với vị đậm đà bột gạo, tất cả tan ra, thấm thía nơi đầu lưỡi, chỉ cần một lần thưởng thức sẽ khó lòng quên được.
Giờ đây, khi cuộc sống đã khá hơn, tôi có thể làm làm nhân bánh đầy, nhiều hơn, bột mỏng hơn nhưng tôi dám chắc rằng sẽ không bao giờ bằng cái bánh nậm cất giữ bao kỷ niệm tuổi thơ mà cô Năm tôi làm “dấu” ngày nào!
Ngọc Khánh
Theo VNE
[Chế biến] - Chuối hấp xôi Thái
Chuối hấp xôi hay còn gọi là Khao Tom Mud là một trong những món tráng miệng đặc sản của người dân Thái Lan. Du khách tới đất nước này có thể thưởng thức Khao Tom Mud ở tất cả làng mạc, đường phố. Làm món chuối hấp xôi này không khó mà món ăn lại thơm ngon khó cưỡng, khiến ai nếm một lần chẳng thể nào quên.
1. Nguyên liệu
- 2 bơ gạo nếp
- ¾ cốc sữa dừa
- ¼ cốc đường
- 1 ít muối
- 7 quả chuối chín
- Lá chuối
2. Cách làm
Ngâm gạo nếp trong nước 3 tiếng hoặc qua đêm.
Bóc vỏ chuối. Thái làm đôi.
Sau khi ngâm gạo nếp, vớt ra để ráo nước.
Cho sữa dừa, muối và đường vào một chiếc nồi. Bật bếp lửa vừa. Khuấy đều tới khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.
Cho gạo nếp vào nồi.
Khuấy đều tới khi gạo mềm và ngấm sữa dừa.
Tắt bếp và lấy gạo nếp ra bát.
Cắt lá chuối thành từng miếng hình chữ nhật có kích thước 20 x 25 cm. Lau sạch lá chuối và để khô.
Xúc một thìa xôi vào giữa miếng lá chuối.
Đặt một lát chuối lên trên miếng cơm.
Gói đều tay.
Cho những gói xôi và chuối vào nồi hấp.
Hấp gói chuối và xôi 45 phút.
Lấy các gói chuối hấp xôi ra, bóc vỏ lá chuối và thưởng thức.
Theo Xzone/TTTĐ
Tré Huế Khi còn nhỏ, mỗi lần ba tôi ngồi lai rai với mấy người bạn lại bảo tôi đi mua một chùm tré về làm mồi. Mỗi lần như thế, ba lại thưởng cho tôi một hai cái tré. Nhưng hồi đó, tôi chỉ ăn tré suông chứ không thể ăn kèm với tỏi. Lớn lên mới biết, muốn tré ngon đậm đà thì...