Dàn cung tần khổng lồ phục vụ các hoàng đế Trung Quốc
Dưới thời nhà Hán, số lượng cung tần phục vụ một hoàng đế có thể lên tới 20.000 người.
Cung tần của Trung Quốc được chia thành nhiều cấp bậc. Ảnh: Global Times.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà hoàng đế Trung Quốc cần làm là đảm bảo giống nòi bằng việc sinh con trai. Vì mục đích này, họ sở hữu hậu cung khổng lồ với rất nhiều phi tần, được chia thành hệ thống cấp bậc đầy đủ. Ngoài ra, lượng lớn thái giám cũng được triển khai để phục vụ những người phụ nữ này.
Hệ thống cấp bậc trong hậu cung
Đứng đầu hệ thống hậu cung là hoàng hậu, vợ chính thức của hoàng đế. Hoàng hậu là người được tôn kính nhất, cũng là hình mẫu mà phụ nữ Trung Quốc hướng tới. Trong hậu cung, chỉ có hoàng đế và thái hậu có địa vị cao hơn hoàng hậu, tất cả những người còn lại đều phải tuân theo lệnh của bà.
Khi vua chết đi, ngôi vị hoàng đế sẽ được truyền cho người con, trong khi hoàng hậu được thăng lên ngôi hoàng thái hậu. Một số người lại trực tiếp nắm ngôi, trở thành nữ hoàng như Võ Tắc Thiên.
Phi tần trong hậu cung
Dưới hoàng hậu là các phi tần. Số lượng và vị trí của họ phụ thuộc vào triều đại cầm quyền. Trong thời nhà Thanh, hậu cung sẽ có một hoàng quý phi, hai quý phi và 4 phi tần. Cấp bậc thấp hơn nữa là thê thiếp với số lượng cũng thay đổi theo từng vua.
Video đang HOT
Cung tần dưới thời nhà Thanh. Ảnh: Flickr.
Theo luật lệ nhà Chu, một hoàng đế có thể có 9 thượng phi, 27 trung phi và 81 hạ phi. Tuy nhiên, triều đại nhà Hán không đặt giới hạn số lượng thê thiếp của hoàng đế. Có hoàng đế đã sở hữu hậu cung với số lượng lên tới 20.000 người.
Tuyển chọn phi tần
Triều Minh (1368-1644) đã đặt ra hệ thống chính thức để lựa chọn phi tần gia nhập hậu cung của hoàng đế. Quá trình tuyển chọn diễn ra trong Tử Cấm Thành sau mỗi ba năm. Các ứng viên đều từ 14 đến 16 tuổi, được lựa chọn dựa trên lý lịch, đức hạnh, hành vi, tính cách, dung mạo và tình trạng sức khỏe.
Thái giám – những người đàn ông duy nhất có mặt trong hậu cung
Để đảm bảo rằng tất cả trẻ sinh ra trong hậu cung đều là con của hoàng đế, nam giới không được phép phục vụ phụ nữ trong hậu cung. Ngoại lệ duy nhất là giới hoạn quan, những người đã bị triệt sản.
Chỉ thái giám được có mặt trong hậu cung để phục vụ phi tần. Ảnh: Ancient Origins.
Thái giám đã xuất hiện trong suốt lịch sử của Trung Quốc. Không chỉ là người hầu việc, họ còn có thể giành quyền lực và sự giàu có bằng cách tham gia vào chính trị hậu cung. Dưới thời nhà Minh, đã có tổng cộng 100.000 thái giám phục vụ hoàng đế và hậu cung.
Sự cạnh tranh trong hậu cung
Với số lượng lớn phi tần trong hậu cung, sự cạnh tranh để giành ưu ái từ hoàng đế là điều không thể tránh khỏi. Vị trí được thèm muốn nhất là hoàng hậu, việc mang thai một đứa con trai cho hoàng đế cũng là điểm lợi lớn trong hậu cung.
Những người đầy tham vọng sẽ lên kế hoạch chống lại các đối thủ của mình bằng cách hình thành liên minh với thái giám. Nếu mưu đồ thành công, người phụ nữ này có thể lên được vị trí cao hơn. Đổi lại, họ sẽ thưởng cho thái giám hỗ trợ mình tiền bạc và địa vị quyền lực.
Tuy nhiên, không phải tất cả hậu cung đều đầy rẫy âm mưu. Truyền thuyết về hoàng đế Hiên Viên kể rằng ông có 4 phi tần, không chọn lựa theo bề ngoài mà dựa trên năng lực của họ. Một người được coi là người phát minh ra nghệ thuật nấu ăn và đũa, trong khi một phi tần khác được cho là đã phát minh ra lược. Họ đã cùng nhau giúp hoàng đế cai trị đất nước.
Nhiều thê thiếp có số phận bi thảm khi hoàng đế qua đời. Họ bị hiến tế, thường là chôn sống, để đoàn tụ với chủ nhân của mình ở thế giới bên kia.
Hòa Việt
Theo VNE
Súng trường của Càn Long được rao bán 41 tỷ đồng
Khẩu súng từ thế kỉ 18 là một trong những báu vật Trung Quốc giá trị nhất từng được bán đấu giá.
Khẩu súng của Càn Long sắp được bán đấu giá tại Anh
Một khẩu súng trường của hoàng đế Càn Long, Trung Quốc đang chuẩn bị tham gia một cuộc bán đấu giá ở London, Vương quốc Anh với giá khoảng 1,5 triệu bảng Anh (41,4 tỷ đồng), con số cao nhất từng được bán cho một vật phẩm tương tự.
Theo Guardian, khẩu súng đã truyền cảm hứng cho Càn Long viết một bài thơ ca ngợi sự "bách phát bách trúng" của nó và kĩ năng săn hươu tài nghệ của vị hoàng đế.
Được trang trí bằng vàng và bạc, khẩu súng có 4 ký tự Trung Quốc in trên nòng, thể hiện chất lượng vượt trội của một khẩu súng "số một, thuộc tầng lớp tối cao" và là một trong những vũ khí quan trọng nhất được làm cho hoàng đế Càn Long, người trị vì từ năm 1735-1796.
Đây là khẩu súng "số một, thuộc tầng lớp tối cao" và là một trong những vũ khí quan trọng nhất được làm cho hoàng đế Càn Long
Quân lính của triều đại Mãn Thanh thời Càn Long rất hãnh diện về kĩ năng săn bắn và sử dụng vũ khí của họ. Vị hoàng đế cũng nổi tiếng là một nhà sưu tập và bảo trợ nghệ thuật. Sau khi trị vì trong 60 năm, Càn Long chính thức thoái vị, nhường ngôi cho con trai 15 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, ông vẫn tiếp tục cai trị đến khi qua đời năm 1799 ở tuổi 87.
Robert Bradlow, giám đốc cao cấp của các công trình nghệ thuật Trung Quốc tại nhà bán đấu giá Sotheby ở London, nói rằng khẩu súng đại diện cho đỉnh cao của nghề thủ công trong triều đại Mãn Thanh. "Tầm quan trọng lịch sử của khẩu súng này không hề được phóng đại. Nó được xếp hạng là một trong những kho báu lớn nhất của Trung Quốc từng được bán đấu giá."
Khẩu súng sẽ được bán đấu giá vào ngày 9.11 tại nhà bán đấu giá Sotherby, London.
Theo Trà My - The Guardian (Dân Việt)
Lý do 800 năm không tìm thấy mộ Thành Cát Tư Hãn Thành Cát Tư Hãn là một bậc thầy trong việc đánh lừa và ông đã "gạt" được rất nhiều người thông minh, theo nhà thám hiểm người Mỹ Alan Nichols. Alan Nichols, nhà thám hiểm người Mỹ 86 tuổi, khẳng định tất cả các cuộc tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn đều sai vị trí Các nhà khảo cổ, các thợ săn...