Dân công sở cứ nghĩ làm thế này là đủ sạch, ai ngờ tất cả chỉ là lầm tưởng sai bét
Rất nhiều dân công sở vẫn có thói quen tráng cốc bằng nước nóng rồi uống nhưng không nghĩ nó có hại như thế này.
Nếu nói về cái sự bụi, dơ ở chốn công sở, đặc biệt là trên bàn làm việc thì hẳn dân công sở nào cũng từng nghe qua rồi.
Nào là chiếc bàn làm việc của bạn nó bẩn gấp 400 lần cái bồn cầu, rồi thì số lượng vi khuẩn cư ngụ trên bàn phím và chuột gấp cả chục lần một chiếc bồn cầu công cộng, hay như giấy tờ làm việc… cũng ẩn vô vàn vi khuẩn gây bệnh khác.
Thế nhưng, nhiều người chắc chắn sẽ rất ít chú ý đến vật dụng này. Đó là 1 thứ mà bạn “kề môi, ấp má” nhiều lần trong ngày, ấy vậy mà đôi khi chủ quan bỏ qua việc chăm sóc, vệ sinh để rồi rước họa vào thân lúc nào không hay.
Vật dụng được nhắc đến chính là chiếc cốc uống nước mà bạn vẫn dùng riêng cho mình trên văn phòng đó.
Các chuyên gia khuyên rằng, trung bình mỗi ngày chúng ta nên tiêu thụ khoảng 1,5 – 2 lít nước. Bởi nếu cơ thể mất nước sẽ nguy hại lắm, thế nên việc ta tích cực “môi kề môi” với chiếc cốc của riêng mình để uống nước là điều dễ hiểu.
Dẫu vậy, nhiều người thường chỉ có thói quen tráng chiếc cốc qua nước sôi nóng rồi cứ thế sử dụng mà không rửa và lau chùi nó. Bạn cũng thế, phải không?
Điều này vô tình khiến những chiếc cốc uống nước ít được vệ sinh, lại để qua đêm, bụi bẩn, không được rửa, chùi kĩ bẩn càng thêm bẩn.
Video đang HOT
Theo thử nghiệm từ một số văn phòng, có tới 90% cốc uống nước có chứa vi khuẩn bao quanh. Đặc biệt, 20% có cả… vi khuẩn từ phân. Số lượng vi khuẩn này có thể đến từ không khí, môi trường xung quanh bàn làm việc và cả từ miệng, bàn tay bạn chạm vào nữa.
Theo tiến sĩ Val Curtis – chuyên gia dịch tễ và sức khỏe cộng đồng tại London, có ti tỉ vi khuẩn trú ngụ trên tay chúng ta, nào là Salmonella, Listeria, và cả “vi khuẩn phân” E.coli… nữa. Vậy nên khi tay chạm cốc, đặc biệt là chạm miệng cốc – nó sẽ lan truyền vi khuẩn sang cốc.
Trong khi đó, thói quen tráng cốc qua loa bằng nước nóng không đủ để diệt vi khuẩn. Có chăng nếu muốn diệt 1 phần vi khuẩn, bạn phải đun cốc trong nước sôi ít nhất 10 – 15 phút. Chứ việc tráng qua nước sôi khoảng 70 – 80 độ C không đủ diệt vi khuẩn đâu.
Chưa kể, cốc nước của bạn còn uống nhiều loại nước khác nhau, hôm cà phê, trà… dễ tạo ra những mảng bám, tích tụ vi khuẩn lại trên thành, miệng, lòng cốc.
Những vi khuẩn bám, tích tụ lâu trên cốc nước này không được vệ sinh sạch sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn, đau bụng.
Vì thế, việc vệ sinh cốc sạch sẽ trước và sau mỗi buổi làm là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, nếu bạn uống trà, cà phê, ngũ cốc… phải vệ sinh ngay không để kéo dài nhiều tiếng đồng hồ vi khuẩn tích tụ bám chặt lên cốc.
Bên cạnh đó, cốc cần có nắp đậy, nhất là để qua đêm để tránh các con vật như gián, kiến, ruồi, muỗi.. ghé thăm làm lan truyền vi khuẩn vào bên trong. Và nhớ, không rửa cốc bằng nước mà phải sử dụng dung dịch rửa chén nữa đó nhé!
Theo Helino
6 thói quen ai cũng mắc phải, cứ tưởng bình thường nhưng lại vô cùng hại sức khỏe
Mỗi khi rảnh tay, bạn thường làm gì? Có người nặn mụn, có người ngoáy mũi, có người lại cắn móng tay... Thế nhưng, đây đều là những thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe mà bạn không hề hay biết.
Có những thói quen trong cuộc sống hàng ngày cứ tưởng là vô hại nhưng hóa ra lại gây hại không nhỏ tới sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên sửa ngay những thói quen xấu dưới đây để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình nhé!
Ngoáy mũi
Bàn tay của chúng ta là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Những vi khuẩn này có thể đi sâu vào lỗ mũi khi bạn ngoáy mũi. Thế nên, nếu mũi bạn bị tắc thì bạn nên dùng tăm bông hoặc dung dịch rửa mũi để làm sạch mũi thay vì đưa tay lên ngoáy mũi.
Nằm bò ra bàn
Nếu không muốn làm tổn hại tới khung xương và làm xấu vóc dáng cơ thể thì bạn nên sửa ngay thói quen này. Việc nằm bò ra bàn không những gây ảnh hưởng đến cấu trúc khung xương tự nhiên mà còn có thể khiến bạn bị khó thở, giật mình hoặc đau đầu khi tỉnh giấc. Hãy ngồi ở tư thế ngay ngắn sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và bảo vệ khung xương tốt hơn.
Cắn móng tay
Nhiều người khi cảm thấy lo lắng, bồn chồn sẽ thường vô thức đưa tay lên cắn móng. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen rất mất vệ sinh và thiếu lịch sự. Bàn tay của chúng ta chứa tới hàng tá vi khuẩn sống bên dưới móng tay, thậm chí còn có vi khuẩn E.coli gây bệnh tả hay các virus gây cảm cúm. Ngoài ra, mỗi ngày đầu ngón tay của bạn có thể chạm vào vô số bề mặt hay đồ vật nên cũng vô tình là nguy cơ đưa vi khuẩn vào miệng của bạn.
Sờ tay lên mặt nặn mụn
Nhiều người có thói quen nặn mụn mỗi khi rảnh tay, nhưng đây lại là nguyên nhân khiến tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ. Việc chạm tay lên da mặt sẽ vô tình mang theo vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào làn da của bạn và gây ra mụn trứng cá. Do đó, lúc rảnh tay thì bạn nên tránh sờ, chạm hay nặn mụn để giúp tình trạng mụn trên da được cải thiện tốt hơn.
Đeo túi nặng
Túi xách của con gái có thể chứa hàng tỉ loại thứ đồ lớn nhỏ, nhưng nếu mang quá nhiều thứ trên đôi vai của bạn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ xương khớp. Do vậy, bạn nên đổi tay hoặc đổi vai khi đeo túi, và tốt nhất đừng tham lam mà mang theo quá nhiều đồ khi ra ngoài.
Ngồi vắt chéo chân
Đây là tư thế ngồi có thể khiến mạch máu của bạn bị chèn ép ở đầu gối, từ đó làm huyết áp tăng cao và gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thêm nữa, nó cũng gây sức ép tới các khớp và dẫn tới tình trạng tụ máu ở chân khi các mạch máu bị chèn ép. Thế nên, nếu có thói quen này thì bạn nên sửa ngay hoặc chỉ ngồi tối đa khoảng 10 - 15 phút. Ngoài ra, hãy sử dụng ghế tựa lưng và để chân thoải mái với một góc 90 độ, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại sau khoảng 45 phút ngồi.
Theo Helino
Có nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ? Nguyễn Tuyết Thanh (29 tuổi, Nam Định) hỏi: "Con gái tôi 4 tuổi và rất hay bị sổ mũi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tôi có nghe nói xịt và rửa nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh cho con. Ngoài ra, khi con bị sổ mũi có thể dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ để nhanh...