Dẫn con đi tiệc công ty, thấy vợ sếp mặc váy hồng diêm dúa, không ngờ con em phán ngay…
Hôm nay chị mặc váy này nhìn đẹp quá! Em nhìn xa còn tưởng công ty mình mời diễn viên nào về giao lưu!
Dẫn con đi tiệc công ty, thấy vợ sếp mặc váy hồng diêm dúa, không ngờ con em phán ngay…
Hai tuần trước, vợ chồng mình cho cô con gái 4 tuổi theo dự tiệc kỷ niệm 15 năm thành lập trong công ty của chồng. Buổi tiệc được tổ chức theo kiểu buffet rất hoành tráng và rộn ràng. Đang lúc mọi người chú ý theo dõi các tiết mục văn nghệ trên sân khấu thì
Hai tuần trước, vợ chồng mình cho cô con gái 4 tuổi theo dự tiệc kỷ niệm 15 năm thành lập trong công ty của chồng. Buổi tiệc được tổ chức theo kiểu buffet rất hoành tráng và rộn ràng. Đang lúc mọi người chú ý theo dõi các tiết mục văn nghệ trên sân khấu thì một chị mặc cái váy hồng mi nơ lòe loẹt xuất hiện giữa đám đàn bà con nít, xởi lởi hỏi thăm mọi người:
- Sao tụi em không dắt con lên trên kia chơi cho xôm tụ? Tập trung hết góc này làm gì?
Do không biết ai, em quay sang hỏi một chị mới quen thì được biết đây là vợ của tổng giám đốc. Thảo nào ai biết chị cũng khép nép, khúm núm. Một chị còn khen:
- Hôm nay chị mặc váy này nhìn đẹp quá! Em nhìn xa còn tưởng công ty mình mời diễn viên nào về giao lưu!
Được lời như cởi tấm lòng, chị vợ giám đốc còn cười cười hỏi lại:
- Đẹp thật không em?
Lúc này mấy chị đứng kế mình còn hùa vào nào là “Dạ đẹp”, “Nhìn trẻ lắm chị!”… này nọ.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trong khi đó, bản thân em lại thấy tuy gương mặt chị đẹp thật nhưng chiếc váy lại quá lòe loẹt và diêm dúa so với tuổi của chị. Đang nghĩ trong đầu, không dám nói thì ở đâu, giọng một đứa trẻ chen vào:
- Con thấy chả đẹp ạ! Bác mặc váy này xấu quắc hà!
Con bé vừa dứt lời, mình quay sang nhận dạng thì y póc con gái mình. Trời ơi, khó xử quá mức. Lúc ấy chỉ tự hỏi sao con lại dám sỗ sàng với người lớn thế kia? Đã vậy còn với người vô cùng quan trọng trong công ty của chồng nữa chứ! Nhỡ phật ý, người ta kiếm cớ cho nghỉ việc thì khổ à! Vừa nghĩ, em vừa lật đật chạy đến bịt miệng con, xin lỗi tíu tít “Xin lỗi chị! Con còn bé chưa hiểu chuyện!”. Đang sợ chị này không vui thì bất ngờ, chị lại chỗ con mình, ngồi chồm xuống rồi hỏi:
- Thế theo con ai mặc váy này mới đẹp nào?
- Dạ con ạ!
Nghe con bé trả lời, thế là chị vỡ cười giòn giòn giã như chưa từng được cười, lại còn nói con bé “Cô này có tố chất làm lãnh đạo đấy! Để rồi xem!”. Ui, toát mồ hôi hột. Tưởng chồng phen này chới với vì con gái láu mồm láu miệng, ai dè còn được khen.
Nhưng mình kể ra đây không phải chỉ kể khơi khơi đâu nha! Thực ra, theo mình thấy, các mẹ có thể rất chú trọng đến việc định hướng phát triển tương lai cho con bằng việc học hành này kia nhưng hiếm có ai định hướng cho con phong cách và cá tính riêng ngay từ bé. Phần lớn các trường học ở Việt Nam mình đều dạy học sinh phải làm theo một khuôn mẫu sẵn có, thậm chí con đầu nhà mình đi học thêm còn được cô giáo bắt học thuộc lòng bài tập làm văn do cô đọc cho viết nữa kia. Mình tưởng tượng cô giáo một lúc đọc tất cả bài văn giống y chang thì sao nhỉ?
Trong khi đó, hai con nhà mình lại luôn được dạy phải đi ngược lại với cái chung. Trong mọi chuyện, mình luôn khuyến khích con nhìn nhận theo cách riêng thay vì nghĩ và nói giống mọi người. Mình biết con còn nhỏ, có thể không hiểu được những gì mình nói nhưng “mưa dầm thấm lâu”. Cả hai con của mình, đứa 7 tuổi, đứa 4 tuổi đều có chủ kiến riêng trong mọi việc. Thậm chí, bố mẹ làm sai, các con cũng mạnh dạn nói ngay chứ không bênh cho “phe mình” đâu! Cũng vì vậy mà em càng thấy mình phải thay đổi rất nhiều. Đâu thể dạy con trưởng thành mà bố mẹ lèng èng được phải không các mẹ.
Nhưng mình thừa nhận, rất khó thay đổi. Như chuyện em vừa kể, rõ ràng đã ý thức sẽ dạy con không hùa theo người khác nhưng khi con làm như vậy, bản thân em lại không đủ can đảm để ủng hộ con, dù chỉ trong ý nghĩ. Rõ ràng, trong ý thức cố hữu, em vẫn là một nạn nhân của nền giáo dục rập khuôn, luôn phải đồng ý theo lời người khác mà không dám ý kiến, ý cò. Tất nhiên, em cũng phải thay đổi rất nhiều để hoàn thiện mình hơn mỗi ngày nhưng có một số điều em rút ra được sau thời gian dạy con đi ngược lại với số đông thế này, mong chia sẻ cùng các mẹ:
Bé sẽ là người học 1 biết 10: Nếu con biết lật ngược vấn đề được dạy và đặt ra nhiều câu hỏi hơn xoay quanh nó, chắc chắn con sẽ hiểu rất sâu sắc bài học của mình trên lớp. Những đứa trẻ biết hỏi nhiều bao giờ cũng thành công hơn những trẻ khác vì chúng biết tạo ra cái mới.
Bé sẽ là người lương thiện: Một lần cô giáo kể con gái nhỏ của mình trên lớp không hùa theo các bạn chọc ghẹo một bạn khác bị đái dầm mà thay vào đó, nó chạy lại kéo bạn vào nhà vệ sinh rồi dỗ dành để bạn hết khóc. Nó không xem sai lầm của người khác là điều đáng lên án mà lại tìm cách để đưa bạn mình trở lại với lớp học một cách vui vẻ. Mình rất tự hào vì điều đó.
Bé sẽ là người rất sáng tạo: Một khi có cái nhìn khác với mọi người (không nói theo kiểu lập dị) nghĩa là trẻ sẽ tìm được cho mình một giải pháp khác. Trẻ như vậy bao giờ cũng sáng tạo hơn trẻ khác và hứa hẹn gặt hái thành công trong tương lai.
Theo Ngoisao
Cầm 300 triệu dâu nghèo đưa, mẹ chồng khúm núm xin lỗi
Tôi rút 300 triệu mang về đưa đàng hoàng cho mẹ chồng ngay trước mặt anh chị em trong nhà.
Chào mọi người!
Giờ là lúc mà tôi có thể thở phào nhẹ nhõm sau gần 15 năm làm dâu và phải chịu cảnh nhà chồng khinh thường vì xuất thân trong gia đình nghèo khó. Khi nhà chồng sa cơ lỡ vận, cuộc đời tôi mới được thay đổi, bước sang trang mới. Đây cũng là lúc tôi có thể tự tin rời khỏi những con người ghê sợ đó.
Tôi lấy chồng cách đây gần 15 năm. Nhà chồng tôi khá giàu trong vùng. Nhà anh khi đó có hai tiệm vàng, ba anh lại là chủ thầu xây dựng trong vùng nên được rất nhiều người trọng vọng.
Trong khi đó, tôi chỉ là gái quê, sinh ra ở một xã nghèo, bố mẹ lại làm nông. Thế nên ngay từ đầu, tôi đã bị gia đình chồng phản đối. Mẹ chồng bảo nhà tôi không môn đăng hộ đối. Nhà bà không cần dâu xinh, dâu có học thức mà chỉ cần bố mẹ dâu có địa vị là đủ.
Ngày về nhà chồng làm dâu, tôi bị cả nhà chồng xem thường vì nhà nghèo, khốn khó. Ảnh minh họa.
Chính vì vậy mà suốt 2 năm yêu nhau, tôi bị cả gia đình nhà chồng cấm cửa. Chỉ đến khi tôi nhỡ có bầu, chồng tôi về cầu xin và tuyên bố. Nếu không cho cưới thì anh sẽ tự tổ chức đám cưới ở ngoài và xem như nhà mất đứa con trai nên bố mẹ anh ấy mới đồng ý.
Nghĩ lại ngày cưới mà tôi thương bố mẹ mình vô cùng. Người ta giàu có, khách khứa xe to xe nhỏ, còn nhà tôi chỉ mấy cái xe đạp quê, mấy cái xe cub đi theo đưa cháu về nhà giàu làm dâu. Đến nơi còn bị nhà trai cho sang một cái rạp cưới riêng, khách khứa nhà trai thì ngồi ở một khu vực sang trọng hơn.
Đến lúc đón dâu, tôi tìm mãi không thấy người thân, lúc đó mới hay biết, nhà mình được tiếp đãi ở một nơi riêng biệt. Mãi tới lúc giới thiệu nhà gái, bố mẹ tôi mới được đưa sang khi đã thay bộ trang phục mới do nhà trai sắp đặt.
Tôi biết, ngày cưới của tôi, bố mẹ buồn lắm nhưng vẫn cố cười vui để con gái không tủi thân.
Khi về làm dâu, nhiều lần bị mẹ chồng, bố chồng, anh chị em chồng hắt hủi, tôi vẫn âm thầm chịu nỗi đau một mình mà không dám kể cho bố mẹ đẻ biết. Tôi sợ bố mẹ sẽ phải buồn lòng.
Đã có lần, tôi bị mẹ chồng chửi mắng té tát vì bà nhỡ làm mất mấy trăm nghìn mà không tìm đâu ra. Bà nghi ngờ tôi lấy cắp để gửi về cho bố mẹ đẻ.
Từ ngày về làm dâu, hầu như mọi việc nhà đều vào tay tôi. Mẹ chồng tôi bảo "Nhà không có cái gì làm của hồi môn thì lao động chăm chỉ vào mà bù lại". Em gái chồng thì dè bỉu, khinh khỉnh chê: "Nhà chị ấy ghê quá mẹ ạ. Bây giờ mà còn ở nhà đất cấp 4. Chắc cưới anh mình họ mới biết đi xe ô tô là như thế nào ấy mẹ nhỉ". Rồi mẹ con họ cứ cười ha hả trong phòng xem phim để tôi một mình lau dọn.
Họ khinh nhà tôi nghèo, chê nhà tôi quê mùa nhưng có một điều thua kém, đó là chị em tôi ai cũng học hành tốt. Bởi từ nhỏ, cha mẹ tôi đã dạy: "Nhà mình nghèo nên các con cố gắng mà học hành cho tốt. Cứ ra khỏi làng mình, xã mình được là tốt lắm rồi".
Vì vậy mà nhà 4 anh em thì cả 4 đều tốt nghiệp đại học. Anh tôi học một trường thuộc khối lực lượng vũ trang, ra trường được phân việc luôn. Chị gái tôi học sư phạm bằng giỏi, làm giáo viên cấp 3 trong huyện. Còn tôi và em út học kinh tế, em thì tự thi đỗ vào ngân hàng lớn ở Hà Nội, còn tôi cũng được nhận vào Sở Tài chính của tỉnh.
Còn nhà họ, được mỗi chồng tôi tốt nghiệp trường dân lập, còn lại mấy anh chị em đều học hết cấp 3, thi đại học năm này qua năm khác không đỗ. Anh chồng học xong cấp 3 ở nhà phụ ba mẹ chồng bán vàng. Hai cô em chồng học trung cấp trong tỉnh xong rồi lấy chồng, sinh con.
Chính vì điều đó mà họ bớt lên mặt với nhà tôi hơn. Năm tôi sinh cháu thứ nhất, là con gái, mẹ chồng tôi bảo, "nhà này hay thật, đứa nào cũng đẻ toàn vịt giời". Cháu ruột của bà mới chào đời mà được chào đón một câu như vậy đấy.
Năm thứ hai, tôi bảo chồng xin ra ngoài ở riêng, không có nhà thì thuê nhà, tôi không thể vừa đi làm, vừa về chăm con lại phục vụ cả nhà chồng mãi được. Chồng tôi thì sợ mẹ mắng nên không dám nói chuyện.
Cuối cùng chính tôi là người đặt vấn đề trước và nhận được câu trả lời rằng: "Chúng mày đủ lông đủ cánh thì ra ngoài. Đi rồi có khổ thì tự mà nuôi nhau, đừng tìm về nhà này xin tiền là được".
Từ khi bước chân vào làm dâu, tôi chưa ngửa tay xin bà một lần nào, vậy mà đi đâu gặp ai, mẹ chồng tôi cũng rêu rao vợ chồng tôi ăn nhờ ở đậu, ông bà nuôi.
Rồi cuối năm 2015, bố chồng tôi kinh doanh bất động sản thua lỗ, mọi gia sản trong nhà gần như bán hết để trả nợ. Hai tiệm vàng cũng phải gán cho nhà người ta mà chưa hết nợ. Trong khi đó, vợ chồng tôi đã tự mua đất xây được nhà ở tỉnh. Tất cả đều một tay tôi và anh chị em nhà tôi hỗ trợ, nhà chồng tôi không giúp được một đồng nào.
12 năm ra ở riêng, tôi cũng tích góp được một khoản kha khá. Tôi rút 300 triệu mang về đưa đường hoàng cho mẹ chồng ngay trước mặt anh chị em trong nhà. Mẹ chồng tôi lúc đó mới khúm núm lấy tiền rồi khóc lóc ôm lấy tôi xin lỗi.
Thực sự, viết những dòng này ra, mọi người sẽ bảo tôi lên mặt với nhà chồng nhưng có sống cảnh phục dịch không khác gì ô sin nhà họ thì mới hiểu đời làm dâu nhà giàu khổ nhục như thế nào.
Đến bây giờ thì tôi có thể tự tin, hãnh diện cho anh em nhà chồng biết, con nhà nghèo có cái giá như thế nào rồi. Chúng tôi có thể tự vươn lên bằng sức lực, bàn tay của mình, còn họ không một công việc gì ổn định, chẳng biết rồi họ sẽ xoay xở ra sao.
Theo Người Đưa Tin
Chiếc vòng lóe sáng tố cáo bí mật tày đình của chồng giữa đêm khuya Bất ngờ, đi qua vườn chuối, tôi thấy cái gì đó phát sáng và di chuyển qua lại. Tò mò quá, lại lo sợ có gì bất biến, tôi rón rén lại gần thì choáng váng khì nhìn thấy cảnh tượng trước mắt... Tôi là Bùi Thị Thảo, năm nay 42 tuổi. Tôi đã có 3 đứa con, một gái, hai trai. Các...