Đạn cối dội xuống trại tuyển quân Iraq, 6 người chết
Một trại tuyển lính của quân đội Iraq đã bị pháo kích vào trưa 15/6 (theo giờ địa phương) khiến ít nhất 6 người thiệt mạng.
Hãng AFP đưa tin, một vụ pháo kích bằng đạn cối đã dội vào trại tuyển quân ở phía Đông Bắc ngoại ô thủ đô Baghdad. Dù thời điểm vụ pháo kích không đông người nhưng ít nhất có 6 nạn nhân được xác định đã chết. Trong đó có 3 lính Iraq và 3 thanh niên đến đăng ký gia nhập quân đội.
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã lập tức lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc trên. Người phát ngôn tổ chức này nói với kênh truyền hình Aljazeera: “Những ai có ý định đi lính nên hiểu rằng, họ sẽ phải đối mặt với chúng tôi, một lực lượng bất khả chiến bại”.
Hàng nghìn người đã gia nhập quân đội Iraq trong tuần qua
Trước sự việc này, Thủ tướng Iraq – ông Nouri al-Maliki – đã kịch liệt lên án hành động của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông. “Sẽ không có hành động tội ác nào ngăn cản được lòng yêu nước của thanh niên Iraq. Quân đội của chúng tôi đang giành những chiến thắng quan trọng trên chiến trường. Những kẻ khủng bố sẽ nhanh chóng bị quét khỏi lãnh thổ Iraq”, ông Nouri al-Maliki nói.
Theo BBC, đáp lại lời kêu gọi của thủ lĩnh tối cao Hồi giáo dòng Shia, hàng nghìn thanh niên Iraq đã kéo tới các trung tâm tình nguyện ở khắp Baghdad xin gia nhập cuộc chiến chống lại các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông.
Điều này cộng với lệnh tử hình với tất cả những ai đào ngũ của quân đội Iraq khiến tình hình chiến trường đã trở lại thế cân bằng. Các tay súng của ISIL không thể tiến nhanh như giai đoạn đầu tuần trước, ngược lại họ còn bị đánh bật ở nhiều nơi.
Video đang HOT
Theo Khampha
Mỹ đang hứng chịu thảm họa từ sai lầm của Obama?
Iraq đang trở thành nỗi ám ảnh của nước Mỹ kể từ khi Obama cho rút hết quân ra khỏi nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa đất nước Iraq và một chiến trường đẫm máu.
Ông Obama đắc cử Tổng thống Mỹ phần lớn là nhờ vào chiến dịch phản đối cuộc chiến tranh ở Iraq mà sau đó chính ông đã kết thúc. Trong nhiều tháng trời, ông đã liên tục từ chối các yêu cầu từ phía Iraq rằng Mỹ phải can thiệp quân sự để giúp họ chống lại các phần tử cực đoan.
Obama đang đứng trước bài toán khó mang tên Iraq
Một chuyên gia tại Viện Brookings cho hay sau khi nước Mỹ mất hàng ngàn binh sĩ và đổ hàng tỉ đô-la vào mảnh đất này, Obama không muốn một lần nữa dính líu quân sự vào Iraq.
Chuyên gia Ken Pollack cho rằng Tổng thống Obama đã hy vọng rằng các bên ở Iraq có thể đàm phán với nhau để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng khi quyết định cho rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Iraq, bất chấp những cảnh báo rằng đất nước này có thể tiếp tục rơi vào nội chiến.
Tuy nhiên, có vẻ như Nhà Trắng đã thay đổi quan điểm về vấn đề Iraq, đặc biệt là sau khi quân đội Iraq liên tiếp hứng chịu những thất bại thảm hại và liên tục "dâng" nhiều thành phố quan trọng cho phiến quân.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chính phủ nước này đang cân nhắc "mọi lựa chọn", bao gồm cả việc không kích để giúp Iraq đẩy lùi các phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng khẳng định không có ý định cử binh sỹ tới đây.
Phiến quân Iraq nã đạn súng máy hạng nặng vào quân đội chính phủ tại thành phố Samarra
Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau khi hai thành phố quan trọng của Iraq là Mosul và Tikrit bị rơi vào tay phiến quân Hồi giáo dòng Sunni sau những cuộc tấn công chớp nhoáng.
Phiến quân nổi dậy thuộc nhóm Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và cận Đông (ISIS) đang có kế hoạch tiến sâu hơn nữa về phía nam Baghdad và chiếm các khu vực chiến lược của quân đội chính phủ.
Trong khi đó, các binh sĩ chính phủ thì hoàn toàn rệu rã về mặt tinh thần và thi nhau đào ngũ, bỏ lại toàn bộ quân phục, vũ khí và căn cứ cho phe nổi dậy. Tình hình bi đát đến mức không quân Iraq đã phải ném bom vào các căn cứ của quân mình để ngăn không có các loại vũ khí, khí tài bị bỏ lại rơi vào tay phiến quân.
Bạo lực đã khiến Mỹ bắt đầu phải di chuyển các nhà thầu quân sự đang làm việc với quân đội Iraq tới những địa điểm an toàn hơn. Theo một quan chức quân đội Mỹ, hàng trăm người đã được di tản từ căn cứ không quân Balad về thủ đô Baghdad.
Tại những thành phố do phiến quân vừa chiếm được, tình trạng bạo lực và cướp bóc tràn lan, khiến hàng trăm ngàn dân thường lũ lượt rời bỏ các vị trí này. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là với hàng ngàn người Mỹ đang ở Iraq như các nhân viên sứ quán, các cố vấn quân sự và các nhà thầu tư nhân.
Hàng ngàn người Iraq bỏ chạy khỏi thành phố mới bị phiến quân chiếm đóng
Cảnh báo đi lại mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng những người Mỹ tại Iraq "đang có nguy cơ cao bị bắt cóc hoặc bị khủng bố", và đây là một trong những lý do buộc ông Obama phải có hành động quyết liệt tại Iraq.
Theo ông Pollack, trong thời gian tới, Mỹ có thể sử dụng chiến thuật không kích bằng máy bay không người lái và chiến đấu cơ, tổ chức huấn luyện chiến đấu cho quân đội Iraq và cung cấp thêm các loại vũ khí hạng nặng như trực thăng Apache cùng các loại khí tài khác để đẩy lui quân nổi dậy.
Chuyên gia này nhận định: "Iraq đã đi quá xa, thế nên những biện pháp nửa vời không thể giúp được gì." Đó là lý do khiến chuyên gia này tin rằng Mỹ sẽ phải lựa chọn biện pháp can thiệp trở lại vào Iraq, mặc dù Tổng thống Obama không hề muốn thừa nhận rằng mình đã phạm một sai lầm chiến lược.
Theo Khampha
Mỹ đã "dâng" Iraq cho khủng bố al Qaeda như thế nào? Mỹ đã tạo ra thiên đường cho al Qaeda ở Iraq, và giờ đây nó đã trở thành một thảm họa đối với Mỹ. Trong những ngày gần đây, tổ chức Quốc gia Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIS), một nhóm phiến quân được coi là al Qaeda của Iraq, bất ngờ mở một chiến dịch quân sự lớn, đánh chiếm nhiều...