“Dân chủ” – vũ khí hủy diệt hàng loạt các nước Trung Đông
Phương Tây đang cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học để tiến tới sử dụng bạo lực để dân chủ hóa Syria. Nhưng, trên thực tế, Mỹ chỉ làm cho quan niệm về dân chủ bị mất uy tín.
Một cuộc biểu tình phản đối phương Tây can thiệp vũ lực vào Syria. Ảnh: EPA
Washington tin rằng ví dụ Iraq rất thành công
Theo Đài Tiếng nói nước Nga hôm nay (2.9), những lời tố cáo Syria rõ ràng là không trung thực, vì trên thực tế có nhiều khả năng quân nổi dậy đã sử dụng loại vũ khí này. Nhưng, phương Tây tiếp tục cáo buộc chế độ Bashar al-Assad. Song, họ trước hết không hài lòng với việc ở Syria có chế độ mà họ cho là độc tài và không có dân chủ.
Phải chăng, dù láu lỉnh với những chi tiết, nhưng phương Tây nói chân thật về điều cốt lõi – họ muốn xây dựng một xã hội dân chủ hiện đại ở Syria?
Nhà quan sát Evgeny Ermolayev của Nga cho rằng: “10 năm trước đây, để biện minh cho cuộc xâm lược của quân đội Mỹ vào Iraq, Tổng thống Mỹ George Bush đã tuyên bố: Nền dân chủ Iraq sẽ giành chiến thắng. Thành công của nó sẽ chứng minh cho mọi người rằng, tự do có thể là số phận của mỗi quốc gia”. Hiện nay, chúng ta thấy rằng, tất cả những gì xảy ra sau đó và đang xảy ra tại Iraq khó có thể được gọi là “thành công”.
Đất nước Iraq hầu như bị đổ nát, nền kinh tế suy thoái và các cuộc xung đột tôn giáo do những phần tử đến từ nước ngoài không thể được gọi là “sự thành công”. Nhưng, có vẻ như Washington tin rằng, ví dụ của Iraq là rất thành công. Sau Iraq, Mỹ cùng với các đồng minh Châu Âu và Arab đã mang lại nền dân chủ tương tự cho Libya. Bây giờ đến lượt Syria.
Dân chủ: Cái cớ tiện dùng
Trước cuộc nội chiến, Syria là một trong những quốc gia dân chủ nhất trong khu vực. Về mặt chính thức, ở Syria đã có hệ thống đa đảng. Quốc gia này tổ chức các cuộc bầu cử. Dù không lý tưởng, nhưng đó là cuộc bầu cử. Các chế độ quân chủ ở các nước vùng Vịnh không có hệ thống bầu cử, không có đảng phái chính trị. Nhưng, xét theo mọi việc, Mỹ không có khiếu nại với hệ thống xã hội của họ.
Điều đó cho thấy rằng, phương Tây sử dụng bạo lực để dân chủ hóa chỉ các nước trong khu vực hiện có nền dân chủ (dù không hoàn hảo nhưng vẫn là dân chủ). Nền dân chủ ở các quốc gia đó có thể được cải thiện và phát triển, nhưng, thay cho điều đó, phương Tây tiêu diệt nó và nói rằng, đây là một nền dân chủ rất xấu, vì vậy chúng tôi sẽ phá hết và sau đó tất cả sẽ rất tốt. Nhưng, trên thực tế, Mỹ chỉ làm cho quan niệm về dân chủ bị mất uy tín
Nhà chính trị học Victor Nadein – Raevskyi chia sẻ với Đài Tiếng nói nước Nga cái nhìn khác về vấn đề “dân chủ hóa ở Trung Đông”: “Phương Tây đã sử dụng mạng Internet để phổ biến ở Trung Đông các khái niệm của phương Tây về nền dân chủ và các quyền tự do. Họ muốn để ở các quốc gia này xuất hiện tầng lớp người dân chủ trương xây dựng mô hình dân chủ theo kiểu phương Tây. Hiện có những người như vậy. Không phải tất cả những người đang chiến đấu ở Syria chống lại chế độ hiện hành đều là các phần tử Hồi giáo cực đoan. Chắc là, có những người chân thành muốn để mọi thứ phải thật “như ở Châu Âu”.”
Video đang HOT
Nhưng, để tiến tới chế độ được gọi là “dân chủ”, Châu Âu đã phải mất nhiều thế kỷ, và con đường này đã là rất khó khăn, nhiều khi đẫm máu.
Nền dân chủ phương Tây là phương pháp giải quyết hòa bình các tranh cãi trong cộng đồng, phương pháp đã được tìm thấy bằng “thử nghiệm và phạm sai lầm”. Và đó là phương pháp hòa bình.
Nhưng, ở Trung Đông, phương Tây đẩy người dân vào con đường bạo lực, hơn nữa – khuyến khích những người ủng hộ bạo lực.
Trên thực tế, có vẻ như phương Tây không cố gắng xúc tiến quá trình xây dựng một nền dân chủ cho các dân tộc trong khu vực, hoặc xây dựng bất cứ gì, mà chỉ cố gắng phá hoại. Trên đống đổ nát, phương Tây sẽ xây dựng những quốc gia bù nhìn yếu kém nằm dưới sự kiểm soát của mình. Nếu nói về những cáo buộc không có dân chủ, thì đó chỉ là cái cớ tiện dùng, bởi vì chưa hề có một xã hội lý tưởng.
Theo Lao động
Điểm nóng Syria: 10 năm một kịch bản Mỹ
Tổng thống Obama gửi lên Quốc hội nước này một văn bản trình bày lý do của việc tấn công Syria, và nó không khác những gì đã được ông G.W.Bush trình để tấn công Iraq năm 2003.
Nhiệm vụ quân đội Mỹ ở Syria là tước bỏ khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của chế độ cầm quyền ở nước này, điều này được thể hiện trong dự thảo văn bản mà tổng thống Obama gửi lên Quốc hội Mỹ, nghe rất giống với luận điểm của Mỹ 10 năm về trước khi cáo buộc chế độ Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng thực tế đó chỉ là cái cớ mà người Mỹ muốn can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền.
Với luận điểm đó, Tổng thống Obama đã hướng đến các nhà lập pháp Mỹ đồng thuận cho các hoạt động quân sự.
Khói mịt mù bao phủ toàn Dinh Tổng thống ở thủ đô Baghdad trong cuộc không kích của Mỹ hôm 21/3/2003.
Trong báo cáo ngắn gọn, tham chiếu vào Đạo luật chiến tranh năm 1973, theo đó Tổng thống Mỹ có quyền sử dụng quân đội ở nước ngoài trong thời hạn 60 ngày.
Trong một đoạn của dự thảo nghị quyết được gửi đi có đoạn "Tổng thống được phép sử dụng lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ khi ông thấy cần thiết và có thể, liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt trong các cuộc xung đột ở Syria".
Tài liệu đề cập đến hai vấn đề cơ bản, thứ nhất là để "ngăn chặn hoặc hạn chế việc sử dụng hoặc phân phối, bao gồm cả việc chuyển giao cho các nhóm khủng bố hoặc giữa các nước khác nhau hoặc trong các tổ chức phi chính phủ trong nước, tới Syria hoặc từ Syria, bất cứ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào, bao gồm cả hóa học và sinh học cũng như các thành phần và nguyên liệu để tạo ra chúng".
Vấn đề thứ hai, nghị quyết của Nhà Trắng viết, điều đó sẽ "bảo vệ Mỹ và các đồng minh cũng như các đối tác của họ khỏi các mối đe dọa từ các loại vũ khí này".
Ngoài ra, Tổng thống Hoa Kỳ cũng thông báo, các hoạt động quân sự nhằm vào Syria có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, có thể là ngay ngày mai, hoặc vào tháng tới. Và hành động quân sự sẽ được giới hạn cả về quy mô và thời gian, sự can thiệp của quân đội Mỹ trên đất liền sẽ không xảy ra.
Người dân Iraq và lính Mỹ kéo đổ bức tượng Tổng thống Iraq Saddam Hussein ngày 9/4/2003.
Tuy nhiên ông cũng khẳng định, quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho chiến dịch, "nó (hoạt động quân sự) có thể thực hiện vào ngày mai, tuần tới, tháng tới, tôi đã sẵn sàng để ra lệnh như vậy", Obama nói.
Mặc dù không đưa ra chứng cứ xác thực, Tổng thống Obama vẫn khẳng định, chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về vụ sử dụng vũ khí hóa học hôm 21/8. Theo ông, các hoạt động quân sự chống lại Syria nên được giới hạn để làm cho chế độ Assad không thể tái sử dụng vũ khí hóa học.
"Nó không thể là một sự can thiệp lâu dài, không có hoạt động mặt đất. Hoạt động này được giới hạn cả về quy mô và thời gian", Obama cho hay.
Thế nhưng, Quốc hội Mỹ chỉ thảo luận về khả năng có một chiến dịch quân sự sau ngày 9/9, ngay sau kỳ nghỉ của các dân biểu.
"Chúng tôi hy vọng rằng, Hạ viện sẽ xem xét các biện pháp này ngay trong tuần tới, bắt đầu từ ngày 9/9. Điều này cho phép Tổng thống có thời gian để biện minh cho quyết định của mình trước Quốc hội và người dân Mỹ", Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho hay.
Thế nhưng, hiện tại trong Quốc hội Mỹ không có sự đồng thuận về việc có nên can thiệp quân sự vào Syria, nhưng phần lớn các nhà lập pháp Hoa Kỳ hoặc công khai ủng hộ hành động này hoặc đơn giản là im lặng, không phản đối kế hoạch của chính quyền.
Obama cũng cho biết, hy vọng rằng Liên Hợp Quốc "không chỉ là điều tra" các trường hợp sử dụng vũ khí hóa học mà cần phải đối phó hành vi như vậy. Tổng thống cũng phàn nàn rằng, hình như Liên Hợp Quốc đã bị tê liệt.
Không chỉ là nỗi đau của người dân Iraq, lính Mỹ cũng trải qua giai đoạn thật khó khăn, khốc liệt của chiến tranh.
Một lần nữa Thổng thống Hoa Kỳ khẳng định, Washington đã sẵn sàng cho hoạt động quân sự ở Syria mà không cần có sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi có thể khởi động mà không cần có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan này đã bị tê liệt và không muốn đưa Assad ra trước công lý", Tổng thống Hoa Kỳ nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đang bị mất dần các đồng minh thân cận trong cuộc chiến Iraq, trong đó có cả Vương quốc Anh, Đức, Canada và các thành viên của liên minh NATO.
Chỉ có Pháp vẫn còn mong muốn cùng Mỹ "tiêu diệt khả năng sử dụng vũ khí giết người hàng loạt của Syria".
Thế nhưng phe đối lập tại Pháp đã kêu gọi Tổng thống Francoi Hollande hãy chờ đợi kết quả của các thanh tra viên Liên Hợp Quốc về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học gần Damascus trước khi đưa ra quyết định chính thức và không nên "quyết định quá vội vàng".
"Trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, cần phải chờ đợi kết luận của các thanh tra Liên Hợp Quốc", lãnh đạo đảng cánh hữu UMP Jean Francoi Cope nói.
Tuy bị Quốc hội không cho phép can thiệp quân sự, nhưng thủ tướng Anh David Cameron vẫn lên tiếng ủng hộ cách xử lý của Tổng thống "tôi hiểu và ủng hộ lập trường của Tổng thống Obama đối với Syria", ông đã viết trong blog của mình trên Twitter.
Theo các nhà phân tích, Tổng thống Obama đã "leo lên lưng cọp", không thể không can thiệp quân sự vì danh dự của "ranh giới đỏ", và kịch bản Iraq lặp lại sau 10 năm cho dù có khác là "hạn chế cả quy mô và thời gian" mà Tổng thống Obama muốn thực hiện chưa thể xảy ra trước 9/9.
Theo Báo đất Việt
"Assad không ngu ngốc đến mức dùng vũ khí hóa học" Trong khi các cường quốc phương Tây ra sức cáo buộc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tuần trước thì lãnh đạo nhóm người Kurd lớn nhất ở Syria lại khẳng định, ông Assad "chẳng ngu ngốc đến mức" dùng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt đó khi quân của...