Đạn chống tăng Tandem Kẻ hạ gục “Vua chiến trường”
Để có thể phá hủy xe tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ, các kỹ sư nhận thấy nếu chỉ tăng đường kính đầu đạn xuyên lõm thì vẫn là chưa đủ cho nên đạn Tandem đã ra đời
Hệ thống giáp phản ứng nổ ERA (Explosive Reactive Armour) bao gồm các khối thuốc nổ đặt trong những hộp thép bên ngoài giáp chính của xe tăng – thiết giáp. Nguyên lý hoạt động của ERA là sử dụng hiệu ứng nổ hướng ra ngoài của khối thuốc nổ nằm trong hộp thép làm chệch hướng luồng xuyên lõm hoặc làm gẫy thanh xuyên, giảm khả năng xuyên phá của đạn chống tăng động năng.
Giáp phản ứng nổ tỏ ra đặc biệt có tác dụng khi chống lại các loại đạn chống tăng xuyên lõm liều đơn thế hệ cũ như RPG-7, M-72… Khi phải đối đầu với xe tăng trang bị ERA, những “Cơn ác mộng xe tăng” trên đôi vai người lính bộ binh đã gần như mất tác dụng.
Xe tăng Abrams được gia cố bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ ERA
Tuy nhiên như các bác sỹ vẫn thường nói là “Giết người bao giờ cũng dễ hơn cứu người”, không bao lâu sau khi giáp phản ứng nổ được phát minh và ứng dụng trang bị cho xe tăng thì vào năm 1974 đầu đạn Tandem đã xuất hiện.
Hiện tại, đầu đạn Tandem đang ở giai đoạn phát triển toàn diện và đã được ứng dụng cho nhiều loại tên lửa chống tăng (Hellfỉre, Tow-2B, Eryx, Hot, Milan, Javelin, Kornet…); đạn súng phóng lựu chống tăng (RPG-7, RPG-27, RPG-29…) và đạn pháo xe tăng các cỡ.
Đạn Tandem PG-7VR
Đầu đạn Tandem (nghĩa gốc chỉ loại xe đạp có 2 người cùng đạp) là một thiết bị nổ được thiết kế để thực hiện 2 hoặc nhiều bước nổ lõm kế tiếp nhau, có hiệu quả chống module giáp phản ứng nổ rất cao.
Nguyên lý hoạt động của đầu đạn như sau: Bước thứ nhất, dùng luồng xuyên của lượng nổ lõm phụ kích nổ module giáp phản ứng để “dọn đường” cho luồng xuyên của lượng nổ lõm chính. Bước thứ hai, lượng nổ lõm chính hoạt động (sau một khoảng thời gian xác định), luồng xuyên mạnh hơn của nó dễ dàng xuyên thủng vỏ giáp chính của xe tăng.
Video đang HOT
Kết cấu cơ bản của một đầu đạn Tandem gồm: Lượng nổ lõm phụ có đường kính nhỏ bố trí phía trước lượng nổ lõm chính có đường kính lớn. Vì lượng nổ lõm phụ nổ trước lượng nổ lõm chính và để ngăn ngừa không cho lượng nổ lõm chính phát nổ sớm hơn yêu cầu thì cần phải có cơ cấu bảo vệ. Thông thường cơ cấu này là một tấm ngăn có cấu hình đặc biệt.
Sơ đồ kết cấu của một đầu đạn Tandem đơn giản: 1-Lỗ thoát khí; 2-Lượng nổ lõm chính; 3-Vách ngăn bảo vệ; 4-Lượng nổ lõm phụ; 5-Vỏ đạn.
Tấm ngăn bảo vệ lượng nổ lõm chính phải bảo đảm có độ bền cao để làm giảm khoảng cách giữa hai lượng nổ và tăng được thời gian giữa hai lần nổ, nhờ đó khối lượng của lượng nổ lõm phụ cũng được tăng lên. Tuy vậy, tấm ngăn này phải có độ mỏng cần thiết ở phần tâm để không gây cản trở lớn đến luồng xuyên của lượng nổ lõm chính.
Kết cấu đặc trưng của đầu đạn Tandem là không gian phía trước của lượng nổ lõm chính được mở rộng để chứa sản phẩm nổ sau khi lượng nổ lõm phụ hoạt động. Khi lượng nổ lõm phụ nổ, khí thuốc và áp suất của nó tăng lên rất nhanh. Để làm giảm áp suất xuống giá trị tối thiểu, ở phía trước tấm ngăn có lỗ thoát khí với cấu hình đặc biệt trên vỏ đầu đạn.
Lượng nổ lõm phụ cần phải có tác động nhỏ nhất lên tấm ngăn bảo vệ đồng thời lượng nổ lõm chính phải có đặc tính nổ tốt để bù sự tác động do lượng nổ lõm phụ đã hoạt động trước đó. Vì vậy lượng nổ chính thường có đường kính lớn và công nghệ chế tạo nó đòi hỏi độ chính xác rất cao. Trong thực tế cấu tạo của đầu đạn Tandem phức tạp hơn nhiều. Dưới đây là một sơ đồ phương án tiếp theo của đầu đạn Tandem.
Sơ đồ kết cấu của một đầu đạn Tandem với các cơ cấu hỗ trợ: 1-Cơ cấu đẩy lượng nổ phụ; 2-Cơ cấu an toàn; 3-Lượng nổ lõm chính; 4-Vỏ đạn; 5-Lượng nổ lõm phụ; 6-Cơ cấu thu; 7-Cơ cấu phát.
Khoảng trống giữa hai lượng nổ được sử dụng để bố trí các cơ cấu điện tử và động cơ điện điều khiển. Chúng được sử dụng để làm tăng khoảng cách giữa hai lượng nổ, loại bỏ tấm ngăn bảo vệ lượng nổ lõm chính và làm giảm khối lượng chung của đầu đạn.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan các sản phẩm của Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng. Nguồn: Quân đội nhân dân
Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được một số loại đạn Tandem đủ khả năng tiêu diệt hầu như toàn bộ các loại xe tăng chủ lực hiện có hoặc có thể xuất hiện trong tương lai gồm PG-7VR (dùng cho súng chống tăng B-41/RPG-7) và PG-29V (dùng cho súng chống tăng RPG-29) hiện đại hơn.
Theo Tri Thức
Việt Nam lại xuất hiện một 'ngọn núi lửa phủ đầy tuyết'!
Khát khao cháy bỏng đến hòa bình, mềm dẻo như nhung lụa, nhưng ẩn chứa trong đó là những mạt kim cương rắn hơn sắt thép.
Hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn, hồn thiêng sông núi đã sinh ra một vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, một "ngọn núi lửa phủ đầy tuyết". Nhớ thay, "ngọn núi lửa phủ đầy tuyết" đó đã ngủ yên trong lòng đất mẹ trong khi Tổ quốc đang bị quân thù nhòm ngó...
Có lẽ, một người lính chiến, sẽ không viết bài này khi không đọc được trên các trang mạng một số người hết kích động Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc rồi chuyển sang trách Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam là "quan văn ngồi nhầm chỗ quan võ"...trong bài phát biểu của ông trên diễn đàn an ninh khu vực tổ chức tại Shingri-La vừa qua. Nghĩa vụ của một người lính trước những điều sai trái ấy là phải lên tiếng đàng hoàng.
Đại tướng Bộ trưởng QP Việt Nam trên diễn đàn an ninh khu vực.Ôn hòa, mềm mỏng mà rắn như thép.
Những vị tướng được quân lính yêu mến, kính trọng...ngoài tài năng ra thì tư tưởng quý trọng giọt máu của người lính như máu của con em mình quyết định nên điều "tướng lĩnh phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào".
Đánh nhau ai chết trước? Lính (thanh niên trai trẻ) và nhân dân thiệt trước vì thế càng tránh cho lính chết, dân thiệt mà vẫn bảo vệ được chủ quyền thì tìm mọi cách để tránh, đó là cái TÂM của người làm tướng, nói cách khác là "văn trong võ", là hiền tướng. Còn khi không thể tránh được thì mới phải đưa nhân dân và người lính của mình vào cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. "Các cậu, hết cách rồi, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đánh thôi!". Lúc đó lính tráng sẽ dạ ran muôn người như một và coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Các vị có biết danh hiệu "Dũng sỹ đường 9" là gì không? Các vị có biết, được phong danh hiệu Anh hùng LLVT khi mới giữ chức Trung đội trưởng trong năm 1971 khi Mỹ đang làm mưa làm gió trên chiến trường miền Nam là như thế nào không? Tiểu sử của tướng Thanh đó, ông đi lên từ một anh binh nhì trên chiến trường khốc liệt mà chắc chắn là không ít lần vác xác đồng đội trên vai.
Đã từng là một trinh sát lính thủy đánh bộ trên chiến trường K, tôi hiểu nguy hiểm, ác liệt lúc đó so với chống Mỹ chỉ bằng một phần trăm, cho nên hết sức kính nể những vị tướng từng trải qua thời chống Mỹ.
May mắn cho Việt Nam ta, đất nước đang trong tình trạng quân thù nhòm ngó thì các vị tướng lĩnh cấp cao, lãnh đạo cấp cao đều đã kinh qua chiến tranh tàn khốc nhất, dày dạn kinh nghiệm và bản lĩnh.
Trở lại với bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Trước hết, nếu như ai đó cho rằng bài nói của bà Phó Oánh hay của Phó tổng tham mưu trưởng PLA trên Shingri-La vừa qua là hoàn toàn theo ý cá nhân của họ là cạn nghĩ. Bà Phó Oánh hay Tham mưu trưởgg PLA nói chính là Trung Quốc nói!
Còn bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh, đó là Việt Nam nói, Việt Nam nhất quán quan điểm của mình trước thế giới tại Shingri-La.
Việt Nam đã phán đoán đúng thái độ của Nhật Bản, Mỹ...trong diễn đàn sắp tới nên đã chọn nội dung chuyển tải rất hợp lý và khôn ngoan. Phối hợp rất nhịp nhàng, bài bản từ trên xuống dưới theo một nguyên tắc kiên định.
HD 981 vào vùng biển Việt Nam,Trung Quốc đang trả giá đắt!
Thủ tướng Việt Nam tuyên bố "vì chủ quyền thiêng liêng quyết không chấp nhận đánh đổi hòa bình, hữu nghị viễn vông lệ thuộc"; "Việt Nam muốn hòa bình để phát triển nên còn một cơ hội hòa bình nào dù là mỏng manh để tránh khỏi chiến tranh thì Việt Nam vần không bỏ qua"; "giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhưng sẵn sàng tự vệ"; "chỉ cần dòng hàng hóa khổng lồ trên Biển Đông bị gián đoạn thì kinh tế khu vực và một số nước bị thảm họa"; "bảo vệ và tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư"...Đó là tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc bất di bất dịch của Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam.
Đấu tranh của Bộ Ngoại giao có sự đanh thép hiếm thấy với Trung Quốc, lên án mạnh mẽ sự ngang ngược vô nhân đạo, phi pháp xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trên nền đó, ngoại giao quốc phòng mà đại diện là tướng Nguyễn Chí Vịnh lại có nét đặc thù, khác biệt. Theo dõi các bài trả lời phỏng vấn trong nước, ngoài nước của tướng Vịnh người ta cảm thấy có sự khát khao cháy bỏng đến hòa bình, sự mềm dẻo như nhung lụa, nhưng ẩn chứa trong đó là những mạt kim cương rắn hơn sắt thép.
Tại diễn đàn an ninh khu vực Shingri-La, viên tướng Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc "sùi bọt mép", hiếu chiến, hung hăng, ngạo mạn cứ như không còn "biện pháp hòa bình" nào nữa, cứ như Trung Quốc sắp đánh nhau với Việt Nam rồi.
Nhưng lời lẽ của Việt Nam, của Đại tướng Phùng Quang Thanh, vị tướng của một đội quân "bất bại" lại ôn hòa, mềm dẻo, nhưng ý chí lại kiên định trong mục tiêu yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam đã khiến cho dư luận, giới kinh doanh và các quốc gia khác tin rằng Việt Nam đã đang và sẽ cố gắng bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Ít nhất là họ yên tâm với một vị tướng đã dạn dày chiến trận như vậy thì khó có thể để những "tính toán sai lầm xảy ra xung đột". Sự nhạy cảm, khôn khéo của ngoại giao quốc phòng là vậy đó.
Trên Biển Đông, thực tế thì như ta thấy, Việt Nam đang thể hiện một ý chí quyết tâm cao độ, không chùn bước trước Trung Quốc có lực lượng đông mạnh hơn nhiều lần. Việt Nam hành động quyết liệt nhưng tỉnh táo, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan.
Trung Quốc đã rút lùi giàn khoan, tuy còn trong thềm lục địa Việt Nam thay vì tiến sâu thêm như thái độ ngạo mạn, hung hăng vốn có của họ. Thắng lợi trên chiến trường quyết định trên bàn đàm phán. Thắng lợi của Việt Nam là đánh sập ý chí, thái độ hung hăng, ngạo mạn, đó là: Trung Quốc không thể "muốn khoan đâu cũng được!".
Thời thế tạo anh hùng, trước họa xâm lăng đang xuất hiện "một ngọn núi lửa phủ đầy tuyết".
Theo ĐVO
Lập trường của Việt Nam được hoan nghênh tại Shangri-La Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đã được chia sẻ và hoan nghênh tại Đối thoại Shangri-La 13. Trả lời phỏng vấn phóng viên sau khi Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 kết thúc, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,...