Dân chơi Sài Gòn sở hữu ‘căn nhà di động’ chỉ tốn 85 triệu
‘ Căn nhà gỗ di động’ Toyota VAN 2WD 1984 của dân chơi Sài Gòn có tổng chi phí vỏn vẹn 85 triệu đồng. Trong đó, chi phí mua xe chỉ mất 35 triệu đồng và chi phí độ xe chỉ mất 50 triệu đồng.
Thời gian gần đây phong trào độ xe thành căn nhà di động theo phong cách mobihome (hay vanlife) đang dần được phổ biến và được nhiều người biết đến.
Anh Phạm Đức Tín (Quận 9,TP.Hồ Chí Minh) cũng lựa chọn cho mình một chiếc xe cũ đã 36 năm tuổi, mẫu Toyota Van 2WD 1984 để độ lại theo phong cách này. Chiếc xe này được chủ nhân mua lại hồi tháng 9/2019 với giá 35 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Vietnamnet, anh chia sẻ: ” Do sở thích hay đi du lịch, cắm trại, nên tôi đã có ý định tìm một chiếc ô tô cũ rồi độ theo ý tưởng của mình. Trùng hợp, trong thời gian này tôi quen biết một người bạn cũng có cùng sở thích nên anh em đã rất hào hứng trao đổi kinh nghiệm với nhau.Chỉ sau 2 tháng, tôi đã hoàn thành bản độ cho chiếc xe này.”
Chiếc Toyota Van 2WD 1984 độ lại “căn nhà di động” của anh Phạm Đức Tín ( Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh).
Khoang lái của xe Toyota Van 2WD 1984.
Cụ thể, chủ xe đã thiết kế, cải thiện gần như toàn bộ không gian nội thất để phục vụ mục đích biến chiếc Toyota VAN 1984 thành căn nhà di động. Đầu tiên, các băng ghế hành khách phía sau đã được loại bỏ, để tạo không gian trong cho các ý tưởng thiết kế.
Phần nội thất của xe được thiết kế lại, mở ra một khoảng không gian rộng rãi với gường ngủ, hộc tủ được thiết kế kiểu mô-đun, có thể tháo lắp dễ dàng. Phía trên được kê những chiếc đệm ấm áp, để nằm nghỉ ngơi cho 2 người lớn và 1 trẻ nhỏ.
Phần nội bên trong xe được ốp gỗ thông pallet gần như hoàn toàn
Gường ngủ được thiết kế kiểu mô-đun với những miếng đệm rời riêng lẻ, có thể tháo lắp dễ dàng.
Video đang HOT
Để giải quyết nhu cầu nấu nướng, anh Tín đã trang bị bộ bếp từ hồng ngoại. Bộ bếp sử dụng điện được lấy từ 2 bình lithium 100 AH sử dụng bộ kích 220V, công suất 2500W. Nguồn điện này có thể sử dụng cho các thiết bị điện dân dụng nồi cơm điện, tivi, tủ lạnh mini, laptop, bóng đèn… Ngoài ra, phần nội thất của chiếc xe đã thiết kế lại nhằm tối ưu hóa các vị trí để tăng khả năng sử dụng khi cần thiết.
Phía sau xe Toyota 1984
Bên cạnh đó, xe còn có khả năng trữ nước được chủ nhân sáng tạo bằng ống PVC 150 đặt trên nóc xe, với dung tích 23 lít. Ngoài ra, phần nóc xe được gắn một ba ga nhằm tận dụng mặt phẳng có thể dựng lều và ngồi ngắm cảnh trên cao.
Dụng cụ chứa nước được “chế” bằng ống PVC 150 đặt trên nóc xe, với dung tích 23 lít.
Một mái xe di động diện tích 2,5m x 3m được trang bị nhằm tạo bóng râm.
Bên ngoài, một mái xe di động khá lớn 2,5m x 3m được trang bị nhằm tạo bóng râm. Nơi này có thể sử dụng để ngồi nấu nướng, hay thư giãn v.v. Chưa dừng lại ở đó, phía sau xe chủ nhân còn tận dụng tối đa có thể bắt 2 chiếc võng đôi hay một chiếc đơn khi cần thiết.
Xe còn được trang bị giá để mắc võng.
Anh Phạm Đức Tín cho hay, thời gian độ lại chiếc xe mất khoảng hai tháng và đa phần là anh và một người bạn tự làm trong những thời gian rãnh rỗi. Chi phí độ xe chỉ hết tầm khoảng 50 triệu đồng.
Ảnh 6. Với thùng loa di động kèm máy chiếu, khiến chiếc xe như một rạp chiếu phim di động.
Phong cách vanlife hay thuật ngữ “vandwelling” được hiểu đơn giản là phong cách độ xe thành một ngôi nhà di động với đầy đủ tiện nghi. Điểm đặc biệt ở phong cách độ này là không có bất kì khuôn mẫu chuẩn nào, tùy sở thích mỗi người.
Cụ thể, một số người sẽ ưu tiên cho việc nấu nướng thì trang bị đầy đủ bếp, vòi rửa, tủ lạnh. Một số khác thì ưu tiên giải trí thì trang bị ti vi, máy chiếu hay dàn hát karaoke trên xe. Như vậy có thể thấy, người chơi theo phong cách này có thể thỏa sức sáng tạo miễn sao đáp ứng nhu cầu bản thân.
Ảnh 7. Sau khi độ xong, chiếc Toyota VAN 1984 trở thành phương tiện du lịch lý tưởng của gia đình anh Phạm Đức Tín.
Lịch sử của vandwelling bắt đầu lối sống du mục trên các toa xe ngựa kéo như toa xe Roma vardo ở châu Âu hay các toa xe Conestoga ở Hoa Kỳ. Do khoa học kỹ thuật phải triển, con người phát minh ra xe hơi và hình thức vandwelling hiện đại bắt đầu. Trong đó mẫu xe van của Volkswagen đã góp phần rất lớn trong sự khi phát triển lan rộng trào lưu này trên toàn thế giới, chiếc xe gần như biểu tượng của cộng đồng vanlife.
Tuấn Dương
Theo vietnamnet
Chi 200 triệu, dân chơi Sài Gòn biến Mercedes-Benz Spinter thành căn nhà tiện nghi
Anh Nguyễn Hữu Nghĩa - một người chơi xe có tiếng trong giới xe cào cào đã biến chiếc Mercedes Spinter thành căn nhà di động đầy đủ tiện nghi chỉ với 200 triệu đồng.
Độ xe không phải là trào lưu mới mẻ ở Việt Nam nhưng độ xe theo phong cách vanlife thì ít người am hiểu và chịu chơi. Phong cách vanlife hay thuật ngữ "vandwelling" được hiểu đơn giản là phong cách độ xe thành một ngôi nhà di động với đầy đủ tiện nghi.
Nắm bắt trào lưu này, anh Nguyễn Hữu Nghĩa (Ngụ Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh) đã quyết định cải tạo lại Mercedes Spinter theo phong cách này.
Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, anh nói: " Do nhu cầu công việc và sở thích đi cắm trại bằng xe hơi nên tôi đã quyết định biến chiếc xe của mình thành ngôi nhà di động, nhưng phải là một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và đa năng , vừa có thể vận chuyển hàng hoá , xe môtô và đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt khi đi xa".
Sau khi tham khảo các hướng dẫn trên mạng, anh Nghĩa đã bắt tay thực hiện.
Chiếc Mercedes-Benz Spinter có hệ thống mái che tạo bóng mát lúc dừng nghỉ
Theo đó, nội thất bên trong xe được ốp gỗ toàn bộ trông khá sang trọng. Chiếc xe có đầy đủ hệ thống tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt như điện, nước, chỗ ngủ, giải trí, v.v.
Đầu tiên, một băng ghế hành khách phía sau đã được loại bỏ để tạo không gian trong cho các ý tưởng thiết kế. Để giải quyết nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, một hệ thống giường ngủ nệm , tích hợp ty ben điện, nâng lên hạ xuống bằng remote được trang bị giúp tận dụng không gian trong xe.
Bên ngoài, một mái xe di động khá lớn 4m x 3m được trang bị nhằm tạo bóng mát. Nơi này có thể sử dụng để ngồi nấu nướng, hay thư giãn v.v. Chưa dừng lại ở đó, phía trên nóc xe được gắn một ba ga nhằm tận dụng mặt phẳng có thể sử dụng lều và ngồi ngắm cảnh trên cao.
Không gian nội thất bên xe đã trở thành một căn hộ đầy đủ các tính năng, tiên nghi sinh hoạt. Xe có cả hệ thống dàn karaoke, tủ thuốc gia đình, hộc để máy sấy tóc..
Đặc biệt, để có thể nấu nướng được trên xe, những dụng cụ dã chiến được anh Nghĩa trang bị đầy đủ như: bếp gas mini, nồi cơm điện, ấm đun nước, tô, chén, dĩa nhựa, bếp nướng than v.v. tất cả bố trí trong ngăn kéo gỗ, tối ưu hoá các vị trí để tăng khả năng sử dụng khi cần thiết.
Một tủ lạnh mini dung tích 35 lít dùng để lưu trữ thức ăn. Ngoài ra, hệ thống nước sinh hoạt dung tích 70 lít cũng được trang bị tích hợp với thiết bị rửa mặt , rửa bát cùng hệ thống nhà tắm, vệ sinh dã chiến sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu của người sử dụng.
Hệ thống điện sinh hoạt được cung cấp thông qua hệ thống pin năng lượng mặt trời đặt trên nóc xe
Cuối cùng, hệ thống điện sinh hoạt được cung cấp thông qua hệ thống pin năng lượng mặt trời (NLMT). Hai tấm NLMT được đặt trên nóc xe vị trí để thu nhiều năng lượng mặt trời nhất, sạc vào bình lưu trữ ác quy 12V-300AH, thông qua bộ chuyển đổi từ ác quy 12V lên 220V. Hệ thống điện này cung cấp cho tất cả các thiết bị điện có nguồn 220V như nồi cơm điện, tivi, tủ lạnh mini, laptop, bóng đèn.. Bên cạnh đó, để tạo không gian giải trí cho trên xe, anh Nghĩa còn trang bị tivi màn hình, hỗ trợ kết nối wifi thậm chí còn có thể hát karaoke.
Anh Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay, thời gian độ lại chiếc xe mất khoảng một tháng và đa phần là anh cùng con trai tự làm. Chi phí hết tầm khoảng 200 triệu đồng. Chiếc xe được cải tạo lại thành tải Van chở được 5 người và khoảng 850 kg hàng hóa.
Theo Vietnamnet
Bản độ Aprilia RSV4 'tiền đồ bằng tiền xe' trị giá 800 triệu đồng của dân chơi Sài Gòn Mẫu mô tô nước Ý được chủ nhân mua lại với giá 400 triệu đồng, và chi thêm số tiền tương đương để biến chiếc xe theo phong cách MotoGP. Chiếc Aprilia RSV4 gắn nhiều đồ chơi đắt đỏ thuộc sở hữu của một biker sinh sống tại Sài Gòn. Bản độ lấy ý tưởng từ mẫu RS-GP15 của Aprilia trong giải đua...