Dân chơi Đồng Nai lùng mua Honda Dream “xách tay” giá trăm triệu, phủ ceramic như ô tô
Chiếc Honda Dream 125 khá độc đáo tại Việt Nam bởi thiết kế lạ lẫm. Giá xe khi nhập về cao hơn một chiếc SH 150 ABS.
Với nhiều người chơi xe máy, sưu tầm những chiếc độc đáo như một thú vui và niềm đam mê. Họ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn để sắm về những chiếc xe 2 bánh mà mình yêu thích, mặc dù những chiếc xe đó có ngoại hình không quá “sang chảnh”. Một người mua xe Honda Dream nhập khẩu Campuchia tại Đồng Nai là một ví dụ.
Người chơi xe này chọn mua chiếc Dream 125 với giá khi về đến tay là hơn 100 triệu đồng. Tại Campuchia, xe có giá khoảng 2.400 USD. Cộng thêm chi phí vận chuyển và các loại thuế, chi phí đội thêm vài chục triệu đồng nữa. Về Việt Nam, chủ xe chịu chi thêm vài triệu đồng để phủ ceramic như cách làm với nhiều mẫu ô tô hiện nay.
Chiếc Dream được người chơi xe tại Đồng Nai mua nhập khẩu từ Campuchia.
Honda Dream bản Campuchia có ngoại hình giống bản Thái Lan và khác xe tại Việt Nam. Sự khác biệt trong thiết kế đó đem đến một vẻ ngoài độc đáo và không đụng hàng cho chiếc xe này.
Xe có cụm đèn chiếu sáng và đèn hậu to bản. Phía trước có giá gắn giỏ xe – chi tiết biến mất trên những chiếc xe máy hiện nay. Kiểu dáng truyền thống vẫn giữ nguyên. Vành nan hoa kích thước 17 inch còn sáng bóng. Yên xe có độ cao 745 mm. Khoảng sáng gầm 135 mm. Khối lượng 101 kg nhẹ hơn 4 kg so với chiếc Future 125 tại Việt Nam.
Video đang HOT
Chiếc Dream mang thiết kế cổ điển.
Vẻ ngoài mới mẻ đến từ cụm đèn trước và sau.
Xe phủ ceramic nên có nước sơn bóng loáng.
Chiếc Dream không có nhiều trang bị hiện đại. Đồng hồ kim kiểu cổ điển. Đèn công nghệ halogen. Chìa khoá cơ xoay vặn thông thường. Phanh đùm ở cả trước và sau.
Trang bị khá cơ bản với đèn halogen và phanh đùm.
Động cơ có dung tích 125cc.
Không phải ai cũng dám bỏ cả trăm triệu đồng mua chiếc Dream 125 nhập khẩu như thế này, bởi số tiền đó có thể mua được chiếc SH 150 ABS với nhiều công nghệ hiện đại và động cơ khoẻ. Tuy nhiên, với những người chơi xe, họ có suy nghĩ khác. Họ chấp nhận bỏ số tiền lớn để mua về chiếc xe máy với thiết kế cổ điển và những trang bị cơ bản nhất.
Ảnh: Dương Hiểu Minh
Theo ttvn
Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Campuchia
Mỗi một đất nước trên thế giới đều có ngày tết cổ truyền của mình, nếu ở phương Tây có ngày tết dương lịch, ở Việt Nam có ngày tết nguyên đán thì với Campuchia có ngày Chol Chnam Thmay.
Campuchia đất nước của tôn giáo và lễ hội
Đất nước Campuchia nổi tiếng với tôn giáo thuần khiết, xem đạo Phật là quốc giáo. Tuy nhiên, bên cạnh thờ Phật, trong tín ngưỡng của người dân còn có một vị thần mặt trời mang tên gọi "Tevoda". Vị thần này chịu trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của người dân, mỗi năm sẽ có một vị thần thay phiên nhau đến hạ giới giúp đỡ nhân dân.
Người dân Campuchia sau một năm làm việc vất vả, những người nông dân sau vụ bội thu đã tạm hoàn tất chuyện đồng án và có thời gian rãnh rỗi. Chính vào thời điểm ấy trong năm là thời gian diễn ra ngày tết truyền thống của người Khmer. Mọi người từ già đến trẻ tất bật chuẩn bị nào là quần áo mới, thức ăn, những lễ vật cúng chùa... cho ngày lễ quan trọng nhất này. Trong một năm ở Campuchia có khá nhiều lễ hội diễn ra, tuy nhiên ngày Chol Chnam Thmay được xem là ngày lễ quan trọng nhất, bên cạnh đó còn có những lễ hội khác như: Sen Dolta, Ok Om Bok,...
Cứ vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hằng năm, tức đầu tháng "Chét" theo lịch Phật của người Khmer thì người dân Campuchia lại tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Cũng như tết Nguyên đán ở Việt Nam, Chol Chnam Thmay được tổ chức kéo dài trong 3 ngày (nếu là năm nhuận thì kéo dài đến 4 ngày). Mỗi một ngày tết đều có tên gọi và ý nghĩa khác nhau.
Nghi thức chính trong ngày tết Chol Chnam Thmay
Ngày đầu tiên có tên là "Moha Songkran" mọi người trong gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi lại bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị đón năm mới. Và sau khi dọn dẹp, sẽ bày cổ lên cúng tổ tiên, mời ông bà về đón năm mới với con cháu.
Ngày thứ hai có tên là "Wanabat" mỗi gia đình dâng cơm lên chùa vào buổi sáng. Và buổi chiều có thể làm lễ "đắp núi cát" ngay tại khuôn viên chùa để cầu mong gặp điều an lành.
Lễ "đắp núi cát" ngay tại khuôn viên chùa để cầu mong gặp điều an lành
Ngày thứ ba có tên gọi là "Thngai Laeung Saka" (Lơm săk) có nghĩa là ngày thêm tuổi. Đây chính là ngày quan trọng nhất, cũng như 2 ngày trước mọi người Khmer dâng cơm lên chùa, buổi chiều cử hành nghi thức "tắm Phật". Đây là một nghi thức hết sức tôn nghiêm, mọi người phải mang nước ướp hương thơm của hoa đi 3 vòng quanh chánh điện ngôi chùa và sau cùng dùng loại nước này để tắm những tượng Phật trong chùa. Loại nước này cũng được dùng để "tắm" cho các nhà sư với ý nghĩa rửa sạch hết mọi cái cũ bước sang một năm mới với thân thể thật sạch sẽ và hoàn toàn tươi mới. Mọi người sẽ chừa lại một ít nước thơm này để mời các vị sư đến siêu độ cho mộ phần của người thân và dùng nước thơm để rửa mộ phần với mong muốn người quá cố mau được siêu thoát và bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Sau đó con cháu sẽ về nhà chúc tết mừng tuổi ông bà, cha mẹ làm lễ tạ ơn và cùng chúc nhau một năm mới hạnh phúc, vạn sự như ý.
Lễ hội tắm Phật có tên gọi là "Thngai Laeung Saka" (Lơm săk)
Ngày Chol Chnam Thmay là một dịp để người Khmer có thể tụ họp gia đình, cùng nhau đi viếng chùa và cầu mong bình an trong suốt một năm. Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mỗi người dân đều có gắng giữ gìn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này.
Theo vyctravel.com
Nên và không nên khi đi du lịch Campuchia Campuchia là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Thái Lan, Lào, Việt Nam. Campuchia không phải là đất nước gây chú ý nhiều về cảnh đẹp du lịch như các nước láng giềng Thái lan và Việt Nam, nhưng lại khiến du khách thương nhớ vì sự bí ẩn, trầm mặc của những di tích hàng thế kỷ, cuộc sống...