Dân “choáng” trả tiền nước sinh hoạt hơn 3,5 triệu đồng/tháng
Tính đến thời điểm này, khi cả hai chưa có tiếng nói chung thì gia đình chị Trang vẫn đang phải gánh chịu tình cảnh mất nước sạch để dùng.
Thông thường, gia đình chị Hoàng Thị Thu Trang (Hà Nội) phải trả khoảng 120.000 – 200.000 đồng tiền nước sinh hoạt hàng tháng. Tuy nhiên, trong tháng 12.2015, gia đình chị bất ngờ khi nhận được thông báo của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy với sản lượng nước lên tới 212m3, tương đương với số tiền phải thanh toán là 3.583.421 đồng.
Tiền nước tăng bất thường
Theo phản ánh của chị Hoàng Thị Thu Trang (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), gia đình anh có ký hợp đồng sử dụng nước tiêu dùng với Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy. Hàng tháng sản lượng nước sử dụng của gia đình chị Trang giao động từ 15m3 đến 20m3, tuy nhiên vào ngày 6.12.2015 sản lượng nước sử dụng của nhà chị Trang tăng đột biến (chỉ số cũ 973, chỉ số mới là 1185 m) tương đương với 212 m3. Khi phát hiện sự việc, gia đình chị Trang và nhân viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch đã lập biên bản và ghi rõ là chỉ số nước tăng đột biến không rõ nguyên nhân.
Trong quá trình chờ giải quyết, phía gia đình chị Trang có theo dõi đồng hồ và phát hiện đồng hồ nước vẫn chạy và chạy rất nhanh mặc dù đang bị mất nước. Ngay sau đó, chị Trang đã gọi điện lên Xí nghiệp nước để phản ánh về tình trạng này. Đến khoảng 12h ngày 6.12.2015 có một nhân viên của Xí nghiệp xuống và thực tế đồng hồ vẫn đang quay. Khi nhân viên này mở ra và khóa lại nhưng đều không có tác dụng.Số tiền nước gia đình chị Trang phải trả gấp 15 lần mỗi tháng.Số tiền nước gia đình chị Trang phải trả gấp 15 lần mỗi tháng.
Số tiền nước gia đình chị Trang phải trả gấp 15 lần mỗi tháng.
Sau nhiều lần được các nhân viên của Xí nghiệp đến kiểm tra nhưng đều không lập biên bản và đưa ra một kết luận không thỏa đáng, các câu trả lời đều vòng vo, không rõ ràng và từ đầu đến cuối chỉ biết đổ lỗi cho phía gia đình. Thậm chí, gia đình chỉ nhận được các câu trả lời bằng miệng và không nhận được sự trả lời bằng văn bản nào từ phía Xí nghiệp. Theo chị Trang, việc Xí nghiệp lý giải như vậy là không thỏa đáng và ngụy biện.
Video đang HOT
Lỗi thuộc về gia đình?
Trao đổi với Lao Động, ông Trần Xuân Cương – Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy khẳng định là có sự việc nêu trên. Ông Cương cũng cho rằng, số lượng nước tăng như trường hợp của gia đình chị Trang là bất thường, hiếm gặp và cần phải kiểm tra ngay để tránh thất thoát về sau.
Ông Cương cho rằng, về lý mà nói tính từ công tơ nước vào nhà sử dụng thuộc về trách nhiệm của gia đình, còn từ phía ngoài đồng hồ trở ra là trách nhiệm của Xí nghiệp nước sạch. Xí nghiệp không can thiệp bất kỳ việc gì liên quan đến phía trong đồng hồ của gia đình sử dụng.Bể nước ngầm gia đình chị Trang sau khi đã lật nắp phía trên.Bể nước ngầm gia đình chị Trang sau khi đã lật nắp phía trên.
Khi được hỏi về việc, tại sao thời điểm nước trong nhà không dùng mà đồng hồ vẫn chạy, phải chăng là đồng hồ đang bị lỗi. Vấn đề này, ông Cương cho rằng, chính những trường hợp nước tăng đột biến đều xuất phát từ nguyên nhân như vậy. Ở đây có thể gia đình không dùng nước, nhưng do van phao bể ngầm có thể bị mắc kẹt hay bị hỏng nên khi nước đầy van phao không khóa chặt và nước chảy tràn ra ngoài từ phía cổ bể. Sau khi nhận được đơn kiến nghị, Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy cũng đã cử nhân viên xuống và mang đồng hồ đi kiểm tra, kiểm định chất lượng. Qua kiểm tra, đồng hồ đã đạt yêu cầu theo QĐ 69 -UBND TP. Hà Nội với giá trị sai số trong khoảng ( _) 5%.
Tính đến thời điểm này, khi cả hai chưa có tiếng nói chung thì gia đình chị Trang vẫn đang phải gánh chịu tình cảnh mất nước sạch để dùng. Phía Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy cho biết, lỗi là do gia đình chị Trang đã vi phạm hợp đồng nên phía Xí nghiệp phải tạm thời thông báo và ngừng cấp nước cho đến khi chị Trang đáp ứng đủ yêu cầu.
Theo Cao Nguyên (Lao động)
Đưa nước đến đỉnh cao nguyên đá Hà Giang
Dự án tài trợ trực tiếp (DAP) của chính phủ Australia hỗ trợ gần 200 triệu đồng để xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú.
Nằm trên đỉnh cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), người dân xa Lung Cu luôn đôi măt vơi khô hạn. Vào mùa khô, môt sô hô dân phai điu tưng can nươc tư hô treo hoăc cac hô đa trên nui. Măc du môt sô it gia đinh co bê nươc xây dưng tư nhưng năm 2002 nhưng đa xuông câp, đên thang 11 hang năm la hêt nươc.
Chính phủ Australia vừa có 5 dự án hỗ trợ cộng đồng miền núi tại tỉnh Hà Giang, trong đó xây dựng, sửa chữa nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt ở thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú. Đại sứ Australia tại Việt Nam - Hugh Borrowman - vừa có chuyến nghiệm thu dự án. Đoàn lên núi cao của Lô Lô Chải để tới con đập đầu nguồn - nơi cung cấp nước cho 100 hộ dân nghèo vùng cao.
Công trình cấp nước từng bị vỡ, đất đá bồi lấp không còn dẫn được nước. Đầu năm nay, dự án DAP đã hỗ trợ gần 200 triệu đồng, kết hợp với Trung tâm phát triển cộng đồng miền núi (CMD) Hà Giang để xây bể và thi công đường ống. Chính phủ Australia nâng cấp toàn bộ phần đập ngăn nước đầu nguồn và nâng độ cao của đập lên thêm 3 m để chứa được nhiều nước, đổ bê tông mặt đáy của đập tránh thất thoát nước.
Dự án nâng cấp đường nước tao đông lưc trong viêc thuc đây phat triên kinh tê xa hôi cua huyên Đông Văn noi chung, đăc biêt la cac xa vung xa như Lung Cu, tưng bươc xoa đoi giam ngheo.
Gần 62 triệu đồng tiền dự án dành cho chi phí vật liệu đường ống với ống kẽm, cút nối, khóa và vòi. Ống dẫn được chôn trên nền đất, dẫn từ trên núi xuống từng hộ dân.
Lô Lô Chải nằm ở cực Bắc của Việt Nam, giáp ranh với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các hộ dân ở đây đều nghèo.
Thôn hiện có khoảng 100 hộ gia đình sinh sống với 450 dân. Đường ống cùng hệ thống bể chứa giúp người dân có đủ nước sinh hoạt trong 3-4 tháng mùa khô hạn.
Đại sứ Hugh Borrowman bên chiếc bể chứa nước của Chính phủ Australia xây tặng cho các hộ dân của thôn Lô Lô Chải.
Dân sống chủ yếu tại đây là người Lô Lô và người Mông. Từ khi có hệ thống cung cấp nước sạch mới, người dân ở Lô Lô Chải đã có đủ nước sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên Minh
Theo VNE
Dân Thủ đô chưa hè đã... "khát" Để đối phó với tình trạng mất nước sạch như cơm bữa, người dân một tổ dân phố ở Hà Nội đã chấp nhận lắp đặt thêm một đường ống nước trên cao của một đơn vị tư nhân. Thế nhưng, sự "vinh hạnh" khi được dùng 2 dòng nước này vẫn khiến họ rơi vào cảnh khổ sở. Cả tháng chỉ có......