Đàn chim quý bất ngờ xuất hiện ở Đồng Nai
Một đàn chim Giang Sen – một loài chim quý hiếm, đã tìm về hồ Trị An với số lượng khá nhiều để săn bắt cá mùa nước cạn.
Những ngày vừa qua, tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) đột ngột xuất hiện hàng trăm con chim Giang Sen quý hiếm, chúng tìm đến những khu vực nước cạn ở thượng nguồn hồ thủy điện Trị An để kiếm ăn.
Theo lãnh đạo khu bảo tồn, chim Giang Sen là loài ăn cá, trước đây cũng thỉnh thoảng tìm về vùng này nhưng số lượng rất ít, chỉ lẻ tẻ vài con. Đây là lần đầu tiên chúng về với số lượng lớn, lên đến hàng trăm con.
Hiện mực nước ở hồ thủy điện Trị An đang cạn, thượng nguồn có nhiều vũng nước đọng, tiện cho đàn chim kiếm ăn.
Chim Giang Sen còn gọi là cò lạo Ấn Độ, là một loài thuộc họ hạc, nằm trong nhóm bị đe dọa tuyệt chủng, cấm săn bắt.
Một số hình ảnh về đàn chim:
Đàn chim Giang Sen – một loài chim quý hiếm đã tìm về ở hồ Trị An với số lượng khá nhiều để săn bắt cá mùa nước cạn.
1001 thắc mắc: Loài chim nào hót như tiếng người cười?
Loài chim bói cá này sở hữu giọng hót đặc biệt, nghe như tiếng người cười. Nó thường hót vào lúc bình minh và hoàng hôn, như chiếc đồng hồ báo thức vui nhộn.
Chim bói cá thuộc lớp họ Sả, chúng hầu hết được tìm thấy ở Châu Phi và được phân bố rộng khắp các lục địa trên thế giới chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương.
Hiện nay chim được chia làm 3 họ chính: họ bồng chanh; họ sả ; họ bói cá
Chim bói cá là loài có kích thước nhỏ và có màu sắc rực rỡ.Khi đến tuổi trưởng thành cơ thể chim bói cá có chiều dài khoảng 10-45cm, và khối lượng tùy thuộc vào từng họ thường từ 10-355gam. Chim cái thường có chiều dài và khối lượng nhỏ hơn so với chim đực.
Đầu của chúng rất tròn và cứng, nổi bật là chiếc mỏ rất dài, cứng, to và có màu đen nhánh giúp chúng dễ dàng bắt cá ở dưới nước, đặc biệt chúng có thể phán đoán độ sâu dưới nước một cách chính xác. Cổ của chim khá ngắn,bụng to và lưng hơi cong. Phần thân của chim bói cá khá tròn. Đôi chân nhỏ với bộ móng vuốt vô cùng sắc nhọn. Bao phu lên toàn cơ thể là bộ lông sáng với màu xanh lá và màu xanh nước biển là màu phổ biến nhất.
Một đặc điểm giúp chúng có thể nhận biết loài với nhau đó là chúng không thể hót nhưng chúng có thể tạo ra âm thanh khi bay. Cách săn mồi của các loài chim bói cá: khi đậu trên cành cây quan sát thấy có con mồi dưới nước và khi nhắm trúng con mồi đó chúng liền phi ngay xuống nước để bắt được con mồi này.
Chim bói cá Dacelo novaeguineae - giọng hát như tiếng người cười
Chim bói cá Dacelo novaeguineae là một loài chim thuộc Họ Sả. Đây là chim bản địa có nguồn gốc ở đông Australia. Nó cũng được du nhập sang New Zealand, Tasmania và Tây Úc. Loài chim này có đặc điểm con trống và con mái đều sở hữu bộ lông giống nhau, trong đó, đặc biệt nhất là giọng hót nghe như tiếng người cười.
Những con chim bói cá này đang sống nhiều tại các khu rừng bạch đàn ở miền đông Australia. Chúng thường hót vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn, được ví như những chiếc đồng hồ báo thức vui nhộn. Thế nên mới có câu nói đùa, sẽ chẳng cần ai báo thức nếu sống gần loài chim này.
Theo vườn thú San Diego, chim bói cá Dacelo novaeguineae cao khoảng 40cm. Chúng cất tiếng hót để gọi các thành viên trong gia đình. Tiếng hót này là một chuỗi các tiếng rít, rung ngân, cười giòn và cả tiếng cười lớn.
Điểm thú vị hơn cả ở loài chim này đó là khả năng quyết định giới tính con non. Thông thường, quả trứng đầu tiên sẽ là con đực, còn quả trứng thứ hai sẽ là con cái.
Chim bói cá Australia thường ăn côn trùng, sâu, chuột, cá, thằn lằn và một số loại động vật nhỏ khác. Thậm chí, đôi lúc chúng còn cả gan "cướp trắng" thức ăn của rắn.
5 loài chim biết bắt chước tiếng nói hay nhất thế giới
African Grey Parrot - Vẹt xám châu Phi
Vẹt xám châu Phi thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng được biết đến với sự hiểu biết và bắc chước tiếng ngưới rất tốt. Đặc biệt, chúng thường chỉ gắn bó với chỉ một người, mối quan hệ chủ - tớ này rất quan trọng, bởi đây là cơ sở để hình thành được khả năng nói chuyện của chúng.
Ngoài ra, chúng còn thông minh đến mức có thể bắt chước được nhiều âm thanh khác nhau để đánh lừa kẻ thù.
Budgerigar - vẹt yến phụng
Vẹt yến phụng hay còn gọi là vẹt đuôi dài Úc. Chúng có khả năng ghi nhớ và nói được 300 - 500 từ và câu. Thế nhưng, không phải tất cả đều có khả năng nói như nhau, điều có còn phụ thuộc vào các phương pháp huấn luyện của người chủ.
Yellow-naped Amazon - vẹt gáy vàng
Vẹt gáy vàng thường ghi nhớ các từ vựng từ khi còn nhỏ và có khả năng phát âm rất chuẩn xác. Không chỉ là các từ hay câu, chúng còn có thể lặp lại những bài hát mà chúng nghe thấy.
Vẹt Eclectus Parrot
Vẹt Eclectus Parrot có nguồn gốc từ đảo New Guinea. Không chỉ bắt chướt những âm thanh mà chủ nhân dạy cho, chúng còn học theo những âm thanh trong môi trường mà chúng thích. Thậm chí, chúng còn có thể ngân nga hết cả một bài hát có nhịp điệu đơn giản mà chúng thường nghe.
Indian Ring Parakeet
Vẹt Indian Ring Parakeet thường cố gắng bắc chước tiếng nói của những người xung quanh chúng. Chúng có thể học được khoảng 200 - 250 từ, điều này còn phụ thuộc vào sự tiếp thu của mỗi con khác nhau cũng như phương pháp dạy của chủ nhân.
Video về chim bói cá Dacelo novaeguineae có giọng hót như tiếng người cười:
Phát hiện phân loài mới của loại vẹt nổi tiếng nhất nước Úc Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) là một loài chim trong họ Cacatuidae. Đây là một loài chim biểu tượng của nước Úc. Nhóm các chuyên gia nghiên cứu đến từ Viện bảo tàng Úc, Đại học Sydney, Đại học Edinburgh và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) mới đây đã phát hiện ra phân loại vẹt...