‘Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?’
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ nêu vấn đề dân chiếm đoạt 5 triệu đồng thì xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư cả tỷ đồng nhưng không bị làm sao.
Chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) đặt vấn đề, theo điều 176 của Luật Nhà ở, thanh tra xây dựng có trách nhiệm thanh tra việc quản lý nhà ở, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về nhà ở.
Đại biểu đặt vấn đề cơ quan thanh tra xây dựng đã thanh tra và phát hiện để làm 2 việc sau: Yêu cầu ký lại hợp đồng mua, bán tòa nhà chung cư vì vốn dĩ hợp đồng này đã bị vô hiệu hóa do phần diện tích sử dụng chung vốn là của cư dân nhưng hiện nay chủ đầu tư đã chiếm.
Việc làm thứ 2 là chuyển cho cơ quan điều tra hình sự xử lý về tội lạm dụng tín dụng quỹ bảo trì tòa chung cư.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang).
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp trong quản lý nhà chung cư là một số chủ đầu tư năng lực kém nên cố tình dây dưa không bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư để kiếm lợi nhuận bất hợp pháp, chậm nộp hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ, quỹ bảo trì, không thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hành của mình,…
“Đây là những hiện tượng có thực. Thời gian tới, giải pháp kiểm soát ngay từ khâu chúng ta giao cho đấu thầu hoặc giao thầu cho chủ đầu tư thì phải kiểm soát năng lực của chủ đầu tư theo đúng quy định” – ông Phạm Hồng Hà nói.
Theo Luật Kinh doanh bất động sản, năng lực của chủ đầu tư tham gia xây dựng bất động sản đã được quy định rất đầy đủ nên người đứng đầu ngành xây dựng đề nghị các địa phương trong quá trình thực hiện việc này phải kiểm soát tốt hơn để bảo đảm năng lực của nhà đầu tư khi tham gia xây dựng các công trình bất động sản.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng cho biết, trong năm 2018 và 6 tháng năm 2019, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội và TP.HCM tiến hành kiểm tra 92 dự án chung cư và phạt vi phạm hành chính với số tiền 5,5 tỷ đồng, yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả với 20 chủ đầu tư về hành vi tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung.
Video đang HOT
Cũng qua thanh tra ở hai thành phố lớn trên xử phạt vi phạm hành chính 1,3 tỷ đồng, yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 11 chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao, hoặc bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì chung cư cho ban quản trị. Hiện nay, các địa phương chưa chuyển vụ việc nào sang cơ quan điều tra.
Tuy nhiên sáng 5/6, đại biểu Nguyễn Mai Bộ giơ biển tranh luận và nhấn mạnh hành vi chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư đã cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự. Việc thanh tra không phát hiện ra là do năng lực yếu hoặc không làm hết trách nhiệm.
“Nếu thanh tra xây dựng không phát hiện được thì có thể mời ít nhất 3 đại biểu nêu vấn đề này tham gia đoàn thanh tra, chúng tôi sẽ chỉ rõ” – ông Nguyễn Mai Bộ nói và đề nghị Bộ trưởng nhìn nhận lại vấn đề này “để bảo vệ người nghèo”.
“Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?” – ông Nguyễn Mai Bộ băn khoăn.
Liên quan đến vấn đề này, trong phần trả lời chất vấn và phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM – nơi có nhiều dự án chung cư chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 của Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước với công tác quản lý vận hành nhà chung cư.
“Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo đúng quy định, nhất là vi phạm quỹ bảo trì để bảo vệ lợi ích của cư dân” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
MINH ĐỨC
Theo VTC
Trả lời dự án 8B Lê Trực thuộc Hà Nội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà bị ĐBQH truy trách nhiệm
Ngay đầu phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội đã truy trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Phạm Hồng Hà về việc xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực và HH Linh Đàm.
Ngay sau khi Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời "trách nhiệm xử lý là của TP. Hà Nội", đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã xin tranh luận về trách nhiệm của Bộ Xây dựng.
Tiếp tục phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, chiều nay, ngày 4/6 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan tới Quan ly thi trương bât đông san, xư ly bât câp trong quan ly nha chung cư, căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (resort villa), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel); vê công tac quy hoach va quan ly trât tư xây dưng đô thi; viêc di dơi tru sơ bô, nganh khoi nôi đô các thành phố lớn đã được đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời chất vấn ngày 4/6. Ảnh: Lê Hiếu.
Đẩy trách nhiệm cho Hà Nội, ĐBQH truy trách nhiệm
Là đại biểu đầu tiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý, Uỷ viên Uỷ ban các vấn đề xã hội, chất vấn chuyện các khu đô thị xây dựng tràn lan không có người ở, nhà siêu mỏng, siêu méo "mọc" ở nhiều đô thị mà chưa được khắc phục. "Người dân và Quốc hội cần chờ thời gian bao lâu để giải quyết căn bản tình trạng này", bà hỏi.
Tiếp đến, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh, nói về tình trạng vi phạm quy hoạch, quản lý đô thị. Ông Hồng cũng đề nghị Bộ trưởng có cam kết trách nhiệm trong phối hợp với TP Hà Nội để xử lý dứt điểm vi phạm tại toà nhà 8B Lê Trực và khu HH Linh Đàm.
Trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội Nguyễn Thanh Hồng (tỉnh Bình Dương) về việc xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực , Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng khẳng định đây là trách nhiệm của TP. Hà Nội. Bộ trưởng thông tin, TP. Hà Nội đang thực hiện công tác cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn.
"Cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình. Bộ Xây dựng sẽ sử dụng các đơn vị của Bộ hỗ trợ nếu TP.Hà Nội yêu cầu để có đánh giá chính xác và đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất", ông Hà trả lời.
Không hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng đã giơ biển tranh luận.
"Tôi thấy sự lúng túng của Bộ rất rõ. Khi nói về việc xử lý sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực thì Bộ trưởng có nói là nếu như Hà Nội yêu cầu thì Bộ mới phối hợp. Như thế là không đúng với vị trí của một Bộ quản lý Nhà nước", đại biểu Hồng tranh luận.
"Bộ trưởng chia sẻ sai phạm đã có, vậy cử tri muốn biết bao giờ thì xử lý được những vấn đề đó? Tại sao trách nhiệm lại bị đưa về chính quyền địa phương? Trong thảo luận ở tổ, nhiều đại biểu cùng lãnh đạo địa phương phản ánh việc tham mưu cho Chính phủ giải quyết những vấn đề ở địa phương đang rất yếu. Có khó mới hỏi đến các Bộ nhưng các Bộ lại trích dẫn những văn bản quy phạm pháp luật và còn gây khó hơn cho địa phương cho nên câu trả lời của Bộ trưởng thì có lẽ phải đến tầm Chính phủ", đại biểu Hồng bức xúc.
Đại biểu Hồng cũng đề nghị Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cam kết xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực.
Về tranh luận này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, từ tháng 8/2017, Bộ đã có văn bản đôn đốc Hà Nội thực hiện biện pháp và khắc phục hậu quả sai phạm của dự án, đảm bảo kết cấu chịu lực và an toàn cho người dân. Bộ cũng đã giao Cục Giám định nhà nước cùng với Sở Xây dựng đánh giá kết cấu chịu lực. "Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Hà Nội để giải quyết. Nếu Hà Nội tiếp tục có yêu cầu gì thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ", ông Hà nói.
Sai phạm tại công trình 8B Lê Trực nhiều năm chưa được giải quyết triệt để gây bức xúc.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhận trách nhiệm
ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng cũng yêu cầu Bộ trưởng Phạm Hồng Hà chỉ ra trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc quản lý trật tự đô thị.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, Việt Nam đã có khung pháp luật tương đối đầy đủ các quy định để xử lý hiệu quả các vấn đề về trật tự xây dựng. "Trong thời gian qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng để kiểm soát, quản lý, hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Số lượng vi phạm đã giảm dần so với những năm trước nhưng vẫn ở mức cao, đặc biệt là những hành vi xây dựng không phép, sai phép", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Xây dựng cho hay năm 2016 có 15.593 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, công trình không phép là 7.038, sai phép là 5.164 công trình, vi phạm khác là 3.181 công trình. Đến năm 2018, số lượng công trình sai phạm đã giảm còn 10.608. Tuy nhiên, ông Hà thừa nhận số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn cao.
Trước đó, mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà có 5 phút để giải trình một số vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ông cho hay trong nhiều năm qua từ đầu nhiệm kỳ, ngành xây dựng và Bộ Xây dựng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng.
"Ngành xây dựng và Bộ Xây dựng đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã - hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, Chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình về các hạn chế tồn tại này nên đã và đang thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng và sớm khắc phục các hạn chế", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã có 53 đại biểu đã đăng ký chất vấn người đứng đầu ngành xây dựng.
Nhóm nội dung vấn đề Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự du lịch (resort villa).
- Công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
Theo Danviet
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực xây dựng Là một trong 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà sẽ là người trả lời hàng loạt các vấn đề đang tồn tại, gây bức xúc trong dư luận của ngành xây dựng vào chiều ngày mai (4/6). Với những yếu kém trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Khám phá Khu di tích Địa đạo Củ Chi - nơi trải qua bao thăng trầm lịch sử
Du lịch
12:31:52 16/04/2025
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025
Tuyên án chung thân nữ bị cáo lừa đảo 81 tỷ đồng
Pháp luật
12:25:54 16/04/2025
Cách luộc trứng lòng đào dẻo chuẩn ngon
Ẩm thực
12:25:33 16/04/2025
Bộ trưởng Hegseth cảnh báo Trung Quốc đủ sức đánh chìm cả hạm đội Mỹ trong 20 phút
Thế giới
12:19:02 16/04/2025
Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này tính tình hào phóng, rộng rãi, 10 người thì 9 người sung túc, dư dả
Trắc nghiệm
11:57:45 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025