Dân chạy ôtô Sài Gòn chịu tiếng oan!
Giam xe cho “nó” biết, cứ ỷ giàu chạy xế hộp rồi muốn đậu đâu thì đậu, bởi đối với “nó” 700.000 đồng không bằng bữa ăn sáng nên sẵn sàng coi thường pháp luật, có lẽ không ít người đã bình luận như vậy khi thấy hễ ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM, ra quân là hàng loạt ôtô bị phạt vì đậu dưới lòng đường hay trên vỉa hè ở khu trung tâm TP.HCM. Nói vậy liệu có chủ quan và lỗi thực tế ở đâu?
Tâm sự người trong cuộc
Bị phạt đến hai lần trong vòng hai tháng khi đậu xe hơi trên vỉa hè đường Lý Tự Trọng, quận 1, nhưng khi chúng tôi hỏi có sợ bị phạt nữa không thì chị Hoài nói sợ, mà không dám chắc sẽ không đậu nữa. “Sai thì chịu phạt, nhưng nghĩ cho cùng thì lại thấy tức. Vì ở khu trung tâm tìm mỏi mắt mới có chỗ giữ xe hơi, nhưng nó lại quá xa với nơi mình liên hệ công việc. Còn các toà nhà mình liên hệ công việc thì không có chỗ cho khách vãng lai”, chị Hoài nói. Theo chị, sao họ không bắt các chủ toà nhà phải đảm bảo chỗ để xe khi kinh doanh cho thuê, nếu không đảm bảo thì dẹp đi là xong, chứ cứ cái kiểu cho dựng cao ốc rồi mặc họ không có phương án đậu xe cho khách liên hệ công việc.
Thiếu bãi giữ ôtô nên xe ở khu trung tâm TP.HCM phải đậu dưới lòng đường dày đặc.
Nhắc lại lần đang ngồi ăn trong một nhà hàng hải sản trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, thì bị “triệu” ra ngoài ký biên bản đậu ôtô trên vỉa hè, anh Thuỷ, một doanh nhân ngụ quận Phú Nhuận, chưa hết bức xúc. Là vì báo chí đưa hình ảnh chiếc xe cùng bản thân lên như là điển hình của những nhà giàu coi thường quy định, trong khi bản thân anh luôn lấy việc tuân thủ pháp luật làm đầu mỗi khi ra đường. “Tới nhà hàng, nhân viên hướng dẫn đậu xe ở đâu thì mình phải tuân thủ chứ mình đâu có tự ý. Vậy mà, nhiều người cứ thấy xe ôtô đậu trên vỉa hè hay dưới lòng đường là quy chụp cho chủ chiếc xe là thiếu ý thức là không ổn”, anh Thuỷ nói. Thực sự thì số tiền 700.000 đồng bị phạt đối với anh Thuỷ không phải là lớn, nhưng ở vụ việc trên anh đã buộc chủ nhà hàng phải trả lại tiền, vì chính nhân viên của họ hướng dẫn chỗ đậu xe.
Còn theo ông Nguyễn Hoài Ân, ngụ đường Lê Thánh Tôn, quận 1, với thực trạng khu trung tâm đang thiếu bãi đậu ôtô như hiện nay thì dù ông Đoàn Ngọc Hải có ra quân hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác thì vẫn không thể xử lý được dứt điểm tình trạng ôtô đậu sai quy định, dù chủ xe biết mình có thể bị phạt bất cứ lúc nào. “Cái hợp đồng cần ký gấp với giá trị lên đến vài tỉ; việc cần làm ngay liên quan đến công việc;… sẽ quan trọng hơn việc phải chạy xe lòng vòng kiếm chỗ đậu đúng quy định nhưng lại trễ giờ với đối tác, với cấp trên”, ông Ân khẳng định.
Cứ tăng giá giữ!
Video đang HOT
“Cái hợp đồng cần ký gấp giá trị đến vài tỉ; việc cần làm ngay liên quan đến công việc;… sẽ quan trọng hơn phải chạy xe lòng vòng kiếm chỗ đậu đúng quy định nhưng lại trễ giờ với đối tác, với cấp trên”
Tại TP.HCM, theo thống kê của sở Giao thông vận tải (GTVT), diện tích đất dành cho giao thông hiện chỉ khoảng 7.841ha so quy hoạch là 22.305ha. Thực trạng này dẫn đến nhiều hệ luỵ, mà trong đó nghiêm trọng nhất là sự khan hiếm bãi đậu xe. “Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống đỗ ôtô tự động được xem là phù hợp và cấp bách cho giao thông thành phố hiện nay”, sở GTVT thành phố khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, chủ tịch công ty TNHH sản xuất cơ khí và cầu trục NMC, cho rằng việc tăng số lượng đỗ xe mà không cần tăng diện tích đất sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư mua đất. Đồng thời, việc sử dụng hệ thống xếp xe tự động cũng sẽ giảm bớt diện tích sàn xây dựng so với loại hệ thống tự lái, giảm diện tích đào ngầm và từ đó tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên, bà Quỳnh cho rằng sở dĩ mô hình bãi đỗ xe tự động ở TP.HCM ít được nhà đầu tư quan tâm, trong khi Hà Nội mô hình này đang phát triển mạnh, là do quy định về giá giữ ôtô ở TP.HCM thấp.
Cụ thể, Hà Nội đối với ôtô gửi theo lượt (không quá 120 phút/lượt), mức phí thay đổi theo địa bàn các quận trung tâm và ngoài trung tâm từ 20.000 – 40.000 đồng cho xe đến 9 chỗ ngồi, từ 25.000 – 50.000 đồng cho xe 10 chỗ ngồi trở lên. Đối với xe đến 9 chỗ ngồi gửi theo tháng, mức phí gửi tại nơi không có mái che ở khu trung tâm cao nhất là 3.500.000 đồng, thấp nhất là 1.500.000 đồng/tháng. Tại các quận còn lại giá từ 500.000 – 900.000 đồng. Mức phí gửi bên trong nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng từ 1.800.000 – 3.000.000 đồng/tháng, tuỳ mức độ đầu tư (camera giám sát, quẹt thẻ, in hoá đơn…). Còn TP.HCM thì quy định đơn giản, chỉ chia theo địa bàn khu vực quận 1, 3, 5 và các quận còn lại. Giá giữ xe từ 10 chỗ trở xuống là 15.000 – 20.000 đồng/lượt và từ 750.000 – 1.000.000 đồng/tháng. Như vậy, so với TP.HCM, mức giá giữ ôtô đến 9 chỗ ngồi cao nhất tại Hà Nội theo tháng gấp 3,5 lần, theo lượt thì cao gấp đôi.
“Dưới góc độ kinh tế, chỉ cần không lỗ thì nhà đầu tư sẽ tập trung xây dựng. Việc định giá giữ ôtô khá thấp tại TP.HCM, ngoài việc khó thu hút đầu tư còn gây tắc đường, khó giải quyết tình trạng ôtô đậu tràn lan, lấn chiếm lòng lề đường do thiếu bãi đậu”, bà Quỳnh nói.
Góp ý của bà Quỳnh được tiếp nhận, nhưng cũng chỉ mang tính xem xét. Thế nhưng, khi đem câu hỏi có chấp nhận tăng gấp đôi giá đỗ xe ôtô ở khu trung tâm TP.HCM lên được không, thì chúng tôi nhận được rất nhiếu câu trả lời đồng thuận. “Tăng gấp đôi tức tăng lên 40.000 đồng/chiếc thì chấp nhận được quá đi chứ. Tôi ủng hộ TP.HCM tăng phí giữ ôtô ở trung tâm để các nhà đầu tư mạnh dạn làm các bãi đỗ xe tự động”, anh Thuỷ nhấn mạnh.
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Bị đe dọa, ông Đoàn Ngọc Hải vẫn xuống đường dẹp vỉa hè
Nhiều quán nhậu, ôtô chiếm vỉa hè bị ông Hải cùng đoàn liên ngành quận 1 xử phạt dù trước đó ông bị nhiều người dọa giết.
Ông Đoàn Ngọc Hải ra quân đêm 9/9. Ảnh: Duy Trần.
Tối 9/9, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - cùng đoàn liên ngành tiếp tục xuống đường chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng lề đường.
Sau khi trình báo Quận ủy, công an quận về việc bị bị nhắn tin, gọi điện dọa giết, bị người lạ mặt theo về đến tận nhà, ông Hải cho biết mình vẫn bị gọi điện đe dọa.
Nhưng Phó chủ tịch quận 1 cho rằng không vì thế mà ông lo sợ, dừng việc xuống đường xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đô thị ông đang phụ trách.
Trước khách sạn năm sao trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, đoàn liên ngành thấy 6 ôtô đậu vỉa hè. Trong đó có hai xe khách 50 chỗ nên lập biên bản xử phạt 700.000 đồng, yêu cầu tài xế lái xe khỏi nơi vi phạm.
"Mức phạt này tính ra còn nhẹ khi nhiều xe đậu trên vỉa hè cản lối đi bộ vừa phá nát cả gạch lát", ông Hải nói.
Một ôtô không tài xế bị cẩu đi. Ảnh: Duy Trần.
Trên đường Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Thủ... lực lượng chức năng phạt nhiều quán nhậu bày bàn ghế trên vỉa hè, yêu cầu lãnh đạo, công an phường ra bàn giao để họ giám sát, tránh tái phạm.
Tại vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, một ôtô không tài xế đã bị đoàn niêm phong, cẩu đi. Gần bệnh viện Từ Dũ một ôtô khác đậu vỉa hè nhưng lái xe trình bày đưa vợ đi cấp cứu nên ông Hải bỏ qua, yêu cầu lái xe khỏi vị trí vi phạm.
Một quán nhậu trên đường Phạm Viết Chánh bày xe máy của khách chiếm gần hết lối đi bộ, vượt mức cấp phép cũng bị đoàn liên ngành yêu cầu phường Nguyễn Cư Trinh xử lý.
Đợt xuống đường trở lại sau bốn tháng tạm dừng ra quân, đoàn liên ngành quận 1 xử phạt hơn 200 ôtô. Nhiều quán nhậu, nhà hàng, bãi xe chiếm vỉa hè cũng bị xử phạt.
Do để vỉa hè tái chiếm, Phó chủ tịch phường Tân Định bị ông đề xuất điều chuyển về làm chuyên viên. Một nữ tổ trưởng Trật tự đô thị cũng bị ông điều chuyển về Đội Trật tự đô thị.
Duy Trần
Theo VNE
Hàng loạt nhân viên đô thị TP HCM nghỉ việc vì 'không đủ sống' Cộng tác viên trật tự đô thị lương chỉ 2 triệu đồng mỗi tháng trong khi công việc cực khổ, nguy hiểm... nên nhiều người xin nghỉ. "Từ khi thành phố phát động phong trào lập lại trật tự lòng lề đường, chúng tôi phải căng mình làm. Ban đầu chỉ là các đợt ra quân nhưng nay trở thành thường nhật. So...