Dân chặn cổng nhà máy xi măng phản đối ô nhiễm
Trong ngày 7/3, hàng trăm người dân phường Hương Văn và Hương Vân (thị xã Hương Trà, TT-Huế) đã vây trước cổng Nhà máy ximăng Luks thuộc Công ty Hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam) chặn không cho xe ra vào.
Nguyên do dân vây nhà máy ximăng Luks là để phản đối tình trạng ô nhiễm khói bụi, nước thải… ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và việc chậm hỗ trợ tái định cư… Từ chiều 6/3 đến trưa ngày 7/3, PV ghi nhận có hàng trăm người dân tập trung ở đây.
Dân chặn ở cổng nhà máy
Bà Lê Thị Huê (trú phường Hương Văn) bức xúc: “Gia đình tôi có 4 hộ nằm sát bờ thành nhà máy. Nhà sống chỉ chờ vào 5 sào đất trồng cây ăn quả. Nhưng lâu nay bụi ximăng đã phủ đầy cây trồng làm cây không mọc nổi. Vào mùa mưa thì nước ngập, đọng ngập hơn 1 mét. Chúng tôi yêu cầu nhà máy phải di dời các hộ dân đến khu tái định cư mới, còn không phải khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường”.
Ông Jack Fung Luk, Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn ximăng Luks (Việt Nam) cho biết, công ty đã bỏ ra 7,7 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư cho khoảng 30 hộ dân ở phường Hương Văn. Dự kiến sẽ đầu tư thêm 7 tỷ đồng ở phường Hương Vân để thực hiện cùng việc này.
“Vào tuần tới, chúng tôi sẽ làm việc với thị xã Hương Trà để sớm triển khai tái định cư cho người dân, chậm nhất vào khoảng tháng 7/2014 sẽ hoàn thành. Công ty sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường để hạn chế thấp nhất về ô nhiễm môi trường. Riêng ngày 10/3 tới đây, chúng tôi sẽ cử cán bộ đến kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường và thiệt hại hoa màu của từng hộ dân để có cơ sở hỗ trợ” – ông Jack Fung Luk nói.
Video đang HOT
Người dân “đồn trú” ngay ngoài công ty ximăng Luks gần 1 ngày đêm
Đến 11h trưa 7/3, sau khi lãnh đạo công ty và chính quyền địa phương trực tiếp đối thoại với người dân hứa tìm cách giải quyết, hàng trăm người dân mới giải tán ra về.
Đại Dương
Theo Dantri
Thủy điện hỏng, dân cũng "tối thui"
Từ Tết Nguyên đán đến nay, gần 180 hộ dân của xã biên giới AXan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) phải sống cảnh thiếu điện vì công trình thủy điện KaNoonh phải tạm dừng do vỡ đường kênh dẫn nước.
Việc mất điện lâu ngày khiến cho sinh hoạt cũng như sản xuất của đồng bào nơi đây bị đình trệ và tê liệt hoàn toàn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm A - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang (Quảng Nam) - cho biết, từ ngày 1/2/2014 (tức Mùng 2 Tết) đến nay, kênh dẫn dòng của công trình thủy Điện KaNoonh (địa phận thôn KaNoonh 1, xã AXan) bị vỡ khiến nước không được dẫn vào tua-bin, máy không phát điện được. Sự cố này khiến 179 hộ dân của 6/8 thôn (chủ yếu là đồng bào Cơ tu) ở khu vực xã AXan phải sống trong cảnh mất điện từ đó đến nay.
Đường kênh dẫn nước của thủy điện KaNoonh nằm ở đồi núi nhưng chỉ xây dựng bằng cát, đá cùng một ít xi măng và không có một cây sắt nào
Lãnh đạo huyện Tây Giang cho biết, thủy điện KaNoonh do Sở Công thương tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ năm 2010 đến năm 2012 thì bàn giao cho huyện quản lý và vận hành. Đây là dự án được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của tổ chức SIDA (Thụy Điển) với mức đầu tư hơn 16 tỉ đồng.
Khi đưa vào sử dụng, công trình thủy điện này đã cung cấp điện và làm thay đổi cơ bản diện mạo cuộc sống của hàng trăm hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực vùng biên giới này. Hiệu quả là vậy, tuy nhiên chỉ sau hơn 2 năm vận hành, thủy điện này đã bị vỡ kênh mương dẫn nước nên phải tạm dừng.
Theo lãnh đạo huyện Tây Giang, công trình thủy điện này thi công kém chất lượng, toàn bộ kênh mương dẫn nước vào tua-bin được xây dựng trên đồi núi, tuy nhiên đơn vị thi công không bỏ một cây sắt nào vào xây dựng. Đặc biệt, bê tông của đường kênh này chủ yếu là đất cát với sỏi cộng với xi măng.
Gần 180 hộ dân xã vùng biên giới "tối thui" cả tháng nay vì đường kênh dẫn nước này bị sạt lở
Trong mùa mưa bão năm 2013 vừa qua, tuy địa bàn huyện Tây Giang mặt dù ít chịu ảnh hưởng nhưng thủy điện này cũng xảy ra sự cố vỡ kênh, huyện đã trích kinh phí hơn 170 triệu đồng để sửa chữa lại. Hiện nay, ngoài những đoạn kênh bị vỡ, một số đoạn khác cũng đang có dấu hiệu nứt, nếu như không có giải pháp sửa chữa sớm thì sẽ còn hư hỏng nặng hơn.
Ông Phạm A cho hay, mặc dù ngay sau khi xảy ra sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND huyện đã báo cáo và kiến nghị lên Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Công thương nhưng công trình vẫn chưa được khắc phục. "Ngày 25/2 vừa qua, có đoàn của Sở Công thương lên khảo sát nhưng đến nay huyện vẫn chưa nhận được phản hồi", ông Phạm A cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bhriu Liếc - Bí thư huyện Tây Giang - bức xúc: "Cả tháng nay công trình bị hư hỏng, người dân rất bức xúc vì không có điện để dùng. Trước đây khi công trình đang xây dựng, đích thân tôi đã nhắc nhở nhiều lần và đã phạt hành chính đối với đơn vị thi công. Tuy nhiên, chất lượng công trình vẫn không được chủ đầu tư giám sát chặt dẫn đến hệ lụy như ngày hôm nay".
"Thời gian qua, ở khu vực miền núi Quảng Nam, nhiều công trình, dự án được đầu đã làm cho diện mạo khu vực này có nhiều thay đổi; đối với vùng biên giới Tây Giang thì cũng nhờ các dự án này mà đời sống đồng bào khởi sắc hẳn lên, nhưng với công trình thủy điện này được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng chất lượng thì quá kém...", ông Bhriu Liếc chua xót nói.
Công Bính
Theo Dantri
"Đột nhập" trung tâm hành chính 1.400 tỷ đồng của Bình Dương Vừa được đưa vào hoạt động, khu hành chính tập trung gần 60 sở, ngành của tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh công tác cải cách, liên thông một cửa, phục vụ gần 1,8 triệu dân và 15.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mấy ngày qua lượng người đến làm việc vẫn còn thưa thớt. Khu hành chính tập trung bề thế của tỉnh...