Dân chài trên sông Hồng tạo ra điện nhờ chậu nhựa
Sử dụng chậu nhựa thay cánh quạt hút gió làm quay mô tơ và tạo ra điện năng là mô hình điện gió sông Hồng đang được thử nghiệm tại xóm Sứ – làng chài ven sông Hồng thuộc phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội).
10 hộ gia đình sống trên sông được tham gia thử nghiệm mô hình điện gió (tốc độ gió khoảng 3 m/s). Khu vực bãi giữa sông Hồng có tốc độ gió khoảng 3 m/s, đạt yêu cầu triển khai mô hình năng lượng gió. Song tốc độ này chỉ đủ thực hiện các mô hình nhỏ.
10 tuabin sử dụng những chiếc chậu nhựa thay cho cánh quạt để hút gió. Những tuabin này có giá thành thấp, thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng đến khí hậu bởi sản xuất điện mà không tạo ra khí thải nhà kính. Dự án được hỗ trợ tài chính của nhiều nhà tài trợ (Trung tâm Live & Learn Việt Nam, Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia).
Mô hình điện gió sông Hồng bao gồm mô tơ, cột thép, hệ cánh gió, bộ điều khiển sạc, nâng áp, bình ắcquy, bóng đèn Led 9W.
“Tôi sinh sống ở bến Sứ 14 năm, nhưng đây là lần đầu có một mô hình như vậy. Gia đình vẫn mua điện của nhà dân gần đây với giá 4.000 đồng/số điện, nhưng nay mỗi khi đi làm về là bật bóng điện từ ‘lộc trời’ trước để sinh hoạt đến khi không sáng nữa thì mới thắp điện mua”, anh Hải, 45 tuổi vừa kéo tấm bảng năng lượng mặt trời vừa nói.
“Mô hình này khá thú vị, được lắp đặt cách đây một tháng, mỗi bộ thiết bị có thể lắp được 1-2 bóng đèn và có thể thắp sáng tới hơn 2 giờ phụ thuộc vào tốc độ gió”, anh Lộc một người dân xóm Sứ cho hay.
Video đang HOT
Khi có gió, hệ cánh gió sẽ quay làm trục mô tơ quay, tạo ra điện năng. Lượng điện năng này được lưu trong bình ắcquy và được sử dụng cho đèn chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng gồm một bóng đèn LED công suất 9W có độ sáng tương đương bóng đèn sợi đốt 60W thông thường. Số lượng bóng đèn có thể tăng thêm 1-2 bóng tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
Khi trời tối, nguồn điện cung cấp cho bóng đèn vừa đủ thắp sáng cho không gian bán kính khoảng 2 m nên mọi sinh hoạt trong gia đình trên một chiếc thuyền là vừa đủ.
“Những ngày nắng điện dự trữ có thể thắp sáng liên tục tới 3 giờ, nhưng giá mà nguồn điện lớn hơn để sử dụng cả quạt điện và thắp sáng lâu hơn thì sẽ giảm được nhiều chi phí sinh hoạt gia đình”, chị Thảo nói.
Đơn giản trong khâu thi công, giá thành sản xuất thấp và tận dụng tối ưu ở những khu vực gió có cường độ vừa phải như ven sông, mô hình thân thiện này sẽ tạo thay đổi lớn đến đời sống của những người dân nghèo.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cuộc sống của "dị nhân" trần truồng ở bãi giữa sông Hồng
Không lao động, cạo trọc đầu, người đàn ông được gọi là dị nhân này còn ngày ngày trần truồng, cho rằng đó...là sự "giải thoát".
Gần đây, thông tin về "gia đình nguyên thủy" ở bãi giữa Sông Hồng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) gây sự hiếu kỳ cho nhiều người, nhất là khi biết tin dị nhân thản nhiên trần truồng bất kể trong nhà hay bên ngoài.
PV có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Tuấn Nghĩa - người đàn ông trong gia đình "kỳ dị" với thói quen để đầu trọc và nói không với quần áo.
Sinh năm 1974, người đàn ông 42 tuổi hiện đang sống cùng vợ và con gái trong mái nhà tre ở bãi giữa sông Hồng. Họ chuyển về đây gần 1 năm nay. Được biết, đây là một người đàn ông có nhiều điều "quái dị". Con gái anh, bé Đức Hạnh mới 7 tuổi, làn da rám nắng vì cũng cởi trần suốt ngày.
Hai bố con "gia đình trọc đầu".
"Quần áo là bệnh của con người để giả vờ khác con khỉ" (?)
Trò chuyện với chúng tôi, người đàn ông này khá thân thiện và hoạt ngôn. Hỏi "vì sao anh lại thích trần truồng", anh nói thẳng: "Nóng thì cởi ra cho thoải mái hơn chứ không phải là mất lịch sự. Sướng nhất ở đời là bỏ quần áo ra! Mặc quần áo là cái bệnh của con người giả vờ để khác con khỉ, để che đi cái dâm dục mà thôi. Bỏ cái xác trần trụi ra thì kẻ đẹp, kẻ xấu cũng chỉ đến thế mà thôi, quần áo không giá trị bằng tinh thần ta đến ở vị trí nào, không cần vỏ bọc, danh xưng hay đạo đức giả mà hãy sống chân thật!".
"Đừng nghĩ là tất cả những người cởi truồng như tôi là thấp kém, có những người đã làm Thánh, đó là thiện! Tôi theo nghiên cứu đạo Phật, dù chúng tôi có bỏ quần áo ra nhưng về mặt đạo đức - chúng tôi chẳng thua người mang quần áo. Đừng soi vào cái gọi là "trần truồng" để đánh giá mà cho rằng chúng tôi thấp kém".
Được biết, người đàn ông này đã có 5 đời vợ. Năm 2006, anh gặp chị Lê Thị Mùi (một người đàn bà đã qua 2 đời chồng và có 3 con riêng). Trước khi đến với chị Mùi, 4 câu chuyện vợ - chồng của anh đều tan vỡ, có người chính thức là vợ nhưng có người chỉ đơn giản là về ở với nhau.
Với chị Mùi, trước đây do anh vô tình gặp và thương cảm số phận của người đàn bà lận đận nên đã dẫn về nuôi rồi ăn ở với nhau. Không giấy đăng ký kết hôn, không đám cưới và duyên phận của họ cũng không được gia đình chấp thuận.
Chị Mùi gốc gắn bó với việc nhặt rác kiếm sống, từng mắc chứng bệnh tâm thần nhẹ và sau khi về nhà anh Nghĩa không lâu thì "dở chứng" hay trần truồng nên bị mẹ chồng ghét bỏ.
Chia sẻ với tình cảm với vợ, anh nói: "Lúc ấy, tôi chỉ là theo tư tưởng yêu thương người và hóa giải cho những cảnh đời khó khăn. Thương là chủ yếu chứ nếu là yêu thì có khi lại bỏ nhau từ lâu!".
Bỏ chung cư ra bãi sông ở
Thật ra, anh Nghĩa là người có tấm lòng rất thiện, từng giúp đỡ nhiều người khốn khó. Quê gốc ở Mỹ Đức nhưng gia đình đã lập nghiệp ở trung tâm Hà Nội từ lâu, nhà trên phố Hàng Ngang. Bố, mẹ anh Nghĩa đều từng là viên chức đàng hoàng.
Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, anh hoàn toàn bình thường, nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi năm anh 21 tuổi.
Anh cho hay, trong quá khứ của mình không có biến cố nào quá lớn, duy có lần bị ngã từ tàu điện (năm 10 tuổi) và có ảnh hưởng đến não. Đến năm 21 tuổi, bỗng dưng anh "nổi hứng" đến với Phật, bắt đầu tìm hiểu và sống theo những lý tưởng của Phật giáo.
Sau khi kết duyên với chị Mùi và có con, gia đình anh sống ở chung cư nhỏ (do mẹ mua cho) tại Văn Quán (Hà Đông). Khi đó, ngày ngày, người ta thấy "gia đình đầu trọc" đạp xe ra sông Hồng tắm và hóng gió đến tận đêm muộn mới về.
Thế rồi, vì chung cư ở xa, vì không thích sống trong ngôi nhà tù túng, vì muốn hòa mình vào thiên nhiên để "tận hưởng cảm giác khoái lạc" (theo lời anh nói), anh bán nhà và cả gia đình kéo nhau ra sông Hồng sống!
"Ra đây, thiên nhiên rộng lớn nên tinh thần khỏe mạnh và mở mang khoái lạc. Tôi cảm như mình sướng nhất quả đất, không như cái "tổ" ở nhà".
Sinh con gái ra, anh đặt tên là Nguyễn Đức Hạnh với mong mỏi đứa trẻ lớn lên sẽ có tâm, đức, hiếu và được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng, anh lại không thích cho con đi học mà chỉ để Hạnh ở nhà học thiền, nghe chuyện Phật và học cách "sống với thiên nhiên" như mình!
Ngày ngày, ngoài đọc sách Phật, anh ra bãi "tắm tiên" để tắm và trò chuyện cùng bạn bè. Vì cách nói chuyện thân thiện, dễ mến, anh được khá nhiều người quý. Ngoài ra, anh cũng nuôi vài con vật để làm thú vui, thỉnh thoảng đi hái chuối dại và về thăm mẹ già.
Một người bán nước dưới gầm cầu Thăng Long cho biết:"Cô Mùi thỉnh thoảng có đi chợ nhưng chú ấy thì ít lên lắm. Trước đây, cô vợ cứ "tồng ngồng" lên tận cầu cơ nhưng giờ thì đỡ rồi, không thấy cởi truồng lên đây nữa".
Nóng thì nhảy xuống sông, ăn - ngủ cũng tùy tiện chứ không cần theo giờ giấc... Những hành động "điên rồ" nhưng với họ lại là thú vui. Nhưng, liệu có nên như vậy?
Vì hướng theo đạo Phật, cả gia đình cạo trọc đầu, ăn uống thanh đạm và cũng bảo nhau không sát sinh. Chị Mùi lúc mặc, lúc lại cởi truồng, còn anh Nghĩa thì "cố định" 24/24. Và cô con gái, thích được đi chơi nhiều, thích đi học và rất lém lỉnh nhưng đến nay chỉ biết viết tên mình.
Theo_Kiến Thức
Chậu nhựa tạo điện gió ở xóm thuyền Hà Nội Chỉ với vài thiết bị đơn giản và 4 cái chậu nhựa, các gia đình sống trên thuyền bên bến sông Hồng (Hà Nội) đã có nguồn điện miễn phí phục vụ chiếu sáng. Tại phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), hàng chục chiếc thuyền là nơi ăn ở của những người buôn bán gốm sứ neo đậu dưới bãi sông Hồng....