Dân Cảnh Hưng khấm khá từ nghề… may vá
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), hàng chục hộ dân ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã có vốn đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, phát huy hiệu quả nghề may vá đã được học.
Dạy nghề gắn với cho vay vốn
Bà Nguyễn Thị Thậm – Chủ tịch Hội ND xã Cảnh Hưng cho biết: Năm 2011, nhận thấy nghề may công nghiệp phát triển, Hội ND xã Cảnh Hưng đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề may công nghiệp ngắn hạn cho 30 học viên là hội viên, ND. Hội ND xã làm công tác tuyển sinh.
Được vay vốn Quỹ HTND, chị Nguyễn Thị Thủy (đứng) đã có điều kiện mở rộng quy mô xưởng may, tạo công ăn việc làm 20 lao động tại địa phương. Ảnh: T.H
Nói về hiệu quả của lớp học nghề, bà Thậm vui mừng nói, đến nay lớp học đã kết thúc được gần 6 năm, tất cả học viên đều phát huy hiệu quả kiến thức được học. “Từ khi T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội ND tỉnh Bắc Ninh giải ngân 500 triệu đồng Quỹ HTND cho 10 hộ ND trong xã Cảnh Hưng thực hiện dự án “May công nghiệp”. Nhiều hộ ND không chỉ thạo nghề may vá mà còn mạnh dạn mở các xưởng may công nghiệp quy mô lớn” – bà Thậm vui mừng nói.
Là 1 trong những học viên thành công sau lớp học nghề may công nghiệp và được vay vốn Quỹ HTND, chị Nguyễn Thị Thủy đang là chủ 1 cơ sở may khá lớn ở thôn Thượng. Chị Thủy vui vẻ nói: “Trước đây, thu nhập của cả gia đình tôi chỉ trông chờ vào vài sào ruộng nên rất khó khăn. Vợ chồng tôi cũng định bỏ làng lên phố làm công nhân nhưng con còn quá nhỏ, đi không đành. Năm 2011, đang loay hoay tìm hướng đi mới thì Hội ND đến động viên đi học nghề may công nghiệp”.
Video đang HOT
“Hiện, Hội ND tỉnh Bắc Ninh đang quản lý tổng nguồn vốn Quỹ HTND là trên 45 tỷ đồng. Nguồn vốn Quỹ HTND này đang giải ngân cho gần 1.080 hộ nông dân vay để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động”. Ông Nguyễn Công Thao
Theo chị Thủy, nghề may công nghiệp không quá khó, chỉ cần chịu khó, nhanh nhẹn và tinh ý một chút ai cũng có thể làm giỏi. “May mắn, được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng, cùng với vốn của nhà tôi đã có điều kiện mở rộng quy mô xưởng máy. Đến nay, cơ sở của tôi đã có gần 20 máy may, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động tại địa phương” – chị Thủy phấn khởi nói.
Hàng trăm lao động có việc làm
Bà Thậm cho biết, hiện toàn xã Cảnh Hưng, có hơn 20 xưởng may công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Từ nghề phụ, những năm gần đây, nghề may đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhân dân trong xã.
Ông Nguyễn Công Thao – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện nguồn vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt trên 45 tỷ đồng. Trong đó, T.Ư ủy thác là 13,3 tỷ đồng; UBND tỉnh cấp 27,2 tỷ đồng; huyện và cơ sở là trên 4,7 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được các cấp Hội giải ngân kịp thời, đúng đối tượng theo dự án được phê duyệt. Hiện nguồn vốn Quỹ HTND đang giải ngân cho gần 1.080 hộ nông dân vay để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động.
Theo ông Thao, để quản lý vốn vay hiệu quả, sau giải ngân, Hội ND tỉnh thường xuyên được tăng cường công tác kiểm tra.
Theo Danviet
Khởi nghiệp từ vốn vay Quỹ HTND mà thành hộ giàu
"Nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho thu nhập mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên, không ít hộ từ vốn vay mà thành hộ giàu, hộ khá... Kết quả đó một phần nhờ sự hỗ trợ vay vốn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt của các cấp hội nông dân (ND)...", ông Trần Văn Sơn ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) khẳng định.
Giúp từ khi cơ hàn, khó khăn
Gia đình ông Trần Văn Sơn đến vùng gò đồi Phong Xuân lập nghiệp cách đây hơn 40 năm chỉ với "hai bàn tay trắng". Thiếu vốn, kiến thức, kỹ thuật sản xuất là điều mà ông Sơn cũng như nhiều hộ vùng kinh tế mới gặp phải. "Đến khi tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) thuộc Hội ND huyện Phong Điền, người dân mới có điều kiện phát triển sản xuất bởi bà con được vay vốn, vừa được tham gia tập huấn kỹ thuật, tìm hiểu cách thức làm ăn..."- ông Sơn chia sẻ.
Bằng nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ Quỹ HTND và Hội ND huyện Phong Điền tạo điều kiện tín chấp vay thêm ngân hàng, ông Sơn xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Ban đầu ông chỉ nuôi một số lợn nái, lợn thịt và chăn nuôi vài chục con gà. Quy mô sản xuất được ông Sơn mở rộng hằng năm, từ gia trại vài chục con, đến nay đã phát triển thành trang trại 300-400 con lợn thịt/năm.
Nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Phong Điền được vay vốn Quỹ HTND để duy trì, phát triển mô hình. ảnh: Hoàng Triều
Cũng tại vùng đồi Phong Xuân, những năm gần đây xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả bằng nguồn vốn vay từ Qũy HTND. Nguồn vốn vay ban đầu tuy chỉ từ vài chục triệu đồng/hộ nhưng là tiền đề và động lực để bà con thúc đẩy phát triển quy mô sản xuất cho nông dân.
Nguồn lực để Hội ND tham gia "xung kích"
Thông qua các hoạt động hỗ trợ của Hội ND, Quỹ HTND và tác động của chính sách nhà nước, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều hộ nông dân trở thành chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở SXKD, dịch vụ, chủ trang trại... doanh thu từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/năm...
Chủ tịch Hội ND huyện Phong Điền Nguyễn Thị Như Quỳnh cho biết: "Đời sống nông dân tại các địa phương mà Hội đưa vốn Quỹ HTND về có được như hôm nay một phần nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp Hội ND. Từ nguồn Qũy HTND huy động được hằng năm, các cấp Hội đã giải ngân cho hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Học tập từ các mô hình kinh tế hiệu quả, lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật tiên tiến do Hội ND tổ chức, nhiều hộ ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phong Điền có hàng trăm hộ có nguồn thu nhập mỗi năm từ 50 triệu đến hàng trăm triệu đồng từ các mô hình kinh tế... Vốn Quỹ HTND là công cụ quan trọng để Hội tham gia "xung kích" trong việc giúp nông dân giảm nghèo, làm giàu và xây dựng nông thôn mới.
Mô hình nuôi cá lồng sử dụng vốn Quỹ HTND ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Trần Văn Lập - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, hằng năm, cùng với các hoạt động tư vấn, dịch vụ, thì việc hỗ trợ vốn cho nông dân đã giúp phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đạt được nhiều kết quả tích cực. Hội ND từ cơ sở đến cấp tỉnh đều triển khai phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi,. Phong trào có sức lan tỏa rộng khắp từ đồng bằng đến miền núi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội khu vực nông thôn. /.
Theo Danviet
Vay vốn nuôi bò sữa, mỗi ngày nông dân Lương Sơn thu 1 triệu đồng Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) ủy thác cho vay, hàng chục hộ nuôi bò sữa ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình. Có tiền triệu mỗi ngày Trao đổi về tình hình...