Dân Cần Giờ tránh “bão hụt” trong yên bình
Thay vì trú bão, đêm qua và sáng nay, hơn 1.600 người đang tránh mưa tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Lãnh đạo huyện này cho biết vẫn để dân trú tránh nơi an toàn đến khi thời tiết tốt hơn.
Người dân huyện Cần Giờ đã có một đêm tránh bão “hụt” yên bình tại các điểm trú bão do UBND huyện Cần giờ bố trí.
Đến sáng nay 7/11, mưa lớn nặng hạt vẫn tiếp diễn, khiến việc di dân trở lại nơi cư trú chưa thể diễn ra.
Ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ, cho biết: “Theo kế hoạch, 9h sáng nay sẽ đưa người dân về lại nơi cư trú nhưng do thời tiết xấu nên không thể thực hiện được. Chúng tôi để người dân tiếp tục lưu trú ở khu tránh bão để phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Người dân sẽ ở lại đây cho đến khi thời tiết ổn định mới được di dân về nhà”.
Không có bão, nhưng mưa vẫn lớn nên cả nghìn người dân các xã Thạnh An vẫn chưa được về nhà.
Nhà thiếu nhi huyện Cần Giờ, nơi đang có 600 người lưu trú tránh bão, sáng nay đang có một bầu không khí náo nhiệt bởi tiếng trò chuyện xôm tựu của người lớn, tiếng la hét vui đùa của trẻ nhỏ. Hình ảnh này ngược với với không khí “chạy bão” mà chúng tôi ghi nhận vào buổi chiều ngày 6/11, khi người dân ai nấy đều lo lắng với tin “bão sắp vào”.
Video đang HOT
Trẻ ngủ nướng, người lớn xem TV tại khu tránh bão huyện Cần Giờ, sáng nay (7/11).
Anh Nguyễn Văn Tài, một người dân ở xã Cần Thạnh cho biết cả ngày 6/11 anh vừa đưa gia đình của mình về nơi trú bão an toàn, vừa chạy về nhà chằng chống lại nhà cửa để đón bão. “Lo lắng, phập phồng đón bão nhưng bão không có vào dù mệt nhưng gia đình ai nấy cũng thấy mừng, giờ chỉ mong thời tiết trở lại bình thường để đi làm”.
Trước đó, do đề phòng áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, trong sáng 6/11, đã có 1.600 người dân ở xã Thạnh An huyện Cần Giờ đã được lệnh di dời về những nơi tránh trú bão an toàn ở thị trấn Cần Thạnh huyện Cần Giờ.
Theo Khampha
Miền Nam hối hả chạy bão
Dù thời tiết vẫn còn nắng nhưng hàng ngàn người dân ở Cần Giờ, TP HCM đã được di dời đến các trụ sở kiên cố. Ở các tỉnh khác, loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi liên tục thông báo về cơn bão số 13.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố đã có mặt tại huyện Cần Giờ từ sáng sớm để kiểm tra, chỉ đạo các ban nghành khẩn cấp triển khai các phương án phòng tránh, cấm các phương tiện ra khơi.
Theo ghi nhận của VnExpress, đến 14h chiều nay, thời tiết tại Cần Giờ vẫn còn nắng, chưa có dấu hiệu bão. Tuy nhiên, công tác ứng phó với bão tại huyện giáp biển của TP HCM rất khẩn trương. Loa phóng thanh được bố trí nhiều nơi thông báo liên tục về tình hình bão để người dân biết thông tin.
Tại bến tàu Đông Hòa, hàng trăm tàu cá của ngư dân đã vào bến neo đậu. "Từ 18h ngày 5/11 đã cấm xuất bến đối với các tàu đánh bắt cá. Đến sáng nay, có 1.353 tàu cá, trong đó 40 tàu đánh bắt xa bờ đã vào bến neo đậu", Phó chủ tịch huyện Cần Giờ Lê Văn Thơm cho biết.
Trường THPT Cần Thạnh thông báo cho học sinh nghỉ đồng thời đón dân tránh bão đến tạm trú.
1.605 người dân ở xã đảo Thạnh An di dời vào ở các Nhà văn hóa Thiếu Nhi, trường học, bệnh viện... ở thị trấn Cần Thạnh. Ngoài ra, còn có 2.000 người ở các khu vực nguy cơ sạt lở, gần biển của 6 xã và thị trấn cũng được đưa đến nơi an toàn.
Người dân được bố trí chỗ tạm lánh và được chính quyền địa phương chăm lo bữa ăn miễn phí, các y bác sĩ được huy động để phục vụ bà con khi có trường hợp bị bệnh đột xuất.
"Đến thời điểm này chúng tôi đã hoàn thành khâu bố trí hậu cần để lo ăn uống, dịch vụ, y tế, cung cấp khoảng 800 chiếc mền cho người dân, máy phát điện cũng đã sẵn sàng để dự phòng sự cố xảy ra", ông Lê Văn Thơm, Phó chủ tịch huyện Cần Giờ nói.
Từ trước đến nay, người dân Cần Giờ nhiều lần oằn mình đón bão. Trong đó thiệt hại nặng nhất là cơn bão số 5 - Linda năm 1997, cơn bão số 9 - Durian năm 2006 và mới đây là cơn bão số 1- Pakhar đầu năm 2012.
"Đây là lần thứ hai chạy bão, tôi rất lo lắng cho tài sản, đồ đạc ở nhà. Hy vọng cơn bão lần này sẽ không mạnh", cụ Nguyễn Thị Nên, 88 tuổi nói.
Theo VNE
Áp thấp nhiệt đới có thể không mạnh thành bão Có thể không mạnh thãnh bão 13 như dự báo, tuy nhiên áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa to, gió lớn diện rộng khắp Nam Bộ và Tây Nguyên. ảnh minh họa Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định khi đổ bộ, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên...