Dân bức xúc vì giá đền bù dự án đường cao tốc quá thấp
Nhiều ngày qua, hàng chục hộ dân xã Hòa Tiến (Hòa Vang, Đà Nẵng) gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và báo chí phản ảnh việc giá tiền đền bù đất ruộng của dự án đường cao tốc đi qua địa bàn quá thấp so với địa phương lân cận.
Ngày 12/12, hàng chục hộ dân xã Hòa Tiến đã tập trung tại nhà sinh hoạt thôn Lệ Sơn 2 để gặp cán bộ của Ban giải tỏa đền bù số 2 (đơn vị chịu trách nhiệm đền bù dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cho người dân) gửi đơn kiến nghị yêu cầu xem xét lại giá tiền đền bù.
Hàng chục người dân xã Hòa Tiến tụ tập tại trụ sở sinh hoạt thôn Lệ Sơn 2 để gặp cán bộ Ban giải tỏa đền bù số 2 kiến nghị
Ông Lê Văn Thôi, đại diện cho hàng chục hộ dân phản ảnh, dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một công trình trọng điểm của quốc gia nhưng trong công tác đền bù, giải tỏa, người dân lại phải chịu nhiều thiệt thòi do đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi, nông dân gặp không ít khó khăn. Hơn nữa việc đền bù hỗ trợ của ban giải tỏa đền bù số 2 cho chủ sở hữu các ruộng đất sản xuất nông nghiệp chưa thỏa đáng. Giá đất 35.000đ/m2 (theo quyết định 35/QĐ-UB ngày 24/12/2011 của UBND TP Đà Nẵng) là quá thấp, không thích ứng với giá trị hiện tại. Trong khi đó tại Quảng Nam (cụ thể là xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn sát với xã Hòa Tiến) giá đất nông nghiệp là 48.000đ/m2.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống quá thấp không thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân. Trong khi trong cùng một dự án, tại xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) người dân được hỗ trợ 144.000đ/m2, gấp 3 lần giá đất tại xã Hòa Tiến.
Mặc khác, cùng một dự án nhưng tại Đà Nẵng mức giá hỗ trợ đền bù là 101.500đ/m2; xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) lại được hỗ trợ đền bù 196.000đ/m2.
Video đang HOT
Ngoài ra, người dân cũng phản ảnh khi áp giá đền bù giải tỏa, Ban giải tỏa đền bù số 2 không tiến hành họp dân để thông báo lấy ý kiến. Dự án chỉ tính đền bù phần diện tích đất mà dự án thu hồi, phần diện tích còn lại dù rất ít, không thể sản xuất được thì không được tính đền bù, thu hồi… Đây là điều người dân thắc mắc và đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết.
Người dân vùng giải tỏa đang cung cấp thông tin cho cán bộ dự án ở hội trường thôn
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Hòa Tiến – ông Nguyễn Đình Anh – cho biết: “Đây là chủ trương của TP, xã phải chấp hành dù biết giá tiền đền bù có thấp hơn gần một nửa so với xã Điện Tiến bên cạnh”.
Ông Anh cũng cho rằng, việc giải tỏa đền bù thì Ban giải tỏa đền bù số 2 làm việc trực tiếp với dân, xã chỉ tham gia chứ không quyết định được. Các thắc mắc của người dân, xã chỉ ghi nhận rồi gởi lên các cấp ở TP để kiến nghị.
Về vấn đề này, Trưởng Ban giải tỏa đền bù số 2 – ông Trần Vũ Nguyên – cho biết, Ban cũng chỉ áp dụng theo giá đất của UB thành phố đưa ra. “Việc bà con thắc mắc, chúng tôi ghi nhận rồi gởi báo cáo lãnh đạo TP xin ý kiến và trả lời người dân”, ông Nguyên cho biết..
Theo ông Nguyên, có những người đã nhận tiền trước nhưng sau này nếu lãnh đạo TP Đà Nẵng có thay đổi chính sách đền bù đối với dự án này thì Ban giải tỏa đền bù số 2 sẽ mời bà con tiếp tục nhận thêm.
Theo Ban giải tỏa đền bù số 2, dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi qua địa bàn xã Hòa Tiến có chiều dài 4,8km, có 649 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 366 hộ dân đã được nhận tiền đền bù.
Theo Dantri
Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà: Nhận quyết định cưỡng chế trước quyết định thu hồi đất
Dù không có phương án đền bù tái định cư rõ ràng, nhưng UBND H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã vội vàng cưỡng chế tháo dỡ nhà dân.
Lỗi "khách quan"
Theo gia đình bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), chuyện lạ nhất trong quá trình thu hồi, cưỡng chế, tháo dỡ nhà đất (có nhà, vườn cây ăn trái... và được duyệt đền bù ban đầu 3.000 đồng/m2 mà Thanh Niên đã phản ảnh trong số báo ra ngày 11.12) là gia đình bà nhận quyết định thu hồi đất sau khi có quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà. "Ngày 9.6.2011, gia đình tôi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 441/QĐ-CCTHĐ do Chủ tịch UBND H.Hòa Vang ký ngày 8.6.2011. Nhưng từ trước đến thời điểm nhận quyết định cưỡng chế, gia đình chưa bao giờ thấy quyết định thu hồi đất", bà Hậu nói và cho biết: "Cho đến 15 giờ ngày 21.6.2011, chúng tôi mới được giao hai quyết định thu hồi đất số 3310 và 3311 ký ngày 21.4.2011 của UBND H.Hòa Vang. Sau đó, gia đình tiếp tục nhận thêm 7 quyết định thu hồi đất khác nữa ký ngày 8.6.2011. Và hiện tại, vẫn còn 5 khu đất chưa có quyết định thu hồi".
Nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối nhà bà Hậu bị tháo dỡ tan hoang - Ảnh: H.T
Cũng theo bà Hậu, nếu gia đình sớm nhận được quyết định thu hồi đất cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) thì mới biết để mà thi hành hoặc khiếu nại. "Đằng này, chưa biết bồi thường ra sao, ăn ở nơi nào mà đã bị buộc cưỡng chế, tháo dỡ. Như trường hợp hồ sơ số 190, có diện tích 750 m2 chưa đền bù đã cho xe đến ủi sạch sẽ", bà Hậu bức xúc.
Trả lời đơn khiếu nại của gia đình bà Hậu, UBND H.Hòa Vang cho rằng lý do gia đình nhận quyết định thu hồi đất sau quyết định cưỡng chế là "lỗi khách quan, không cố ý của cơ quan nhận chuyển hồ sơ, không có lỗi của cơ quan ban hành quyết định". UBND H.Hòa Vang còn nói: "Việc sơ suất này, UBND huyện sẽ ghi nhận và đề nghị bên giao nhận công văn, tài liệu nghiêm khắc rút kinh nghiệm để lần sau đến tay công dân đúng thời hạn theo quy định".
Liên tục thay đổi phương thức đền bù
Việc kiểm định, áp giá đền bù ở dự án Sân golf Bà Nà, dự án Cáp treo và quần thể KDL Bà Nà - Suối Mơ hết sức nhập nhằng, thường xuyên thay đổi, đặc biệt chưa có phương án đền bù đã vội vàng cưỡng chế thu hồi đất. Ngoài 8.319 m2 đất nông nghiệp thu hồi chỉ hỗ trợ cây cối, hoa màu với giá "bèo", UBND TP.Đà Nẵng cũng chỉ hỗ trợ 3.000 đồng/m2 (chứ không đền bù) trên diện tích 751,4 m2 đất của gia đình bà Hậu, ông Võ Hiến và hỗ trợ 80% giá trị nhà ở, vật kiến trúc cây cối hoa màu đền bù theo giá 6.000 đồng/m2. Đến tháng 4.2011, UBND TP.Đà Nẵng lại tăng chút đỉnh tiền hỗ trợ cây cối, hoa màu theo giá 15.000 đồng/m2...
Hay như lô đất 2.207 m2 cũng thường xuyên thay đổi phương thức đền bù, hỗ trợ theo kiểu "cứ khóc là cho bú". Như trong năm 2009, TP.Đà Nẵng áp giá đất hỗ trợ 3.000 đồng/m2, hỗ trợ nhà cửa vật kiến trúc 80%, đền bù cây cối hoa màu theo giá 6.000 đồng/m2 (bất kể trong vườn có hàng trăm cây quế trên 10 năm tuổi, hàng trăm gốc tiêu, chôm chôm, xoài, mít...). Đến năm 2010, UBND TP.Đà Nẵng lại thay đổi bằng cách hỗ trợ 50% giá đất ở (tính 100.000 đồng/m2) cho diện tích... 200 m2/2.207 m2, hỗ trợ cây cối hoa màu 15.000 đồng/m2 thay cho mức 6.000 đồng/m2 trước đây và đồng ý bố trí 2 lô đất (1 chính, 1 phụ đường 7,5 m)... Đến năm 2011, UBND TP.Đà Nẵng một lần nữa thay đổi phương án đền bù, bố trí TĐC khi bà Hậu liên tục có đơn kêu cứu bằng cách tăng thêm diện tích đất ở được hỗ trợ 50% từ 200 m2 lên 300 m2... đồng thời, việc bố trí đất TĐC cũng thay đổi với 1 lô đất mặt tiền đường ĐT602 và 1 lô đất đường 5,5 m.
Chưa hết, chiều 25.9.2012, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng gửi thông báo cho gia đình bà Hậu, ông Hiến biết UBND TP.Đà Nẵng quyết định gộp cả hai dự án thành một về hỗ trợ (nhưng chỉ hỗ trợ đất ở 800 m2 với giá 100.000 đồng/m2, trong khi diện tích 751,4 m2 còn lại vẫn giữ nguyên với giá 3.000 đồng/m2) và điều chỉnh bố trí đất (1 lô chính đường ĐT602 và 2 lô đường 5,5 m, với tổng diện tích đất đền bù là 300 m2). Tuy nhiên, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng yêu cầu gia đình trong ngày 26.9.2012 phải nhận tiền, nhận đất, tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng. "Gia đình chưa kịp trở tay thì sáng ngày 27.9.2012, UBND H.Hòa Vang đã cho lực lượng đến tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc, cày xới vườn tược trong khuôn viên đất 2.207 m2 của gia đình", bà Hậu bức xúc.
Bị tước cả danh hiệu vì... khiếu kiện !
Sau khi bị Trường tiểu học Hòa Ninh kiểm điểm trước toàn thể giáo viên, bị thuyên chuyển công tác giảng dạy sang quản lý thiết bị dạy học, cô giáo Trần Thị Hậu còn bị tước danh hiệu "Lao động tiên tiến năm học 2011 - 2012". Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Hậu cho biết từ khi vào ngành đến nay, bà thường xuyên đạt danh hiệu "Lao động giỏi", "Lao động tiên tiến" cấp trường và mới đây bà đã nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Theo TNO
Xót xa và bất bình bên cây cầu tử thần "nuốt" bé gái 5 tuổi Sau cả đêm lặn sông tìm kiếm, sáng ngày 9/12, anh Lâm Lêl (sinh năm 1980, ngụ xã Trường Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng) mới thấy xác con gái Lâm Thị Mỹ Hằng (5 tuổi) dưới kênh ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Cầu ván cũ kỹ nơi cháu Lâm Thị Mỹ Hằng tử nạn "Tôi mò...