Dân bức xúc vì cơ sở tái chế nhựa gây ô nhiễm môi trường
Hàng chục hộ dân ở khu vực cầu Suối Đá, thôn Khánh Thành Bắc (xã Suối Cát, H.Cam Lâm, Khánh Hòa) đang phải chịu đựng khói bụi, mùi độc hại từ cơ sở tái chê nhựa hoạt động trong khu dân cư.
Cơ sở tai chê hạt nhựa khiến người dân bức xúc Ảnh: Phan Lê
Bà Võ Thị Ngọc Xuân, 65 tuổi, nói: “Cơ sở này hoạt động từ cuối năm 2018, gây ô nhiễm môi trường, làm đảo lộn cuộc sống người dân. Chúng tôi không biết tại sao một cơ sở gắn liền với hoạt động liên quan đến rác thải mà tồn tại trong khu dân cư. Mỗi lần hoạt động là khói tỏa khắp xóm, rất ngột ngạt. Người dân đóng kín cửa mà mùi vẫn xộc vào nhà. Nhiều người trong thôn bị đau đầu, khó thở, có người còn viêm xoang, chảy máu cam”.
Bà Đinh Thị Xoan cho biết thêm: “Người dân đã nhiều lần làm đơn gửi chính quyền địa phương, rồi kéo lên tận xã phản ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường. Sau đó, xã cũng đến kiểm tra, cơ sở này có lúc tạm dừng, nhưng không hiểu sao chỉ được vài hôm đã hoạt động lại”.
Mỗi lần cơ sở này hoạt động là khói tỏa khắp xóm, rất ngột ngạt Phan Lê
Ngày 20.8, chúng tôi có mặt tại cơ sở tái chế nhựa mà người dân phản ảnh. Cơ sở này nằm sát QL1 qua xã Suối Cát. Từ xa đã thấy những bãi rác chất đống trước khu vực nhà xưởng. Bên trong, rác cũng vương vãi khắp nơi. Thời điểm trên, chủ cơ sở không có mặt tại đây, chỉ có một vài người làm thuê. Một nữ lao động cho biết: “Có khi làm ban ngày, có khi ban đêm. Ban đêm thì thường hoạt động từ 20 giờ đến 3 giờ sáng. Mỗi ca chỉ cần 3 lao động vì cũng đơn giản, chỉ chuyển rác lên băng chuyền, rửa rác, rồi qua hệ thống máy tái chế thành những hạt nhựa để bán”.
Video đang HOT
Hồi đầu năm 2019, UBND xã Suối Cát đã kiểm tra, xác định cơ sở nói trên do ông Phạm Văn Duy (32 tuổi, trú TP.Nha Trang) làm chủ. Khu vực nhà xưởng rộng khoảng 240 m2, kết cấu khung sắt, mái lợp tôn. Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc cho phép hoạt động của cơ sở, các giấy tờ liên quan đến đất đai, môi trường và xây dựng. UBND xã đã đề nghị cơ sở tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, người dân cho biết cơ sở vẫn lén lút hoạt động, nhất là vào ban đêm.
Tháng 6.2019, đoàn công tác của xã tiếp tục kiểm tra, ghi nhận “cơ sở đang hoạt động, có khói và mùi bốc ra môi trường xung quanh. Khoảng 2 tấn bao nhựa tập kết phục vụ sản xuất và 200 kg hạt nhựa thành phẩm. Bên cạnh đó còn có hố nước tự đào để chứa nước thải. Cơ sở này cũng đã thừa nhận vẫn lén lút hoạt động”. UBND xã Suối Cát đã yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động, đồng thời ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với chủ cơ sở số tiền 2,5 triệu đồng. Đến ngày 8.8 vừa qua, UBND H.Cam Lâm cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cơ sở về hành vi trên với số tiền tương tự.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó chủ tịch UBND xã Suối Cát, cho rằng việc phản ảnh, kiến nghị của người dân là chính đáng. Thời gian qua, địa phương đã cố gắng giải quyết, trong các biên bản kiểm tra của xã đều đề nghị cơ sở ngừng hoạt động vì chưa có đầy đủ giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, cơ sở vẫn hoạt động lén lút vào đêm khuya. Trong khi đó, xã không có các ngành chức năng có thể kiểm tra, thẩm định được mức độ ô nhiễm tác động đến môi trường như thế nào. “Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kiến nghị, đề xuất UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết đứt điểm đối với cơ sở trên”, bà Yến nói.
Theo thanhnien
Trồng đậu nành rau nhanh thu hoạch, được DN "thưởng" thêm tiền
Không chỉ cho năng suất cao (đạt gần 10 tấn/ha), thu lãi trên 30 triệu đồng/ha mà những hộ nông dân trồng đậu nành rau ở xã Tân Long (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) còn được doanh nghiệp thu mua thưởng thêm tiền vì sản phẩm đậu nành chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trồng đậu nành an toàn, được doanh nghiệp trả thêm tiền
Buổi hội thảo tổng kết mô hình trồng đậu nành rau mới được Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Mang Thít, Trạm Khuyến nông huyện Mang Thít tổ chức mới đây, đã thu hút sự quan tâm của hơn 30 nông dân các xã Tân Long, Tân Long Hội, Bình Phước (xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long).
Báo cáo tại hội thảo cho biết, mô hình trồng đậu nành rau được thực hiện tại ấp Tân Bình, xã Tân Long, huyện Mang Thít với 5 hộ tham gia, trên diện tích sản xuất 3,3 ha. Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ là 67 triệu đồng.
Đậu nành rau xuống giống trong khoảng thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2019, sau một thời gian chăm sóc (khoảng 60 ngày), đến nay toàn bộ diện tích đã thu hoạch xong. Năng suất bình quân 9,95 tấn/ha, với giá bán 10.500 đồng/kg đậu nành rau, sau khi trừ chi phí nông dân lãi trên 30 triệu đồng/ha.
Trong khi đó, cũng trên cùng diện tích, nhưng những hộ trồng lúa vụ này ở những ruộng lân cận chỉ thu lãi gần 5 triệu đồng/ha.
Thu hoạch đậu nành rau ở Tân Long
Điều đáng nói ở đây là dù mới trồng đậu nành rau lần đầu tiên, nhưng toàn bộ sản phẩm sau khi được Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đều đạt tiêu chuẩn do công ty đưa ra. Nhận thấy nông dân đã thực hiện nghiêm túc việc sử phân bón, thuốc trừ sâu bệnh theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn thực phẩm nên công ty đã thưởng thêm 250 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong - cư ngụ ấp Tân Bình, người đã trồng 1 ha đậu nành rau bộc bạch: "Vì trồng đậu lần đầu tiên nhưng nhờ động viên, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên mô hình của tôi đạt năng suất 995 kg/ha, giá bán theo hợp đồng 10.500 đồng/kg, được thưởng 250 đồng/kg, như vậy thu nhập đạt 107 triệu đồng/ha, trừ chi phí 73,7 triệu đồng/ha, tôi còn lãi 33,3 triệu đồng/ha".
Lợi nhuận cao gấp 5-6 lần trồng lúa
Anh Phạm Ngọc Ẩn cũng cho biết, lúc đầu anh khá lo lắng khi mới nghe cộng tác viên khuyến nông xã vận động trồng đậu nành rau. Sau khi được tác động thêm bởi những nông dân đã từng trồng đậu ở huyện Bình Tân, anh đã tham gia trồng với diện tích 0,5ha.
Kết quả anh Ẩn thu hoạch 5,5 tấn, bán được 10,75 triệu đồng/tấn; thu về 59,1 triệu đồng; trừ chi phí 35,4 triệu đồng; anh thu lợi nhuận 23,7 triệu đồng, tương đương 47,4 triệu đồng/ha.
Đậu nành rau, cây trồng mới trên đất Tân Long. Ảnh minh họa
Kỹ thuật áp dụng vào trồng đậu nành của anh Ẩn là đã sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Dual nên cỏ dại bị tiêu diệt gần như triệt để đã giúp cho chi phí làm cỏ gần như không có; thứ hai, anh luôn theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh để phun trị kịp thời, nhất là chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học gốc Abamectin, gốc thuốc này vừa an toàn với sức khỏe cho người phun xịt, vừa an toàn cho môi trường, lại vừa có giá rẻ nên chi phí đầu tư của anh thấp hơn những hộ khác mặc dù tốn công theo dỏi diễn biến của sâu bệnh để quyết định thời điểm phun xịt cho chính xác hơn.
So với việc trồng lúa cùng vụ thì đậu nành rau chỉ trong vòng 65 - 70 ngày là cho thu hoạch, nhưng lợi nhuận gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa; đầu ra của sản phẩm đã được bao tiêu bởi Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, vì vậy nông dân trồng đậu nành rau gần như đã biết chắc là mình sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu trước khi trồng, việc còn lại của bà con là đầu tư chăm sóc làm sao để đậu có giá thành thấp nhất, làm sao để đạt năng suất cao nhất nhưng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển rộng được mô hình này sẽ góp phần giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thuốc bảo vệ thực vật độc hại sẽ không còn phun xịt bừa bãi trên đồng ruộng và nhất là thân lá đậu được trả lại làm nguồn hữu cơ quí giá bồi bổ cho đất, giúp đất trở nên màu mỡ. Tuy nhiên trồng đậu nành rau, nhất là trong mùa mưa cũng đòi hỏi điều kiện thủy lợi phải tốt, hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo thông thoáng thì việc đưa cây đậu nành xuống ruộng mới đạt hiệu quả cao.
Theo Danviet
Đừng biến Lý Sơn thành đảo 'rác' Gần 20 năm gắn bó với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tôi chứng kiến không ít lần cảnh người dân đảo này vô tư xả rác. Rác ở một giếng nước trên đảo Một thời, vào những buổi sáng hay chiều muộn, người dân mang rác ra đổ xuống bờ biển. Đảo Lý Sơn hai mươi mấy ngàn người, nhà nhà ken...