Dân bỏ khu tái định cư vì thiếu đất sản xuất
Nhiều hộ dân ở khu tái định cư Nam Mỹ (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đã bỏ đi nơi khác lập nghiệp, hoặc trở về nơi ở cũ dựng lều, trại sản xuất, chỉ trở về nhà tái định cư trú tạm những ngày mưa bão.
Khu tái định cư Nam Mỹ được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt và UBND huyện Hòa Vang làm chủ đầu tư nhằm mục đích di dời các hộ dân đang sinh sống ở các vùng có nguy cơ cao về sạt lở ven sông, lũ quét ở khu vực các thôn Nam Mỹ, Nam Yên, Lộc Mỹ, Tà Lang… đến nơi ở an toàn.
Khu tái định cư này được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 được triển khai vào năm 2007, các hộ di dời đến khu tái định cư được hỗ trợ 11 triệu đồng. Giai đoạn 2 triển khai vào năm 2009, các hộ di dời được hỗ trợ 21 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi hộ còn được hỗ trợ 400 m2 để xây nhà.
Vì thiếu đất sản xuất nên người dân nơi đây đã đi nơi khác lập nghiệp hoặc trở về nơi ở cũ để sản xuất. Chỉ những ngày mưa bão họ mới trở về ngôi nhà tái định cư. Vì thế nhiều căn nhà bỏ hoang
Tuy nhiên, hiện nhiều hộ đã bỏ đi nơi khác lập nghiệp. Cũng có một số hộ quay trở về nơi cũ dựng lều, trại để ở để buôn bán, sản xuất và họ chỉ quay về nhà ở khu tái định cư những ngày mưa bão. Còn theo khảo sát của chúng tôi tại khu tái định cư Nam Mỹ, nhiều ngôi nhà đóng cửa im lìm, lối vào nhà cỏ mọc um tùm, có nhà bỏ hoang không cửa, nhiều ngôi nhà trở thành chuồng trâu chuồng cho của người dân địa phương.
Cỏ mọc um tùm vì không người ở
Một cụ bà đang sống ở đây chỉ tay về phía những ngôi nhà bỏ hoang cho biết, mấy năm nay, các hộ dân này đã bỏ đi nơi khác làm ăn, sinh sống, lâu lâu mới thấy về “ngó nhà” một lần. Còn gia đình bà thì mở quầy tạp hóa nhỏ ngay tại nhà để kiếm kế sinh nhai chứ cũng không biết làm nghề gì cả.
Ông Lê Ngôn – một trong những hộ dân chuyển lại nơi ở cũ chỗ dựng lều để sản xuất chia sẻ: “Hồi trước ông ở dưới này nhưng ở đây đến mùa mưa là ngập lụt nên được bố trí vào khu tái định cư. Tuy nhiên, lên đó không có đất để sản xuất, không biết làm gì để sống, nên lại phải quay xuống đây dựng lều để sinh sống và sản xuất. Chỉ những ngày mưa bão mới về trên kia. Mỗi năm ở nhà trên khu tái định cư khoảng từ 10 -15 ngày để tránh mưa bão. Dù ở trên kia nhưng hàng ngày cũng phải xuống đây để coi ngó đồng ruộng và cho gà ăn”.
Video đang HOT
Mái tôn cũng bay luôn, nhà không cửa
Theo ông Trần Thanh Hùng – tổ trưởng thôn Nam Mỹ, nhiều ngôi nhà trong thôn đang không có người ở gồm nhiều đối tượng: bác sĩ, giáo viên, công nhân đi làm xa nên thuê nhà ở dưới chỗ làm đến cuối tuần mới về trên này. Còn những hộ nông dân, trước đây ở nơi ở cũ họ có đất sản xuất thì sau khi lên khu tái định cư đất sản xuất đó vẫn là của họ. Tuy nhiên nơi sản xuất ở xa khu tái định cư nên các hộ dân này đã dựng lều, trại ngay nơi trồng trọt để sống và bảo quản hoa mùa. Họ chỉ về khu tái định cư những ngày mưa bão. Hiện có 15 hộ dân về nơi ở cũ dựng lều để sản xuất.
Nhiều ngôi nhà liền kề không người ở
Ông Ngôn trở về nuôi ở cũ, dựng lều để sản xuất
“Vừa rồi, xã, thôn cũng đã vận động họ sửa chữa lại nhà cửa chứ không bỏ hoang như thế nữa. Chính quyền cũng có chủ trương là nếu có đất thì sẽ bố trí cho dân để có có thể sản xuất, đầu tư hỗ trợ con vật nuôi. Tuy nhiên, để đảm bảo cho người dân an cư, lạc nghiệp thì phải từ từ”, ông Hùng cho biết thêm.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Bi hài chồng khẩn thiết xin ly hôn vì nhiều lần bị vợ đánh "thừa sống thiếu chết"
Xưa nay, nhắc đến những vụ bạo hành gia đình thì người ta thường nghĩ người vợ là nạn nhân. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Thanh (29 tuổi, ngụ huyện Tây Sơn, Bình Định) lại là trường hợp ngược lại. Bị vợ đánh đập nhiều lần, thậm chí phải nhập viện điều trị, anh kiên quyết ly hôn.
Tuy nhiên, cô vợ cũng ghê gớm không chịu "giải quyết nhẹ nhàng". Tham dự phiên tòa xử ly hôn cho cặp vợ chồng này tại TAND tỉnh Bình Định một ngày cuối tháng 10 vừa qua, ai cũng không khỏi ái ngại.
Khốn khổ vì lấy phải con nhà võ
Anh Thanh kết hôn với Nguyễn Ngọc Bình (24 tuổi, ngụ cùng huyện) từ năm 2011, sau đó cả hai cùng vào TP. HCM lập nghiệp. Tại đây, đôi vợ chồng trẻ quyết định mở ga-ra (nơi sửa chữa ô tô) trên mảnh đất mà cha mẹ đã cho. Do tính chất công việc thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng nên đôi khi, anh Thanh nhậu nhẹt về khuya. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cô vợ trẻ nổi "máu Hoạn Thư" rồi sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với chồng. Mặc dù chồng đã hết lời giải thích nhưng Bình vẫn một mực không tin tưởng. Chính vì vậy, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra và mỗi lần như thế, anh Thanh lại phải hứng chịu những trận đòn tàn khốc của vợ.
Được biết, trước khi nên nghĩa vợ chồng, anh Thanh và Bình đã có thời gian tìm hiểu khá lâu. Tuy nhiên, khi đó Bình luôn thể hiện là một người con gái hiền lành, "chân yếu tay mềm". Mãi đến sau này, anh Thanh mới biết vợ mình học võ từ nhỏ và trình độ cũng không tồi. Những lần tâm trạng vợ không tốt, anh Thanh lại phải hứng chịu những trận đòn "thừa sống thiếu chết" nếu không kịp chạy trốn. Theo lời anh Thanh thì lần đầu tiên anh bị vợ đánh là do... anh động thủ trước. Khi đó, hai vợ chồng tranh cãi về chuyện đi ăn đám cưới. Lúc đó vì giận dữ nên anh thuận tay đẩy vợ ngã. Không ngờ, người vợ đứng dậy phản ứng bằng cách quăng anh lên giường rồi dùng chân giẫm mạnh lên người. Trận đó, anh đau ê ẩm suốt mấy ngày liền. Không lâu sau, cảnh tượng khủng khiếp trên lại tái diễn, người vợ dùng chân đá vào người chồng. Theo bản năng, anh Thanh giơ chân định đá lại nhưng không ngờ vợ anh đã nhanh hơn, móc chân anh rồi đẩy anh ngã xuống đất. Chưa dừng lại ở đó, khi mẹ chồng tới, Bình còn bẻ gập tay chồng ra đằng sau, khiến anh Thanh bị trật khớp phải tới bệnh viện chữa trị.
Anh Thanh vẫn chưa hết ám ảnh về những trận đòn của vợ.
Sau lần ấy, những tưởng Bình biết sai mà thay đổi tính tình. Thế nhưng nhiều lần thấy chồng về nhà muộn, kiểm tra máy có mấy cuộc gọi của phụ nữ nên cô nổi cơn ghen lồng lộn rồi đánh đập chồng. Thấy vậy, mẹ chồng chạy qua can ngăn nhưng cũng bị cô mắng xối xả. Vậy là, anh Thanh đành gọi điện cầu cứu bạn. Điều đáng nói, khi ghen, Bình còn giận luôn cả những người thân quen của chồng, không thèm bắt chuyện khi họ hỏi han. Biết con dâu nóng tính, lại là con nhà võ nên mẹ anh Thanh cũng cố gắng mềm mỏng. Song nhiều lần thấy con trai bị hành hung, người làm mẹ như bà cũng xót xa mà có lời với con dâu. Hết lần này đến lần khác, Bình đều gật đầu tỏ vẻ hối lỗi nhưng chỉ vài ngày sau đâu lại hoàn đấy, khiến người mẹ chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, đành khuyên con trai nhẫn nhịn để gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Bị nhà chồng "trả về nơi sản xuất" Có lần, anh Thanh còn bị vợ cắn vào vai sứt cả thịt phải khâu nhiều mũi. Gia đình hai bên đã nhiều lần khuyên giải Bình không nên quá hung dữ, bạo liệt như vậy. Song chỉ được vài tháng, cô lại "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" với chồng. Không chấp nhận con dâu dữ dằn như vậy, gia đình anh Thanh đã "gửi trả" Bình về nhà thông gia. Sau gần một năm ly thân, anh Thanh làm đơn xin ly hôn vợ. Tuy nhiên, vợ anh không chấp nhận, tìm mọi cách tránh né, không dự các phiên hòa giải ở cấp sơ thẩm. Cấp sơ thẩm xử họ ly hôn, Bình liền kháng cáo.
Vậy nhưng, Bình vẫn chẳng chịu hiểu cho sự nhún nhường của chồng. Thậm chí có lần, cô còn dọa mua thuốc diệt chuột về sát hại hết nhân viên ở xưởng ga-ra của anh Thanh vì tức giận chồng và gia đình nhà chồng. Rất may lần đó mới chỉ là "ý tưởng" chứ cô chưa thực hiện. Một lần khác do tức chồng, cô đốt cháy một chiếc xe máy cho hả giận. Chiếc xe máy ấy là tài sản tích góp nhiều năm làm lụng của hai vợ chồng. Nhưng trong cơn giận dữ, cô vẫn quyết định đổ xăng đốt chiếc xe này chỉ vì không đánh được anh Thanh. "Lần đó chẳng hiểu sao, Bình giận tôi ghê đến thế. Tôi chẳng biết mình làm gì sai nhưng khi về nhà thấy vợ mặt mày đầy tức giận, liền lẳng lặng đi làm việc nhà để tránh cãi vã. Nhưng Bình vẫn kiếm cớ gây sự nên vợ chồng có nói qua nói lại vài câu. Sợ bị đánh nữa nên tôi đi sang nhà hàng xóm chơi để vợ nguôi giận rồi về. Nào ngờ vừa qua nhà hàng xóm được một lát thì mọi người hô hoán bảo nhà tôi bị cháy. Tôi hoảng hốt chạy về thì hóa ra vì giận chồng nên vợ đổ xăng đốt chiếc xe máy tôi vừa mới đi về. Thật bức xúc lắm. Tôi đã nhiều lần muốn ly hôn nhưng Bình không chịu. Mỗi lần đưa đơn ly hôn, cuộc sống của tôi chẳng khác nào địa ngục. Cô ấy "giận cá chém thớt" nên lôi con ra đánh đập. Không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt lắm!", anh Thanh ngán ngẩm kể lái.
Nhiều lần vác dao đuổi chồng
Khi phiên tòa chuẩn bị diễn ra, giữa đám đông người thân gồm cha mẹ, anh em và họ hàng phía chồng, Bình "cưỡi" xe máy một mình đến dự phiên tòa. Thấy cô từ đằng xa, phía nhà chồng xì xầm to nhỏ, gọi cô là con nọ, con kia. Nhưng lạ thay, cô đi đến đâu thì mọi người đều dạt ra đến đấy, tiếng xì xầm cũng nhỏ lại. Trước khi tòa vào xử, nhiều người dự khán thầm thì: "Coi bộ cô ấy dũng cảm quá, phía chồng đông áp đảo như vậy mà vẫn xăm xăm, oai dũng tiến vào như đi vào chốn không người". Đến lúc này, một người biết chuyện mới nói: "Ôi chị ơi, cô ấy là con võ sư có tiếng ở đây đấy. Đã thượng đài nhiều bận rồi. Thắng hết, chưa thua trận nào cả".
Mẹ anh Thanh kể lại chuyện con trai bị bạo hành.
Xét về ngoại hình thì vợ chồng anh Thanh cũng khá chênh nhau. Anh Thanh đầu gần như cạo trọc, để râu ria xồm xoàm trông khá "ngầu". Còn Bình thì cao lớn hơn chồng, mặt mũi trông rất nhu mì. Vậy nhưng trước tòa, anh chồng thật thà, mềm dẻo bao nhiêu thì cô vợ lại tỏ ra sắc sảo, quyết liệt bấy nhiêu. Bình chối phắt những gì mà chồng và gia đình chồng cho là "bạo hành" với người "đầu ấp, tay gối". Tuy nhiên theo lời kể của mẹ anh Thanh trong phiên tòa phúc thẩm, con dâu của bà "cực kỳ nóng tính và rất dễ bị kích động". Đã nhiều lần, cô vác dao đuổi chồng chạy cho đến xanh xám mặt mày. Khi chính quyền địa phương đến lập biên bản, Bình ngang ngạnh không chịu ký. Thậm chí để "thị uy" chồng, cô vợ này còn dám mang con đặt ngay dưới gầm xe tải để đánh vào tâm lý mọi người.
Trong phiên tòa, anh Thanh lấm lét nhìn vợ rồi nói với Hội đồng xét xử: "Đề nghị tòa cho tôi được ly hôn chứ tôi bị cô ấy đánh đập nhiều lắm rồi. Tôi không chịu đựng thêm được nữa". Ngược lại, Bình trước sau vẫn không chịu ly hôn, phủ nhận mọi lời "tố" bạo hành chồng, trừ một lần cô thừa nhận... đánh chồng chỉ vì anh Thanh đi dự đám cưới, sau đó hát karaoke về khuya mà không chịu nghe điện thoại của vợ. Xử vụ ly hôn với nguyên nhân hy hữu này khiến cho chủ tọa phiên tòa thực sự đau đầu. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế diễn ra tại tòa, các thành viên trong Hội đồng xét xử đều chung nhận định rằng, cô vợ này quả thật hung dữ và tuyên xử cho người chồng được ly hôn. Tòa tuyên giao con nhỏ cho Bình nuôi dưỡng vì cháu bé chưa quá 36 tháng tuổi. Đồng thời, anh Thanh có nghĩa vụ cấp dưỡng 1 triệu đồng/tháng để nuôi con cho đến khi đủ tuổi trưởng thành. Phiên xử kết thúc, chủ tọa phiên tòa đã phải căn dặn cảnh sát hỗ trợ tư pháp phải để ý canh chừng cho đến khi họ ra khỏi tòa án và đi mỗi người một phương, đề phòng cô vợ lại có hành động bạo lực.
Phiên tòa kết thúc, đôi vợ chồng trẻ đã chính thức chấm dứt ràng buộc pháp lý với nhau. Tuy nhiên mọi người đều nhận thấy, Bình còn rất yêu chồng. Có lẽ bởi vậy nên cô mới nhất quyết không chịu ly hôn. Anh Thanh cũng không phải là đã hết tình cảm với vợ, chỉ vì sợ quá nên anh mới cương quyết như vậy. Nếu Bình biết kiềm chế thói bạo lực, tôn trọng chồng và nghĩ tới hạnh phúc gia đình thì mọi chuyện đã không đi tới nước này.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Trần Đức
Gia đình & Xã hội
Ông Trần Văn Truyền muốn mua lại căn nhà ở TPHCM Ông Trần Văn Truyền đề nghị đóng thêm nghĩa vụ tài chính để mua lại căn nhà số 105, Nguyễn Trọng Tuyển nhưng TPHCM không đồng ý và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 22/11, ông Võ Văn Thưởng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, cho...