Dân biểu Mỹ từ chức vì yêu cầu người tình phá thai
Dân biểu Tim Murphy, đảng viên Cộng hòa, sẽ nghỉ việc ở Quốc hội vào ngày 21-10 liên quan đến nghi vấn ông ta yêu cầu người tình phá thai.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan hôm 5-10 cho biết đã nhận được đơn xin từ chức của ông Murphy và ủng hộ quyết định của ông ta.
“Chiều hôm nay, tôi đã nhận được đơn từ chức của dân biểu Tim Murphy, có hiệu lực vào hôm 21-10. Đó là quyết định của ông Murphy để sang trang mới của cuộc đời ông ấy, tôi ủng hộ” – ông Ryan cho hay.
Hiện văn phòng ông Murphy vẫn chưa bình luận về việc này. Ông Murphy xin từ chức trong bối cảnh xuất hiện nghi vấn ông yêu cầu người tình phá thai.
Ông Tim Murphy. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Tờ The Pittsburgh Post-Gazette trích dẫn một đoạn tin nhắn được gửi vào ngày 25-1 cho biết người phụ nữ nói trên, danh tính không được công bố, đã vô cùng giận dữ khi bị ông Murphy yêu cầu phá thai mặc dù trước đó, văn phòng ông Murphy từng thông qua mạng xã hội chia sẻ thông điệp chống phá thai.
“Tôi hiểu những gì cô nói về thông điệp cuộc sống hồi tháng 3. Tôi không bao giờ viết chúng. Nhân viên của tôi viết…Tôi đã yêu cầu nhân viên không viết nữa. Tôi sẽ làm thế” – The Pittsburgh Post-Gazettetrích dẫn dòng tin nhắn được cho là của ông Murphy gửi người tình.
Cũng theo The Pittsburgh Post-Gazette, vụ bê bối ngoại tình của ông Murphy bị lộ vào năm 2016 khi người phụ nữ nêu trên đang tiến hành thủ tục ly hôn.
Ông Murphy, 65 tuổi, được bầu vào năm 2002 để đại diện cho một quận ở khu vực phía Tây Nam bang Pennsylvania. Văn phòng ông Murphy cho biết ông từng là tư lệnh Hải quân Trừ bị Mỹ và là nhà tâm lý học.
Hôm 4-10, ông Murphy đã bỏ phiếu ủng hộ việc thông qua dự luật cấm phụ nữ phá bỏ thai nhi quá 20 tuần tuổi, theo website GovTrack. Cùng ngày, ông Murphy ra tuyên bố nói rằng ông sẽ không tái tranh cử vào năm sau.
Theo Cao Lực
Người lao động
Hàng loạt tàu chiến Mỹ ở Nhật Bản chưa sẵn sàng tác chiến
Hơn 1/3 tàu hải quân Mỹ ở Nhật Bản không có chứng nhận sẵn sàng tác chiến kể từ tháng 6, báo cáo kiểm toán của chính phủ Mỹ cho biết.
Tàu khu trục USS John S. McCain của Hải quân Mỹ bị móp sau vụ đâm va với tàu hàng gần eo biển Malacca hồi tháng 8. (Ảnh: Reuters)
Theo Politico, phát biểu trong một phiên điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện hôm qua 7/9, ông John Pendleton, một quan chức thuộc Văn phòng Kiểm toán chính phủ Mỹ (GAO), cho biết báo cáo của cơ quan này kết luận giấy chứng nhận tác chiến của 37% tàu khu trục và tàu tuần dương của Hải quân Mỹ đồn trú ở Nhật Bản đã hết hạn từ tháng 6/2017.
Con số này tăng gấp 5 lần so với thống kê hồi tháng 5/2015, GAO cho biết.
Giấy chứng nhận tác chiến nhằm để xác định liệu một con tàu hay thủy thủ đoàn đã được huấn luyện tốt, sẵn sàng cho nhiệm vụ vận hành, tác chiến hay chưa.
Báo cáo của GAO cũng chỉ ra, quy mô thủy thủ đoàn của các tàu hải quân Mỹ cũng có xu hướng giảm, kéo theo việc có những thủy thủ phải làm nhiệm vụ hơn 100 giờ/tuần trong khi thời gian huấn luyện khá hạn chế.
Đô đốc Bill Moran, Phó tư lệnh phụ trách hoạt động hải quân Mỹ, cho biết công nghệ tiên tiến cũng vô nghĩa nếu như thủy thủ không được huấn luyện tốt.
Trong khi đó, các nghị sĩ Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về mức độ sẵn sàng tác chiến của hạm đội Hải quân sau hàng loạt vụ va chạm với tàu hàng gây tổn thất lớn như vụ va chạm của tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald.
Minh Phương
Theo Washington Post
Mỹ lo Triều Tiên bán tên lửa hạt nhân cho khủng bố Chủ tịch Hạ viện Mỹ lo ngại nhất về khả năng Triều Tiên bán một tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân cho những kẻ khủng bố. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan. Ảnh: Yonhap. "Để cho Triều Tiên có đầu đạn hạt nhân có thể phóng tới Mỹ không phải là điều hay ho với đất nước này", Yonhap...