Dân biến trụ sở xã thành… bãi rác
Trưa 21/11, chiếc xe tải to án ngữ lối vào trụ sở UBND, phía trong 2 chiếc xe to không kém chở đầy rác choán gần hết phần sân của ủy ban… khiến nơi đây như điểm thu mua ve chai.
Tất cả đều do rác
Xã Tân Cương trưa 21/11, một chiếc xe tải to đùng án ngữ lối vào trụ sở UBND, phía trong, 2 chiếc xe to không kém chở đầy rác choán gần hết phần sân của ủy ban. Các loại rác vung vãi khắp nơi, khiến khách từ xa tới có cảm tưởng nơi đây là một điểm… thu mua ve chai chứ không phải trụ sở cơ quan công quyền.
Ông Phạm Tiến Sỹ, Phó chủ tịch UBND xã Tân Cương cho biết: Từ năm 2007, HTX Thương mại & Dịch vụ Phúc Lợi (HTX) đã được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng một nhà máy xử lý rác thải tại khe Đá Mài (thôn Hồng Thái 1).
Thời gian đầu hoạt động của HTX ít gây ảnh hưởng tới môi trường nên tình hình không mấy phức tạp. Tới tháng 10 năm nay, HTX xây dựng lò tái chế đồng và túi bóng phế thải thì người dân bắt đầu phản ứng mạnh.
Rác thải đưa vào khu xử lý của HTX là loại nguy hại.
Trong 2 lần phía HTX “nổi lửa”, người dân đã có ý kiến, đến đêm 17/10, HTX vẫn cố tình đốt lò, mùi khét bốc ra nồng nặc lan rộng trong bán kính khoảng 2,5 km. Không chịu nổi việc ô nhiễm, người dân đã kéo đến phân xưởng yêu cầu dừng sản xuất.
Ngày 18/10, UBND xã đã làm việc với lãnh đạo HTX và các đoàn thể của 5 xóm gồm Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, Soi Vàng, Tân Thái và Nam Thái, yêu cầu HTX dừng lò tái chế đồng, nylon phế liệu vô điều kiện. Tuy nhiên, nhà máy này vẫn hoạt động.
Chiều cùng ngày, người dân đã lập trạm, không cho xe của HTX ra vào khu xử lý chất thải ở khe Đá Mài. UBND xã lại phải xuống vận động và đề nghị HTX tạm dừng hoạt động.
Sáng 19/11, UBND xã lại tiếp tục làm việc với các ngành chức năng của tỉnh, TP.Thái Nguyên, HTX và đại diện 5 xóm và nhân dân trong xã. Tại buổi làm việc này HTX đã cam kết tháo dỡ lò tái chế đồng, nylon phế thải, hoàn thiện lò tái chế lốp cũ và dầu phế thải.
UBND xã cũng thông báo yêu cầu tháo dỡ lò tái chế đồng, nylon và hoàn thiện quy trình đốt dầu thải, lốp cũ nguy hại theo quy trình… Tuy nhiên đến chiều 20/11, người dân đã tập trung lập “bản doanh” ngay cổng, chặn xe chở chất thải và… đổ vào sân UBND xã.
Video đang HOT
Bãi rác lớn nhất và duy nhất của TP.Hòa Bình hàng ngày rỉ ra sông Đà hàng chục khối nước thải chứa chất gây ung thư và được nhà máy nước cấp cho dân Hà Nội hứng trọn.
Sống chết vì… môi trường
Có mặt tại “doanh trại”, ông Nguyễn Văn Công ở xóm Soi Vàng cho biết: “Người dân chúng tôi yêu cầu HTX chuyển sang ngành nghề khác, không xử lý chất thải ở đây nữa. Họ cũng đã hứa, các ban ngành cũng đã vào làm việc nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa ai giải quyết. Ai đời giữa khu dân cư đông đúc mà họ đem dầu thải, lốp xe cũ, bo mạch điện tử vào đốt mùi bốc khét không thể chịu được”.
Anh Trần Tiến Anh (xóm Tân Thái 1) cũng bày tỏ: Vịt thả xuống hồ bại liệt không thể bơi, trâu lội qua suối bị co gân không đi được. Người già, trẻ em thì dính nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có nhiều em đang trong giờ học bị đổ máu cam… “Môi trường sống của chúng tôi bị ảnh hưởng trầm trọng, chính quyền không giải quyết được thì người dân phải tự đứng ra cứu lấy mình…”, anh bức xúc.
Xung quanh việc người dân phản ứng với hoạt động của HTX, bà Lưu Thị Lịch, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho biết: HTX được cấp có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Mỗi tháng HTX xử lý khoảng 200 tấn rác thải nguy hại chủ yếu là các bo mạch điện tử (phế liệu), túi bóng, lốp cũ…. Tuy nhiên bà Lịch cũng thừa nhận đã sai khi đưa vào vận hành khu lò tái chế đồng và túi nylon mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
“Khi đốt lên mùi quá khủng khiếp, người dân phản đối, HTX đã dừng hoàn toàn 2 khu lò. Đến nay chúng tôi đã tháo dỡ toàn bộ dây 2 chuyền, giờ đây nó chỉ còn là đống sắt vụn. Hai lò này chúng tôi mới làm thử nghiệm, tuy nhiên do chủ quan nên không lường hết được hậu quả”, bà nói.
Trao đổi qua điện thoại vào chiều 28/11, ông Phạm Tiến Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Cương cho biết: Mặc dù chính quyền địa phương đã kiên trì vận động thuyết phục, nhưng đến nay người dân vẫn chưa chịu cho xã giải tỏa 3 xe chở rác (bị người dân “ách” lại đổ vào trụ sở UBND xã). Chính quyền TP.Thái Nguyên cũng chỉ mới có các hỗ trợ bằng… công văn với chính quyền xã. Mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ, 3 xe rác vẫn án ngữ trước cổng vào trụ sở xã Tân Cương.
Hiện tại mọi hoạt động của HTX đã bị “vô hiệu hóa”, xe vào bị cấm là một nhẽ, kể cả những xe được phép chở chất thải qua sơ chế đi nơi khác cũng bị cấm. Toàn bộ khu vực nhà máy xử lý chất thải của HTX trở thành “ốc đảo”, cái “túi ô nhiễm” như quả bóng lơ lửng trên đầu gần 6.000 dân xã Tân Cương.
Người dân sống trên đường Kênh Nước Đen (Q. Bình Tân, TP.HCM) đang rất khổ sở vì rác thải hôi thối đổ tràn hai bên đường. Mỗi lần đi ngang qua, ai nấy đều bịt mũi chạy thật nhanh.
Theo NTD
Đồng Nai quyết đuổi ụ nổi 83M tai tiếng
Việc UBND tỉnh Đồng Nai vừa quyết "đuổi" ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu càng khiến số phận của khối tài sản từng có giá tới 9 triệu USD thêm bất định.
Ụ nổi ở chẳng được...
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Công vừa có văn bản chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thực hiện các đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về việc bồi thường thiệt hại do ụ nổi 83M gây ra, di dời ụ nổi ra khỏi vùng nước cảng Gò Dầu.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công đề nghị Vinalines khẩn trương chỉ đạo Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY- đơn vị quản lý ụ nổi 83M) phải sớm làm việc cụ thể với Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai để thanh toán các khoản chi phí liên quan.
Bên cạnh đó, Vinalines phải phối hợp với cảng Đồng Nai và các đơn vị liên quan xây dựng phương án di dời ụ nổi 83M ra vị trí khác, đảm bảo an toàn neo đậu cho ụ nổi và an toàn hàng hải cho khu vực cảng Gò Dầu.
Muốn di chuyển sang vị trí khác, ụ nổi 83M cần tới ít nhất 50 tỷ đồng để sửa chữa
Được biết, ngày 20/11/2014 là thời hạn chót để Vinalines di dời khối tài sản đã nằm vạ vật tại cảng Gò Dầu nhiều năm qua. Trước đó, vào cuối tháng 10/2014, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Bộ GTVT phản ánh việc VNLSY ký hợp đồng thuê bến neo đậu và cung cấp tàu lai trực sự cố ụ nổi 83M tại cảng Gò Dầu với Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hải Đồng Nai và Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai trong 2 năm (từ ngày 24/11/2008 đến ngày 24/11/2010). Sau đó, hợp đồng này được gia hạn đến ngày 31/12/2012.
Chỉ tính khoản chậm thanh toán tiền thuê vùng nước neo đậu và tàu kéo trực sự cố cho ụ nổi 83M mà VNLSY nợ chủ cảng từ tháng 12/2010 đến ngày 1/1/2013 đã lên tới gần 30 tỷ đồng.
Được biết, Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam đã dừng thực hiện và VNLSY cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 5/2011. Ngay sau khi VNLSY ngừng hoạt động, phía chủ cảng đã có nhiều văn bản yêu cầu thanh toán công nợ và đề nghị cho di dời ụ nổi 83M ra khỏi khu vực và bàn giao lại bến phao.
Trong khi chưa được di dời thì ngày 12/7/2014, ụ nổi 83M bị trôi dạt do thủy triều xuống, kéo gãy trụ buộc dây neo tại cầu cảng B3. Sau sự cố này, Cảng Đồng Nai yêu cầu bồi thường hơn 765 triệu đồng để thi công lại trụ buộc dây neo và buộc di dời ụ nổi 83M ra khỏi cảng Gò Dầu.
"Cho đến nay, các nội dung trên vẫn chưa được giải quyết và ụ nổi 83M vẫn nằm trong vùng nước cảng Gò Dầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng hải", Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh nhấn mạnh.
Cần phải nói thêm rằng, ngày 23/9/2014, Cảng Đồng Nai khởi công xây dựng bến tàu 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu nhằm phục vụ cho quá trình khai thác bauxit. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực kinh doanh và an toàn trong thi công, UBND tỉnh Đồng Nai buộc phải đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines di dời ụ nổi ra khỏi cảng Gò Dầu để lấy công địa mở rộng cảng.
... mà đi cũng không xong
Được biết, ngay cả khi chấp thuận yêu cầu của UBND tỉnh Đồng Nai, việc di chuyển ụ nổi M83 ra khỏi cảng Gò Dầu hoàn toàn không phải là việc dễ dàng.
Theo báo cáo mới nhất của Vinalines, ụ nổi 83M đang neo đậu tại cảng Gò Dầu (Đồng Nai) trong tình trạng chưa sửa chữa xong, bảo hiểm hết hạn từ năm 2012, đã bị đăng kiểm rút cấp từ tháng 1/2011. Để ụ nổi đủ điều kiện khai thác hoặc di chuyển sang vị trí khác, đơn vị quản lý phải bỏ ra ít nhất 50 tỷ đồng để sửa chữa.
Do nợ Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải Đồng Nai gần 30 tỷ đồng tiền thuê vùng nước neo đậu và tàu kéo trực sự cố từ tháng 12/2010 đến ngày 1/1/2013, nên ụ nổi 83M đã bị cắt điện từ đầu năm 2013.
"VNLSY đã cố gắng đàm phán, thuyết phục cảng Gò Dầu cấp lại điện chiếu sáng cho ụ nổi để đảm bảo an toàn, nhưng không được chấp thuận", ông Lê Triêu Thanh, Phó tổng giám đốc Vinalines cho biết.
Phía VNLSY đã lên các phương án bảo đảm an toàn tạm thời cho ụ nổi, kể cả phương án "xấu nhất" là đánh chìm ụ nổi trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu thiệt hại. Đối với đề nghị của Cảng vụ cảng Đồng Nai về tăng cường phương tiện lai dắt, VNLSY cũng đã liên hệ với nhiều đối tác để đàm phán thuê 2 tàu lai trực sự cố, nhưng đều bị từ chối, vì đơn vị quản lý ụ nổi không có bất cứ nguồn tài chính nào để thanh toán.
Được biết, mặc dù được đánh giá là mua hớ, nhưng số phận của ụ nổi 83M không chỉ có con đường duy nhất là "xẻ" thịt bán sắt vụn. Nhà máy Đóng tàu Ba Son từng đề xuất Vinalines phương án hợp tác hoặc chuyển nhượng ụ nổi 83M.
Tuy nhiên, phương án hợp tác này bị đổ vỡ, do ụ nổi M83 hiện vẫn được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Bộ GTVT xác định là vật chứng của vụ án tham nhũng tại Vinalines.
Với yêu cầu nói trên, ụ nổi M83 cần phải được quản lý, bảo quản và không được bán thanh lý khi chưa có quyết định của các cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
Điều khó hiểu là, tại phiên toà sơ thẩm (tháng 12/2013) và phúc thẩm (tháng 5/2014), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C48) đã xác định, từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, thông qua việc mua ụ nổi 83M với Công ty AP (Singapore), nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm đã làm trái các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, điều kiện nhập khẩu tàu biển, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại... Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 366,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Vinalines, trong các cáo trạng và bản án phúc thẩm đã tuyên, ụ nổi không có trong danh mục vật chứng của vụ án.
"Chúng tôi rất mong các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các bước đi cần thiết để thanh lý, nhượng bán ụ nổi 83M, nhằm thu hồi một phần vốn đã đầu tư, giảm thiểu thiệt hại liên quan đến chi phí quản lý, bảo vệ khối tài sản này", ông Thanh đề nghị.
Theo Anh Minh
Đầu tư
Siết chặt quản lý nhập khẩu chất thải Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường đã cấm nhập khẩu chất thải nhưng một số loại phế liệu đã được làm sạch vẫn được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Lợi dụng việc này, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu chất thải bất hợp pháp dưới hình thức khai báo là phế liệu nhập khẩu. Vấn đề buôn bán...