Dân bị đánh túi bụi “vì trả lời báo chí”
Phóng viên Nguoiduatin.vn đã trở lại thôn Phan Bôi, Dị Sử, Mỹ Hào (Hưng Yên) phát hiện phía gia đình bị tố đổ a xít làm ô nhiễm làng quê, vợ chồng Nga – Hải, không chỉ đe dọa mà còn trắng trợn hành hung những người cung cấp thông tin cho báo chí.
Đã sai còn trắng trợn đánh người
Khung cảnh ô nhiễm ở thôn Phan Bôi , Dị Sử, Mỹ Hào (Hưng Yên)
Trước đó, Nguoiduatin.vn đăng bài viết “Sống cùng axit, dân đeo khẩu trang đi ngủ” phản ánh việc gia đình Nga – Hải (thôn Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) hàng ngày đập hàng tấn bình ắc quy hỏng, bình bột chì để lấy chì, còn lại nước axit, lá cách, nhựa thải… thì xả trực tiếp ra ao chung của cả xóm, gây ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước đen ngòm, ngập rác, mùi hôi thối nồng nặc, các hộ dân phải đóng cửa nhà 24/24h, người lớn, trẻ nhỏ đều phải đeo khẩu trang khi ngủ trong suốt 4 năm.
Theo phản ánh của nhiều người dân thôn Phan Bôi, sau khi bài báo trên được đăng, bà con vô cùng lo sợ khi nhận được những lời đe dọa của phía gia đình Nga – Hải rằng “sẽ xử từng người một” (tức những người đã trả lời phỏng vấn).
Tiếp đó, ngày 11/10/2011, bà Nga đã lớn tiếng xỉa xói, chửi bới người dân với thái độ hầm hố, hung dữ. Cùng ngày hôm đó, khi PV 1 đài truyền hình về quay tình trạng ô nhiễm ở Phan Bôi, dù việc làm của xưởng tái chế bình ắc quy gây ô nhiễm trầm trọng nhưng bà Nga vẫn lớn tiếng thanh minh, thậm chí nhảy vào trước mặt ống kính không cho quay.
Một người dân chỉ cho PV nguồn nước ô nhiễm
Video đang HOT
Theo phản ánh của người dân, sau khi lớn tiếng với lời lẽ thiếu văn hóa như “chúng bay là 1 lũ ch..”, bà Nga cùng vài người họ hàng vô cớ túm tóc ghì một người dân xuống mặt đường để đánh. Khi người bị đánh phản kháng và tự vệ lại thì bà Nga bị rơi sợi dây chuyền đeo cổ, lập tức, 1 người họ hàng của bà Nga trắng trợn nói với Nga trước mặt đông đảo người dân và cả một vài phóng viên: “Mày ngu thế. Mày phải vu cho nó (người dân bị bà Nga đánh – PV) đánh mày cướp dây chuyền chứ…”.
“Xin đừng viết tiếp, sẽ có nhiều người bị hành hung…”
“Tôi xin các nhà báo đừng viết tiếp nữa, nếu không sẽ có nhiều người bị nhà nó (Nga – Hải) đánh” – một số người dân vô cùng lo lắng cho biết.
Phía trong xưởng tái chế bình ắc quy củ của gia đình Nga – Hải
PV Nguoiduatin.vn thấy đắng lòng khi bà con thôn Phan Bôi không chỉ khổ sở chịu đựng cảnh ô nhiễm kinh hoàng suốt 4 năm, mà còn bị đe dọa, bị hành hung một cách trắng trợn.
“Tôi chưa thấy một gia đình nào đã sai mà vẫn chống chế và hung dữ như vậy. Lại còn vô cớ đánh người nữa” – người dân phản ánh.
Theo phản ánh của dân chúng, gia đình Nga – Hải cũng thuộc hàng “cớm” với đầy đủ “thế” và “lực”. Bà con Phan Bôi là những người “thấp cổ bé họng”, không có tiền cũng chẳng có thế lực, nên có “kêu cứu” 4 năm hay nhiều hơn thế mà vụ viêc chưa được giải quyết có phải là điều khó hiểu?
Trả lời PV, ông Nguyễn Kim Dậu, trưởng công an xã Dị Sử cho biết: Sau khi xảy ra sự việc xô xát giữa gia đình – Nga Hải và một số bà con thôn Phan Bôi, chúng tôi đã cử một phó công an xuống làm việc, tuy nhiên mức độ chưa nặng và người dân chưa gửi đơn tố giác nên xã chưa giải quyết.
“Xã cũng chưa hề nhận được thông tin người dân bị đe dọa, chúng tôi sẽ cử công an xác minh việc này”, ông Dậu nói.
Những đứa trẻ không có chỗ chơi
“Nghề tái chế phế liệu ở Phan Bôi cả làng làm chứ không riêng gì ai. Việc nhà Nga – Hải buôn bán, làm ăn nhiều năm tháng nay thì cũng phải để cho người ta có thời gian” – ông Dậu nói.
Không biết “thời gian” mà ông trưởng công an xã nói như trên là bao lâu? Hay chỉ đến khi chất độc hại từ axit, chì vẫn ngấm sâu xuống đất, nước, không khí… và gây ra những hậu quả nặng nề về môi trường và sức khỏe cho người dân thì mới đình chỉ sản xuất này?
Ở đây, người dân thôn Phan Bôi dù rất bức xúc trước hành động “tác oai tác quái” của gia đình Nga – Hải, nhưng không dám gửi đơn tố giác vì sợ bị trả thù theo kiểu xã hội đen.
Sau 4 năm mòn mỏi gửi đơn kiến nghị, điều bà con mong nhất là tình trạng ô nhiễm phần nào được giảm bớt, về lâu dài, con cái họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước nhiễm axit và chất độc hại từ chì. Nhưng, ô nhiễm thì ngày càng trầm trọng hơn, bà con Phan Bôi thì không còn dám… “lên tiếng”.
Lần đầu về Phan Bôi, những mong mỏi, hy vọng của bà con khi nói “cố đưa tin giúp dân Phan Bôi” làm chúng tôi vô cùng cảm động. Nhưng, lần này, những giọng nói gấp gáp, lo sợ, những cái chép miệng, thở dài của bà con khi không “dám” kiến nghị làm chúng tôi thấy xót xa quá. Liệu người dân Phan Bôi sẽ còn phải sống chung với ô nhiễm đến bao giờ? Khi nào thì họ không còn phải đeo khẩu trang đi ngủ?
Theo Nguoiduatin
Chủ quyền hàng trăm căn nhà trong tay "tín dụng đen"
Mấy ngày nay ở các phường Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp, Thới An thuộc Q.12 (TP.HCM), hàng trăm người dân bàng hoàng bởi chủ quyền nhà của họ được bà chủ đất mang đi cầm cho tín dụng đen lấy hàng chục tỉ đồng.
Bức xúc, nạn nhân đã nhiều lần kéo nhau đến nhà bà Đỗ Thị Luận (ở chợ Hiệp Thành) đòi chủ quyền. Cùng lúc đó, cũng có một nhóm khác, mặt mày bặm trợn, tới nhà bà Luận đòi xiết nhà bởi "đến hẹn mà không trả tiền". Hai bên tranh chấp gắt gao, buộc bà Luận phải chạy vào Công an phường để "bảo toàn tính mạng".
Người dân kéo kín cổng công an phường đòi gặp bà Luận tối 21.10. Bà Luận phải vào công an tá túc (ảnh nhỏ) - Ảnh: Hoài Nam
Gặp chúng tôi, nhiều người dân cho biết, có người giới thiệu họ tới mua đất của bà Luận. Trước khi đặt cọc, họ được bà Luận hứa khi nào có giấy phép xây dựng thì mới phải trả hết tiền và cam kết sẽ chịu trách nhiệm làm chủ quyền cho từng hộ sau khi họ xây xong nhà. Sau đó, bà Luận giao thêm cho họ một số giấy tờ chung chung rồi yêu cầu các nạn nhân giao tiền (ít nhất 500 triệu đồng, nhiều lên đến cả tỉ đồng), xây dựng nhà, chờ ngày nhận chủ quyền. Những người mua nhà xây sẵn của bà Luận cũng vậy: sau khi bà Luận đưa hàng loạt người cùng đi lên phòng công chứng, được công chứng viên trực tiếp lăn tay họ yên tâm giao hết tiền chỉ chờ ngày bà Luận giao giấy chủ quyền. Hồ sơ mà bà Luận giao cho các hộ mua nhà, đất chỉ có một giấy phép xây dựng, giấy ủy quyền của chủ đất cho bà Luận và giấy chủ quyền của chủ cũ (có khi chính bà Luận đứng tên) đều photocopy.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, bà Luận tìm mua những căn nhà cũ có chủ quyền (sổ hồng), có diện tích đất lớn để phân thành nhiều căn nhỏ. Sau đó xin phép xây dựng chung cho cả khu đất rồi phân ra nhiều nền (hoặc nhà) bán cho các hộ dân. Khi những căn nhà (hoặc đất) đã được bà Luận bán hết, bà giữ lại sổ chính rồi mang đi cầm hoặc bán cho người khác.
Tính đến thời điểm này, có khoảng gần 100 hộ dân mua nhà, đất của bà Luận đã bị sập bẫy bằng những thủ đoạn trên, số tiền liên quan khoảng gần trăm tỉ đồng, trong đó có những căn nhà bà Luận bán cho 2 người. Bà Luận cũng thừa nhận: bà mang chủ quyền của những hộ dân đi cầm cho tín dụng đen để vay trên 30 tỉ đồng, có những sổ bà Luận cầm với lãi suất tới 30%/tháng.
Trung tá Lương Văn Phương - Trưởng Công an P.Hiệp Thành cho biết, sau khi tiếp nhận đơn của người dân tố cáo, Công an phường đã thụ lý ban đầu. Hiện vụ việc đã chuyển lên Công an quận để tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Thanh Niên
Mỗi năm mất 31.000 ha rừng Số liệu nàyượcưa ra tại hội nghng khu vực Tâ do Bộ NN-PTNT phối hợp vi các bộ, ngành, UBND cánh tổ chức vào ngày 22-10, tại TP Bun Ma Thuột Cá c 3,72 triệu hang, chim 27,8% diện tíchng cảc. Trong nhữm qua, cng tácng chưa c chuyển bin tích cực, tình trạngng chimất, lấy gỗ và lâm sảni phép diễn ra...