“Dân bay” vũ trường hết cửa “lắc” vì… cảnh sát cũng “đi bar”
Không chỉ là nơi tụ họp, “xả hơi” của các “anh chị”, quán bar cũng là nơi khá “thuận lợi” để các đường dây môi giới, tổ chức mại dâm hoạt động.
Có một thực tế nhức nhối đang diễn ra: Các băng nhóm “ xã hội đen”, “cậu ấm cô chiêu” thường lợi dụng ở một số quán bar, vũ trường… để “bay” sau khi sử dụng các chất ma túy. Đây cũng là những tụ điểm phức tạp, từ nhân viên bảo vệ cũng “kiêm” dân “anh chị” bảo kê các nhà hàng đến các bar trên địa bàn, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ thanh toán lẫn nhau giữa các băng nhóm. Để ngăn chặn, công an TP. Đà Nẵng đã bố trí lực lượng cảnh sát hóa trang làm nhiệm vụ trong các quán bar phức tạp trên địa bàn. Và liệu cách làm này có nên nhân rộng?
“ Thế giới ngầm” ở các quán bar
Trong những năm qua, vũ trường, quán bar là loại hình kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về trật tự xã hội và xuất hiện những hành vi, vi phạm pháp luật ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM… Là một thành phố có tình hình an ninh trật tự khá tốt, được mệnh danh là “thành phố đáng sống” như Đà Nẵng, nhưng tính từ năm 2010 đến nay cũng đã xảy ra 25 vụ phạm pháp hình sự liên quan đến quán bar. Từ đây, xuất hiện những loại tội phạm hoạt động theo ổ nhóm dùng hung khí đánh nhau mang dáng dấp “xã hội đen”, trong đó chủ yếu mâu thuẫn giữa nhân viên bảo vệ quán bar với “dân bay” đến và mâu thuẫn giữa các “anh chị” tranh giành địa bàn bảo kê ở các bar…
Không chỉ là nơi tụ họp, “xả hơi” của các “anh chị”, quán bar cũng là nơi khá “thuận lợi” để các đường dây môi giới, tổ chức mại dâm hoạt động…
Hình ảnh thác loạn trong một số quán bar.
Tại Hội nghị chuyên đề về tình hình ANTT và công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, quán bar trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Nho Chinh, phó phòng An ninh Chính trị Nội bộ, công an TP. Đà Nẵng cho biết: “Hiện tại trên địa bàn TP. không có vũ trường, nhưng có 8 quán bar hoạt động tương tự như vũ trường, thường chơi nhạc kích động về khuya, có nhiều thanh niên hư hỏng, đối tượng hình sự, tệ nạn xã hội tụ tập ăn chơi… dẫn đến việc gây gổ đánh nhau, tranh giành địa bàn bảo kê, khách hàng sử dụng ma túy, xuất hiện những thiếu nữ múa cột…”.
Theo thông tin của phòng CSĐT tội phạm về ma túy, công an TP. Đà Nẵng, những đối tượng sử dụng ma túy đến quán bar đa phần là giới trẻ ở độ tuổi từ 8X, 9X… Lợi dụng vào tác dụng của ma túy, cộng với âm thanh ánh sáng của các quán bar đã tạo sự hưng phấn nhảy nhót cao độ đến thác loạn. Bên cạnh đó, các bar thường tổ chức chứa chấp sử dụng ma túy tổng hợp hoặc các đối tượng tự tổ chức các nhóm bạn mừng sinh nhật để “lắc” sau khi cắn thuốc… Đây cũng là “đất” để những đối tượng hình sự cộm cán trong giang hồ và dân buôn ma túy lợi dụng địa bàn để mua bán ma túy… Thậm chí chủ các bar còn đối phó với cơ quan pháp luật khi có “logo” với nội dung “nghiêm cấm các hành vi, các loại mua bán ma túy trong vũ trường”, nhưng ai làm gì thì bỏ mặc không cần quan tâm, miễn sao là thu được nhiều tiền.
Bên cạnh đó, những lúc cao điểm, có những chủ quán bar biết đối tượng bán ma túy, mặc dù không cho vào, nhưng lại không báo cho cơ quan chức năng. Mặt khác có những “ông chủ” của quán bar vì chuyện yên ổn trong “làm ăn” đã sắp xếp bàn ưu tiên cho những “anh chị” đến bán ma túy, nhưng vờ như không biết “công việc” của các “anh chị” ở đây là làm gì?
Video đang HOT
Theo thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, công an TP. Đà Nẵng thì số người nghiện bị bắt giữ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với các năm trước, chỉ tính riêng từ năm 2010 cho đến nay, lực lượng công an TP. đã phát hiện, xử lý 276 đối tượng có hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy có liên quan đến quán bar. Trong đó, số người sử dụng ma túy có xu hướng tăng nhanh… Qua lời khai, các đối tượng đều cho biết đã từng sử dụng ma túy tại các quán bar trên địa bàn thành phố.
Ông Lê Anh, chủ tịch UBND quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, địa bàn tập trung nhiều quán bar nhất của thành phố cho biết: “Nguyên nhân các vụ việc về mất an ninh trật tự là do nhân viên phục vụ tại bar thuộc nhiều thành phần và tầng lớp khác nhau, thanh thiếu niên đến bar có tỷ lệ nhận thức thấp chiếm tỷ lệ lớn. Đây chính là cơ hội để các đối tượng buôn bán ma túy, đối tượng có tiền án, tiền sự lợi dụng dụ dỗ, lôi kéo thực hiện các hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, các nhân viên bảo vệ quán bar đa số là đối tượng đã có tiền án, tiền sự và chưa trải qua bất kỳ lớp hướng dẫn nào liên quan đến việc giải quyết các đám đông tụ tập gây rối… Do đó, khi xảy ra “sự cố”, chủ yếu họ “giải quyết” bằng vũ lực. Ngoài ra đang có sự cạnh tranh “ngầm” giữa các quán bar là thuê giang hồ khống chế, chèo kéo khách về vũ trường của mình…”.
Ngăn chặn kịp thời những tiêu cực xảy ra Đánh giá về chủ trương bố trí lực lượng công an hóa trang để đảm bảo ANTT ở các quán bar, Thiếu tá Trần Phước Hương nói: “Thực tế cho thấy, sự có mặt của lực lượng công an là có tác dụng tích cực, trong đó vai trò của phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (PC65) là can thiệp nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi manh động… Tuy nhiên bước đầu, lãnh đạo công an TP. đã giao cho phòng PC65 chỉ bố trí cảnh sát hóa trang làm nhiệm vụ tại các cơ sở quán bar phức tạp, khi có tình huống cần thiết thì tăng cường lực lượng cơ động và các lực lượng liên quan”.
Cảnh sát “đi bar” dân “anh chị” hết “bay”?
Trước những tình hình thực tế, ngày 8/8 vừa qua, công an TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị chuyên đề về tình hình ANTT và công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, quán bar trên địa bàn thành phố. Trong đó có chủ trương bố trí lực lượng công an tại khu vực quán bar, vũ trường để đảm bảo an ninh trật tự và giao phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động (PC65) công an TP. Đà Nẵng chịu trách nhiệm bố trí lực lượng hóa trang làm nhiệm vụ tại các cơ sở bar phức tạp… và đề nghị sở VH-TT&DL tham mưu UBND TP. có chỉ đạo yêu cầu những quán bar chấm dứt hoạt động sau 24h đêm.
“Cậu ấm cô chiêu” thường lợi dụng ở một số quán bar, vũ trường để “bay”.
Để tìm hiểu rõ những tích cực của lực lượng công an hóa trang làm nhiệm vụ trong các quán bar, PV đã có cuộc trao đổi với thiếu tá Trần Phước Hương, chánh Văn phòng công an TP. Đà Nẵng. Ông Hương cho biết: “Xuất phát từ tình hình thực tế quản lý ở các quán bar còn nhiều bất cập, có những vụ việc tranh giành bảo kê, đánh nhau, sử dụng ma túy, mại dâm… Công an thành phố đã đề xuất với Chủ tịch UBND TP. để các cảnh sát hóa trang trong các quán bar, với mục đích để nắm tình hình an ninh phức tạp và hỗ trợ khi cần thiết để quản lý các bar tốt hơn… Với chủ trương là tạo điều kiện để các quán bar, vũ trường phát triển phục vụ du khách trong và ngoài nước đến giải trí lành mạnh và cũng tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp của TP…”.
Thiếu tá Trần Phước Hương, cho biết thêm: “Hiện tại công an TP. Đà Nẵng cùng các sở ban ngành liên quan đề nghị lãnh đạo thành phố kiến nghị với Thủ tướng bổ sung văn bản quy định cụ thể về quán bar với mục đích vừa giải trí vừa lành mạnh. Bởi lẽ có những cơ sở bar tổ chức khiêu vũ (pháp luật không cho – PV) đã từng bị xử phạt hành chính, nhưng chủ cơ sở chấp hành nộp phạt xong lại tiếp tục tổ chức khiêu vũ… Không phải là thái độ thách thức pháp luật mà không khiêu vũ thì sẽ không có khách đến. Vì vậy, nhiều quán bar, tuy không phải là vũ trường, sàn nhảy nhưng lại tổ chức khiêu vũ và để xảy ra tình trạng phạm pháp, tệ nạn xã hội, tiềm ẩn mất ANTT”
Hoan nghênh ý tưởng công an “đi bar”! Trao đổi với PV, bà N.T.M. (50 tuổi), người có hai con trai đang phải “dưỡng sức” ở trung tâm Giáo dục – Dạy nghề 05-06 TP. Đà Nẵng vì vào bar “lỡ” sử dụng ma túy, cho biết: “Sau khi tôi nghe được thông tin lực lượng công an TP. hóa trang ở trong các quán bar, vũ trường, tôi rất phấn khởi và hoan nghênh ý tưởng này. Tôi cho rằng phải làm như vậy thì mới hạn chế được sự dụ dỗ và lôi kéo của những đối tượng xấu đến những thanh niên mới lớn trên địa bàn TP… Bên cạnh đó sẽ thu hút được số lượng khách du lịch trong và ngoài nước không lo sợ bị “choảng” mỗi lần vào bar từ những dân “anh chị” ở đây”.
Theo Người đưa tin
17 chân dài 9X hội ngộ tại chốt 141
Theo ghi nhận, các thiếu nữ này chủ yếu ở độ tuổi 19, 20, trong đó có hai người sinh năm 1995 và một người sinh năm 1997. Bên cạnh đó cũng có thiếu nữ đã có con.
Thời gian gần đây, tại khu vực đường Láng Hạ, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) xuất hiện nhiều người đèo 4, 5 người trên một xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, đi ngược chiều với tốc độ cao. Chính vì vậy, tối 18/7, tổ công tác Y4/141 Công an TP Hà Nội đồng loại tổ chức vây bắt.
"Chân dài" tại chốt...
...và tại cơ quan công an.
Theo đó, khoảng 19h30, các trinh sát tổ chức "rải" quân trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng, phát hiện 4 chiếc xe mô tô, trên xe đèo 4 đến 5 thiếu nữ ăn mặc khá "kiệm" vải. Khi thấy chốt 141, các xe này đã quay đầu với tốc độ cao dù đoạn đường Nguyễn Chí Thanh là đường một chiều.
Nhưng với sự chuẩn bị sẵn về lực lượng, các cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng khống chế và bắt giữ các nữ tú.
Một trong những "tổ lái".
Kiểm tra nhanh tại chốt, chỉ 6 trong 17 đối tượng nữ xuất trình được giấy tờ tùy thân. Theo ghi nhận, các thiếu nữ chủ yếu ở độ tuổi 19, 20, trong đó có hai người sinh năm 1995 và một sinh năm 1997. Nhóm người này xuất thân từ các tỉnh như Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Điện Biên, Thanh Hóa và chỉ mới tốt nghiệp hết trung học cơ sở, có đối tượng mới học hết lớp 7.
Cô gái Nguyễn Thị Q. (SN 1995, Khoái Châu, Hưng Yên) giãi bày: "Bố mẹ em hay cãi nhau, rồi ly hôn. Em chán quá nên bỏ học lên Hà Nội chơi. Ban đầu em ở nhà nghỉ, sau thấy có nhiều người đi làm cái nghề này thì em xin đi theo".
Còn Trần Thanh H. (SN 1992, Thanh Hóa) cho biết: "Hiện em đang nuôi con nhỏ. Con em mới được hai tháng rưỡi. Hai vợ chồng em lên Hà Nội kiếm sống, nhưng do không học vấn, nên chúng em không xin được việc. Em phải nói dối chồng là đi bán hàng thêm buổi tối để chồng em ở nhà bế con...".
Khi được hỏi chồng có biết việc mình đang làm hay không, H. nói thêm: "Chồng em hoàn toàn không biết gì cả. Tối tối đi làm về, em thay quần áo bình thường và tẩy trang trước khi về nhà nên chồng em không biết".
Điện thoại thu giữ được.
Mỗi tối, bình quân các cô gái này thu nhập từ 400.000 - 500.000 đồng. Theo đó, người đứng ra làm "chủ môi giới" sau khi nhận được điện thoại từ các quán karaoke sẽ cho một thanh niên đèo các thiếu nữ này đến địa điểm hẹn. Đến nơi, khách sẽ chọn "hàng". Nếu ai không được chọn sẽ được chuyển sang địa điểm khác. Sau mỗi lần hát hò, vui chơi cùng khách, các "chân dài" sẽ được nhận tiền "bo" từ 200.000 - 300.000 đồng, tùy người. Số tiền này họ phải trả lại cho chủ môi giới 50.000 đồng. Các "tổ lái" thì nhận tiền từ chủ môi giới.
Hoạt động của nhóm này chủ yếu là vào buổi tối và đêm, khoảng từ 19h đến 24h.
Hiện, lực lượng chức năng đã bàn giao nhóm người trên cho công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa tiếp tục xử lý.
Theo Infonet
Tát bạn gái người khác, bị đánh chấn thương sọ não Trêu bạn gái người khác, thậm chí còn tát cả cô gái này, Phúc bị đối phương dùng ghế inox đánh, gây chấn thương sọ não. Ngày 17/7, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo pháp luật một vụ "hỗn chiến" ở tầng 4 siêu thị Big C Đà Nẵng....