Đàn bà vẫn đẹp, cần ca ngợi và yêu
Sau 13 năm viết và đã ra mắt 9 đầu sách văn học được xuất bản: “Giường” (2007), “Phong độ đàn ông” (2008),”Những câu chuyện biển”(2009), “Những câu chuyện Sài Gòn” (2010), ” Nếu còn có tình yêu” (2012), “Tình không như là mơ” (2014), “Tình yêu, tình yêu” (2014), “Ai quyến rũ ai” (2015) và gần đây nhất là cuốn “Đàn ông già, đàn bà đẹp”còn thơm mùi mực in, thế nhưng Phan An (sinh năm 1970 tại Hà Nội, đang sống và làm việc tại TPHCM) không tự nhận mình là nhà văn.
Nhà văn Phan An.
Cách đây 12 năm, nhiều người trong đó có giới phê bình nhắc tới anh, là nhà văn của giới trung lưu thị thành, với giọng viết cá tính riêng, khi anh ra mắt tập truyện “Giường” năm 2007, anh nghĩ sao về điều này?
Chắc bây giờ, sau 12 năm, tôi nghĩ tôi vẫn là nhà văn của những người sống ở thành phố. Nghĩa là nhân vật của tôi từ đó đến nay vẫn loanh quanh giữa phố thị với những quán café, quán trà… nếu có đi thì cũng không đi xa, nếu có đi xa thì cũng lại trở về nhà – thành phố… Còn chữ giới trung lưu thị thành thì tôi không dám nhận. Cá nhân tôi luôn nghĩ chỉ cần đủ ăn đủ tiêu là được, và thật ra ở Việt Nam chưa chắc đã có giới trung lưu với đúng nghĩa của nó.
Và tôi cũng ngại khi được dán các nhãn mác. Bởi vì chúng ta sẽ bị bó buộc, sẽ phải sống trong khuôn khổ những nhãn mác, thương hiệu đó. Tốt nhất là một người vô danh, làm được cái gì thì làm, làm được đến đâu thì làm.
Trong 13 năm, anh viết đều đều, cho ra 9 đầu sách văn học, không nhiệt thành cũng không quá bỏ bê hờ hững, văn chương thực ra là gì trong cuộc sống của anh?
Câu hỏi rất hay, thật ra tất cả chúng ta đều có thể tự hỏi mình: văn chương (tình yêu, thời trang, bia…) thực ra là gì trong cuộc sống của mình. Văn chương như thể một cái nghiệp, một thú vui, một người tình chung thủy trong cuộc sống của tôi. Nhiều khi cũng bận rộn ngập mặt, nhưng tự nhiên thấy có gì đó để kể lại, thấy cần phải viết, tôi lại bị thôi thúc phải dành ra thời gian và sức lực để viết, viết và viết nên tôi nghĩ văn chương là cái nghiệp. Nhưng viết văn cũng có cái vui, mọi người đi chơi, đi uống bia thì tôi ở nhà ngồi viết… Và có khi thấy mệt mỏi, trống rỗng… tôi lảo đảo tìm đến ngã vào vòng tay văn chương nên tôi coi văn chương như thú vui và là người tình trăm năm… Tôi không hừng hực nhiệt thành nhưng cũng không ngó lơ hờ hững với văn chương và văn chương cũng đối xử lại với tôi đúng như vậy.
Vì sao khi ra mắt một cuốn sách mới, anh vẫn thu mình vào lặng lẽ, không truyền thông, không giới thiệu, không cả một buổi ra mắt sách?
Bởi vì quan niệm của tôi với văn chương như trên, nên khi được in thêm một cuốn sách, tôi chỉ đem đi tặng những người thân, những người bạn như một món quà. Và như một phép thử, nhiều người bạn gặp tôi, uống với tôi – vui là chính, đâu cần có cuốn sách nào mà vẫn vui. Bố tôi thậm chí còn hỏi: “In cuốn sách mới này có tốn nhiều tiền lắm không con?”. Và dù tôi có giải thích là: “Con in sách cũng được một chút tiền nhuận bút” (khoảng ba chỉ vàng 9999 gì đó), bố có vẻ cũng không tin lắm. Cá nhân tôi nghĩ, truyền thông, giới thiệu, ra mắt sách là việc của công ty in sách (nếu người ta muốn quảng bá, muốn bán được nhiều sách) chứ mình thì có sách để tặng là được rồi.
Anh cũng không có giao du với những nhà văn khác?
Bởi tôi không nghĩ mình là nhà văn, tôi chỉ là người gõ bàn phím mua vui cho đời…Một lý do khác, có thể là vì hồi bé tôi nghĩ nhà văn là phải ghê lắm, tuyệt vời lắm nên lớn lên, già đi tôi càng không muốn phá vỡ huyền thoại này… Lý do quan trọng hơn là các nhà văn khác có khi chẳng thèm chơi với tôi (cười).
Những câu chuyện mà anh viết, thường là những thứ quen thuộc quanh anh, mang vị rượu vang nhẹ, đọc hay (uống) có thể sẽ man mác buồn. Con người ngoài đời của anh, cũng phảng phất vẻ như thế?
Thật ra cái này phải để người gặp tôi cảm nhận. Cá nhân tôi nghĩ con người ngoài đời của tôi giống như chú hề buồn. Câu chuyện tôi yêu thích là khi có người đến hỏi làm thế nào để vui lên, chuyên gia khuyên là nên đi xem chú hề đó đi, vui lắm, người này bèn bảo: “Tôi chính là chú hề ấy đây”. Và tôi cũng thích câu trong trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mà ai cũng biết: “Cuộc đời cơ bản là buồn…”. Và cũng chính vì thế nên trong những truyện tôi viết thường có gì đó hài hài buồn buồn…
“Rồi anh và cô hẹn gặp nhau. Cô mặc váy để uống cocktail nhưng cặp mắt cô là để uống vodka. Cô đến cùng một con chó nhỏ, cô đặt tên chó là Thằng đểu.
- Tại sao em lại đặt tên chó là Thằng đểu?
- Ôi, khi thả chó đi dạo, em gọi “Thằng đểu lại đây” là có bao nhiêu anh đẹp trai ngẩng đầu nhìn em…
- Em biết không, nhiều lúc anh cảm thấy mình giống chú chó con ở cửa hàng thú nuôi, ai cũng thích nhưng không ai chịu rước về…
- Anh bây giờ thì còn chó con gì nữa…” (Đàn ông già đàn bà điêng)
Dù sao anh cũng có thể nói rõ ràng hơn về hình ảnh một Phan An phía sau những trang viết chứ?
Người ta bảo: “Văn là người”. Hình ảnh tôi? Tôi như là tôi thôi, như tôi vẫn tự nhận tôi là một giảng viên đại học nghèo vượt khó, một luật sư nhưng mà là người tốt, và là một người gõ bàn phím… Hoặc như tôi viết như thể là về mình: “Biết giới thiệu về anh như thế nào? Anh cũng giống như Gagarin mơ ước là người đầu tiên bay lên vũ trụ, nhưng con chó nào đó (chó Laica) đã bay lên vũ trụ từ trước đó… Kế hoạch của anh hiện giờ là: (i) Sinh ra trên Trái đất (đã thực hiện xong); (ii) Đi thăm khoảng 1% diện tích Trái đất (đã thực hiện được một phần); (iii) Sau đó có thể thấy nhàm chán và sẽ đi thăm hành tinh khác…”(Đàn ông già đàn bà uống trà)
“Cô vẫn nhớ lần đầu tiên gặp anh, hai người đi ăn ở nhà hàng. Ăn xong anh thu dọn bát đĩa định đem xuống bếp rửa. Và như thể chợt nhớ ra là hai người đang đi ăn ở nhà hàng, anh bảo “Đấy là thói quen của người sống độc thân” và “Già rồi nên lẫn cẫn…” (Đàn ông già rất là lắm chuyện)
Video đang HOT
Vì sao anh chọn sống âm thầm và lặng lẽ, với những thú vui nho nhỏ, một gia đình cũng nho nhỏ, và với hiểu thấu, bao dung hơn?
Không phải ngẫu nhiên tôi chọn bút danh là Phan An – fan AN, người hâm mộ sự bình an… Sống âm thầm và lặng lẽ, với những thú vui nho nhỏ, một gia đình cũng nho nhỏ cũng vui mà. Đâu phải ai cũng vào showbiz. Và tôi cũng hiểu, cuộc đời ngắn ngủi lắm, nên sống cần chậm… Như tôi viết ở đâu đó: “Mở mắt ra đã là 7 giờ, chạy đến chỗ làm thì đã là thứ Tư, mua ly cafe uống chợt nhận ra đã là cuối năm, thở dài một cái thì đã quá nửa đời người…” (Những ngày cuối năm hay Chuyện của Cường).
Bìa cuốn sách “đàn ông già, đàn bà đẹp”.
Sau những cuốn sách xuất bản từ năm 2007 đến 2015, vì sao bây giờ có thêm “Đàn ông già, đàn bà đẹp,”?
Vì tôi hay viết về tình yêu, mà viết về tình yêu thì có thể viết mãi.
Vì cá nhân tôi đã chớm già mà đàn bà thì vẫn đẹp, vẫn luôn cần phải ca ngợi và yêu.
Có người bạn bảo: “Sao dám nhận mình là đàn ông già?”. Tôi bảo: “Nhận trước là vừa, để khi già thật khỏi bỡ ngỡ”.
Thời gian để anh viết cuốn sách này là khi nào?
Tôi viết bất cứ khi nào có gì đó để viết (lúc chờ đợi, lúc nghĩ ra cái gì đó…), đầu tiên là từng đoạn ngắn, sau đó để một buổi sáng sớm, ghép các đoạn ngắn ngắn đó lại là thành một truyện ngắn. Ngày xưa, hồi trẻ tôi hay được đặt bài (cho “Thanh niên Tuần san”, cho “Mỹ thuật”, cho “Nam châm”, cho “ Người đẹp”…). Tôi viết khá nhanh, một năm có thể gần xong một bản thảo sách văn học. Còn “Đàn ông già, đàn bà đẹp” là cuốn sách được viết – tích cóp trong hơn bốn năm.
Tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của anh sau trang viết?
Vì tôi chẳng đặt nặng chuyện, không đến mức dồn máu lên trang viết nên tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tôi sau trang viết như câu nói của cái cân sức khỏe là “Thân thể hoàn toàn bình thường, hơi béo một chút…” (cười).
Qua cuốn sách lần này, anh muốn truyền tải thông điệp gì, ngoài đề tài mà anh luôn thích nhắc tới rất lãng mạn: tình yêu đôi lứa?
Cuốn “Đàn ông già, đàn bà đẹp” dành thời lượng đáng kể để kể về đàn ông, đàn ông già, có thể là để mong mọi người hiểu và thương đàn ông, đàn ông già hơn.
Hiện tại cuộc sống hàng ngày của anh đang diễn ra như thế nào?
Có thể thấy nhiều lời kể về cuộc sống hàng ngày của tôi ngay trong “Đàn ông già, đàn bà đẹp” như đàn ông đi chợ, đàn ông đạp xe, đàn ông chụp ảnh, đàn ông uống trà… Tôi sống như là sống thôi. Ngoài đi dạy, tư vấn, viết lách thì tôi có khá nhiều trò để làm: đọc sách, xem phim, nghe nhạc, đi chơi và uống…
Với văn chương, anh có dự định cụ thể gì cho những tác phẩm sau không?
Tôi đang túc tắc viết tiếp “Đàn ông già, đàn bà đẹp”, dự định sẽ viết “Đàn ông già, cô gái trẻ” (tập truyện ngắn và tản văn) cho con gái bé sắp được một năm tuổi và “Ai rồi cũng già” (tiểu thuyết, tất nhiên) kể về những chuyến đi của một đàn ông già để chiêm nghiệm quá khứ, nhìn nhận hiện tại và định hướng tương lai ./.
Cảm ơn anh, chúc anh đạt được mọi ước nguyện và niềm vui trong cuộc sống và trên từng trang viết!
Việt Quỳnh (thực hiện)
Theo daidoanket.vn
Phụ nữ là để xót xa
Ngay từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, lúc đang còn trai trẻ, nhà thơ, nhà văn Nga Xôviết Konstantin Simonov (1915-1979) đã viết:
"Như thể còn những việc làm sau cuối,
Như thể ta có thể hết buồn đau,
Lúc tuổi hạc cùng gia đình ta sẽ
Được thảnh thơi ngơi nghỉ cùng nhau"...
Thế nhưng, ông đã không được sống tới ngày tuổi hạc. Cuối mùa hè năm 1979, vào một ngày tháng Tám, Simonov đã trút hơi thở cuối cùng khi còn chưa tới 64 tuổi.
Cho tới phút cuối cùng của đời mình, Simonov vẫn gìn giữ một trái tim người lính, quả cảm, trung thực và vô cùng nhân hậu. Trong quan niệm của ông, một đấng nam nhi chân chính bao giờ cũng phải biết xót xa phụ nữ, ngay cả khi người phụ nữ ấy có làm ta đau đớn đến bao nhiêu. Nàng có thể phụ ta, nhưng ta đừng nên phụ nàng, đó chính là tâm niệm thường trực trong các thi phẩm của Simonov...
Sau khi cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bùng nổ ngày 22-6-1941, Simonov với tư cách phóng viên của tờ báo quân đội Sao Đỏ đã lập tức đi ra ngay chiến trường. Chia tay với người đàn bà nghệ sĩ xinh đẹp và có phần tinh quái Valentina Serova, ông luôn đau đáu nỗi lo mình sẽ bị bỏ rơi. Bởi lẽ, Valentina Serova trước đó không lúc nào để cho thi nhân vững tin ở tình cảm mà nàng dành cho ông. Và lúc tạm rời nàng để ra chiến trường, Simonov đã phải viết:
Em từng nói với anh: "Em yêu",
Nhưng đó chỉ trong đêm, qua hàm răng mím.
Còn sáng dậy, đôi môi khó giữ
Lời đắng cay: "Tội nợ thân mình!"
Anh đã tin đôi môi trong đêm,
Đôi tay cháy bỏng và tinh quái,
Nhưng trong đêm anh đã không tin
Những lời lẽ không mắt nhìn em nói.
Anh biết em, em không giả dối,
Em đã vô cùng muốn yêu anh.
Em chỉ nói dối được khi đêm tới,
Lúc thân mình chi phối tâm linh.
Nhưng sáng dậy, tỉnh táo rồi, tâm trí
Lại trở nên cứng cỏi như xưa,
Đã lần nào em nói lời ưng thuận
Với anh đang mỏi mắt trông chờ.
Và bất ngờ, chiến tranh, chia biệt,
Sân ga đông chật như nêm.
Và toa tầu xuềnh xoàng tỉnh lẻ
Sẽ chở anh tới Brest xa em.
Và buổi tối không có đêm hy vọng,
Không niềm hạnh phúc, giường êm.
Như tiếng thét: chẳng thể gì giúp được! -
Vị nụ hôn còn vương trên áo sinen.
Và để khỏi lẫn với lời khi trước,
Những lời trong cơn say, tối tăm,
Em bỗng nói với anh : "Em yêu"
Qua đôi môi gần như thanh thản.
Chưa bao giờ anh thấy em như thế,
Chưa bao giờ trước những câu biệt ly:
Em yêu, em yêu... Sân ga khuya khoắt,
Đôi tay vì đau khổ cóng dần đi...
Biết ơn mỹ nữ "hỉ xả" với mình nhưng lòng vẫn đầy hồ nghi. Và thế là khúc tuyệt tình ca "Đợi anh về" đã được hoàn thành rất nhanh, với ông là một lời nhức nhối chờ mong, nhưng với nhân thế lại là khúc tụng ca lòng chung thuỷ. Thực ra, trong suốt cả thời gian xa Valentina Serova, trong lòng Simonov lúc nào cũng chênh vênh vì cảm giác yêu đơn phương. Là người đàn ông trưởng thành theo đúng nghĩa của từ này, lại phải ở trong những tình huống bất thường của chiến tranh, ông vẫn cực kỳ gượng nhẹ mỗi khi nghĩ về nàng, ngay cả trong những tình huống rất đỗi đời thường:
Nhớ tên họ thêm vài ba tiếng,
Chuyện này ai tạc dạ ghi lòng?! -
Đám đàn ông buông một câu: "Thời chiến!"
Rồi ôm choàng phụ nữ như không.
Cảm ơn nàng đã dễ dàng đến thế,
Không cần lời thề thốt yêu đương,
Vẫn thay thế người tình xa ngái
Cho những ai cô độc trên đường.
Đám mày râu sắp giờ xung trận
Kiếm tìm đâu mái ấm thực gia đình?
Thôi đành nghĩ đến bàn tay nào đấy,
Bờ môi nào đấy phút điêu linh.
Anh không phán xét gì họ cả,
Dẫu sao thì trong lúc đao binh,
Cũng cần có một thiên đàng đơn giản
Cho những ai không cứng nổi tim mình.
Hay dở mấy cũng đành chấp nhận,
Ít ra thì khoảng khắc lâm chung,
Còn được nhớ đến môi, đến mắt
Mới gụi gần, dẫu chỉ của người dưng.
Với ai đó có thể khi nào khác
Anh đôi giờ cũng ngang dọc tìm quên
Nhưng những ngày này, cả tâm hồn thể xác
Không lúc nào anh phụ tình em.
Cũng chính vì tai ương khủng khiếp
Rằng chắc gì ta tái ngộ cùng nhau,
Trong cách biệt anh không thể để
Nỗi nao lòng làm yếu trái tim đau.
Không ấm nổi bởi ái ân lạ lẫm,
Dẫu chết rồi vẫn xa cách bao nhiêu,
Anh để phía sau mình vĩnh viễn
Dấu âu sầu của cặp môi yêu...
Rất tuyệt đối trong tình yêu của cá nhân mình, Simonov vẫn rất biết cảm thông với tình yêu của đồng đội. Và gần mười năm sau khi chiến tranh kết thúc, Simonov vẫn viết về một đồng đội đã hy sinh và một người phụ nữ cựu chiến binh như sau (theo một giả thuyết, những dòng thơ này lấy cảm hứng từ cảnh ngộ một "người vợ chiến trường" của nguyên soái Georgi Zhukov):
Anh không trẻ nhưng hiên ngang táo tợn,
Giữa mưa bom bão đạn chẳng nao lòng.
Lính công binh, cùng những người đồng đội,
Bao nhịp cầu anh đã bắc qua sông;
Nhưng ở ngay lối vào Berlin,
Anh đã hy sinh trên bãi mìn sau cuối,
Không kịp trối trăng với người bạn gái,
Không biết mình sắp có con trai.
Người vợ ở Tambov thành góa bụa.
Ở trung đoàn, cô ý tá công binh -
Tình yêu của anh từ năm bốn mốt
Đầy đau thương - cũng còn lại một mình.
Ôi cô gái đã không suy tính
Số phận mình những tháng ngày sau,
Suốt chiến tranh luôn cùng anh chiến đấu,
Mọi hiểm nghèo chết chóc coi khinh
Ôi cô gái đã không hề đòi hỏi,
Không cầu xin anh một chút gì,
Nhưng đã lấy thân đỡ anh khỏi đạn,
Anh bị thương - bò cõng anh đi,
Những đêm dài săn sóc anh không ngủ,
Không bắt anh hứa hẹn mai này
Sẽ cưới cô, sẽ ly dị vợ
Hay chia cho một nửa gia tài.
Cô chưa chắc đã xinh đẹp lắm,
Trông thân hình chưa chắc đã giai nhân,
Nhưng có lẽ sức mạnh không ở đó!
Anh nào được thấy cô mặc váy bao giờ.
Cô chủ yếu chỉ mang quân phục,
Mũ calô gọn ghẽ trên đầu
Suốt con đường chiến tranh lửa khói
Ầm ầm vang tiếng đạn bom gào.
Anh thấy cô đẹp nét nào thế nhỉ?
Phải vì cô dũng cảm can trường?
Hay vì cô luôn xót xa người khác?
Hay là vì cô biết yêu thương?
Đúng, cô đã yêu anh vô hạn,
Trao cho anh tất cả cuộc đời.
Đúng thế đấy! Chắc chắn là đúng thế!...
Dẫu biết anh đã có vợ con rồi.
Vợ góa của đại tá giờ được lĩnh
Món tiền lương chồng để lại cho mình.
Cậu cả đã có nghề tử tế,
Cô út hơn năm nay đã lập gia đình.
Nhưng đâu đó còn một người phụ nữ,
Chị mang danh người vợ chiến trường.
Chỉ mình chị, chỉ riêng mình chị
Đến bây giờ tay trắng vẫn hoàn không.
Chỉ mình chị và đứa con trai nhỏ
Mới vừa cầm những quyển sách đầu tiên
Vất vả lắm mới đủ quần áo vá
Y tá thời nay, lương mẹ được bao tiền
Mẹ thỉnh thoảng kể chú nghe về cha,
Rằng cha hiền, dũng cảm và bướng bỉnh.
Nhưng chú trên bìa vở của mẹ mua cho
chẳng được
Ghi họ cha ở cạnh tên mình.
Dù chú có anh trai và chị gái
Nhưng điều này giúp chú được gì đâu?
Xin thiên hạ đừng nên tàn nhẫn,
Đừng eo xèo làm mẹ chú buồn đau!
Ngay cả nếu mẹ chẳng may lầm lỗi
Trước ai người, nơi nào đó, ngày xưa,
Xin thiên hạ đừng nên tàn nhẫn
Làm vấy bùn tâm trí trẻ thơ!
Đừng đặt điều làm tối đen hồn chú!
Cậu con trai phải được biết rằng
Cha chú đã hy sinh trong chiến đấu
Và trái tim mẹ vỡ hai lần.
Không quên lãng điều chi,
không có chồng chính thức,
Không được ai cần đến bây giờ,
Mọi khổ đau mẹ vượt qua lặng lẽ...
Hãy cúi xuống hôn tay, khi các bạn gặp bà!..
Người đàn ông chân chính phải luôn biết xót xa phụ nữ, nhất là những người phụ nữ từng yêu ta. Đó là tâm nguyện của Simonov.
(Các bản dịch thơ Simonov trong bài viết này là của nhà thơ Hồng Thanh Quang).
Linh Vân
Theo đaidoanket.vn
Đã chia tay, tại sao tôi vẫn lo lắng khi người yêu cũ sống trụy lạc? Không chỉ sống chung với người phụ nữ đáng tuổi mẹ mình, S có cuộc sống khá buông thả, có thể lên giường với bất kỳ ai mà S tán tỉnh được. Tôi và S yêu nhau 4 năm, vì nhiều lý do nên cuối cùng 2 đứa không đến được với nhau. Lúc chúng tôi yêu nhau, S là chàng trai hiền...