Đàn bà thừa sau một cuộc hôn nhân
Những năm tháng thanh xuân qua đi, tôi đã second-hand lúc nào không nhận ra. Thường ta nhớ đến những đồ vật second-hand khi có ai cần, hoặc khi ta vứt bỏ. Cuộc sống gia đình ít nhiều sinh ra những đồ second-hand đôi khi chờ mãi chả ai xin. Như trong đống đồ đạc của tôi còn một chiếc nhẫn cưới cũ kỹ.
Những năm tháng thanh xuân qua đi, tôi đã second-hand lúc nào không nhận ra. Vì không có mốc, tính từ lúc tôi thấy tôi thừa ra khỏi tuổi trẻ. Cũng không có dấu hiệu nào cả, chỉ là một hôm sao thấy mình tự do quá, mình đi đâu chả ai hay biết, ai ở đâu mình cũng chẳng hay biết. Rồi thấy mình nhu mì khép nép của tuổi trẻ biến thành mình chua ngoa ghê gớm. Rồi thấy mình vứt bỏ những cảm xúc ngày xưa nâng niu, những ý niệm về thế giới trở nên tan hoang, niềm tin và sự say mê ngày càng khó chia sẻ hơn.
Nhưng tôi không buồn.
Chắc không mấy ai muốn nhớ lại những vụng dại của mối tình đầu, khi ta chưa đủ chín chắn để hiểu thế nào là tình yêu, nhưng lại nôn nao mong chờ lần yêu đầu tiên. Kết quả là ta đã vội vã đánh mất những khoảnh khắc đầu tiên khi ta chưa kịp chuẩn bị sẵn sàng để yêu, để được yêu, để được giản dị cảm nhận nhau mà không bị ràng buộc bởi những thứ như tự ái, gia giáo, quà tặng, đòi hỏi, so sánh. Mối tình đầu là lúc con trai không biết nói gì còn con gái lại nói quá nhiều về bản thân. Mối tình đầu là lúc chưa đủ tiền để chăm sóc nhau, chưa đủ thời gian để hiểu nhau. Thì đã chia tay.
Nếu nụ hôn đầu tiên ngọt ngào như trên phim ảnh, hẳn bạn cảm động lắm. Nhưng tôi chỉ thấy toàn nước bọt. Tôi nghĩ muốn hôn ngọt ngào và tha thiết, ta đã phải hôn nhau hàng trăm lần, đã phải bên nhau hàng trăm ngày, hiểu nhau, thân hơn cả bạn thân, mới có được cái hôn sâu nồng nàn. Cho nên nếu không sợ hoặc… ngại ngại trong lần hôn đầu tiên thì hẳn, người yêu của bạn đã được tập dượt hàng trăm lần với đôi môi khác, để học được cách ngọt ngào.
Nếu nụ hôn đầu tiên ngọt ngào như trên phim ảnh, hẳn bạn cảm động lắm. Nhưng tôi chỉ thấy toàn nước bọt. (ảnh minh họa)
Thật sự có rất nhiều những cái “lần đầu tiên” mà bạn muốn quên, hoặc muốn sẽ khác đi. Nhưng nó đã xảy ra, bạn không thay đổi được, vì có lần đầu tiên đó, bạn mới có lần thứ hai.
Sao tôi muốn làm người thứ hai quá.
Có lần tôi viết trên trang cá nhân, hồi lâu rồi, rằng tôi muốn làm người đến sau. Để được nâng niu chiều chuộng, trân quý. Tôi muốn nhận lấy những phần thừa, cả linh hồn lẫn tình cảm, bởi tôi sẽ được đáp lại đầy đủ và điềm đạm hơn mà không bị đòi hỏi nhiều. Bởi có những người đau khổ, họ mới thấy cần bình yên, bởi họ đã mất mát, họ mới sợ tôi ra đi. Bởi họ đã bị thương, họ mới muốn tôi ở lại. Tôi cần những người níu kéo tôi lắm đấy.
Video đang HOT
Rồi một bạn trẻ vào phản hồi lại rằng, chị ạ, em vẫn hay đọc blog của chị cho mẹ em nghe, em đọc cả các comments “muốn làm người đến sau ” của chị nữa, vì thấy nó kỳ kỳ. Nhưng mẹ em lại bảo, đấy mới là người hiểu biết đấy con ạ.
Thường ta hay níu giữ, vì ta sợ ta sẽ mất những tháng ngày ta đã có, sợ ta đã mất mấy năm bên nhau, sợ rằng rồi sau này ta còn gặp ai nữa không, còn ai đáng quý, đáng yêu, yêu ta và ta cũng yêu họ, như mối tình đầu không?
Tôi lại biết rằng, càng ngày ta sẽ càng gặp những người đàn ông hiểu biết hơn, những người phụ nữ chín chắn hơn. Càng sống ta sẽ càng có cơ hội đến với người ta yêu quý nhất, hiểu ta nhất, những người ta gặp càng về sau càng tuyệt vời hơn. Chỉ cần ta chấp nhận chờ đợi, và trong lúc chờ đợi ấy, phấn đấu và sống xứng đáng để được nhận hạnh phúc đó.
Tất nhiên rồi, những người con trai bạn quen ở trường khi bạn mới đôi mươi và những người đàn ông trưởng thành bạn gặp tại công sở khi bạn đã có vị trí trong xã hội, tất nhiên khác xa nhau. Không phải họ khác nhau mà vì chính bạn đã trưởng thành, bạn thuộc về đẳng cấp khác, bạn có những giá trị mới thực sự là giá trị. Vì thế nên cuộc sống của bạn thay đổi, giao tiếp của bạn đã trưởng thành, và cơ hội của một tình cảm bền vững nghiêm túc đã nhiều hơn.
Đừng oán trách mối tình đầu đã tan vỡ. Hãy nghĩ rằng, tôi trưởng thành từ trong nỗi đau đó!
Đừng oán trách mối tình đầu đã tan vỡ. Hãy nghĩ rằng, tôi trưởng thành từ trong nỗi đau đó! (ảnh minh họa)
Lần đầu tiên chỉ có giá trị như một cột cây số trên đường đời của mình. Sau đó mình phải đi tiếp, chứ mình không dừng lại để mãi mãi tưởng niệm cái cột mốc ấy. Nếu cột mốc đó đánh dấu hạnh phúc của mình, ví dụ như tình yêu ấy từ đó ở bên ta mãi mãi, người đầu tiên ấy trở thành người cuối cùng, thì tuyệt vời biết bao. Tôi cũng mơ ước tôi chỉ cưới một lần rồi sống suốt đời. Nhưng nếu không được như thế, phía trước vẫn là hành trình, dài dằng dặc, và bao nhiêu con đường mới chờ ta rẽ, chờ ta đi tới, chờ ta trân trọng ta, bởi chính họ cũng đã bỏ lại sau lưng mối tình đầu, họ hiểu rằng cái gì mới được gọi là bền bỉ và tin yêu.
Cho đến khi không cần tặng hoa, gọi điện, những nghi thức thuộc về tình yêu, ta vẫn tin vào tình cảm của nhau; Không cần lời hứa hẹn ta vẫn tin chúng ta sẽ thực hiện những gì ta mong muốn cho nhau; Không cần phải có một lễ cầu hôn có nhẫn, có hoa, ta vẫn tin sẽ là một cuộc hôn nhân nghiêm túc, thì khi đó có thể yên tâm là sẽ ở bên nhau trọn đời.
Trước kia tôi vẫn tự nhủ, kiếm lấy một chiếc xe second-hand để rong ruổi một mình, rồi sẽ kiếm lấy một người đàn ông second-hand để yêu.
Dường như mạo hiểm quá phải không bạn, trao cả sinh mệnh của mình cho những second-hand. Nhưng hạnh phúc là được rồi, đúng không?
Vì tôi cũng là một người phụ nữ second-hand đấy thôi. Nhưng tôi không buồn, mà tự tại.
Theo Eva
Yêu thương nghĩa vụ
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng.
Một buổi chiều đi đón con, Thư gặp Hiền, vợ sếp, vừa cất tiếng chào, Hiền bật ra ngay như cái máy phát: "Anh Sơn, chồng chị khen em hết lời. Anh ấy nói em là người phụ nữ số một của gia đình, vừa đi làm, vừa đưa đón con cái, vừa đi chợ nấu ăn, lại biết ẩn mình để chồng phát triển sự nghiệp. Ảnh nói chị phải... theo gương em". Nghe Hiền khen mà Thư chỉ gượng được một cái cười xã giao méo xệch.
Quả thật, nhìn vào "vòng xoay" của Thư mỗi ngày, ai cũng chóng mặt: hơn 6 giờ sáng cô lao xe ra khỏi nhà, sau lưng là hai đứa con 8 tuổi, và 15 tuổi. Lượn một vòng, Thư thả đứa con lớn xuống cổng trường cấp hai rồi phóng đến trường tiểu học, lo cho con nhỏ ăn sáng xong mới cô vù đến cơ quan. 11 giờ tất tả đi chợ, nửa tiếng sau có mặt ở cổng trường đón con lớn, về đến nhà là tất bật nấu bữa ăn trưa, chuẩn bị luôn cả đồ ăn chiều. 13 giờ, kêu bé lớn thức dậy, con đi học, mẹ đi làm. 5 giờ chiều lại vòng xe đón hai con về nhà. Tối lại phải đưa bé nhỏ đi học năng khiếu, bé lớn đi học Anh văn... Những ngày cuối tuần Thư vẫn phải xoay như chong chóng với việc ủi đống quần áo, vệ sinh bếp, lau sàn, lau kính...
Thư xinh xắn nên dù đã ở tuổi 40 nhiều đàn ông quanh cô vẫn không giấu lòng ngưỡng mộ nhưng bao giờ cô cũng khéo léo chối từ. Nhìn cách Thư đi chợ, chọn món mà chồng con thích, nghe Thư dịu dàng với chồng, những người biết vợ chồng cô đều cho là Tuấn- chồng cô, tốt số và khen cô là người phụ nữ chu toàn.
Thực ra, bấy lâu Thư làm vợ, làm mẹ một cách chăm chỉ, tự nguyện nhưng đầy mệt mỏi, khắc khoải. Tất cả những gì cô làm dường như không bao giờ đủ để chồng cô hài lòng. Gần như ngày nào cô và các con cũng phải nghe Tuấn la rầy hay than phiền về vấn đề gì đó. Làm bất cứ việc gì mấy mẹ con cũng thầm thì nhắc nhau "coi chừng ba chửi". Lâu lắm rồi, Thư chẳng biết thế nào là những cảm xúc, những rung động từ chồng mang lại. Tận sâu trong tâm, Thư không dám chắc là mình sẽ giữ mình được đến khi nào cho khỏi "rớt". Cái khuôn phép, gia giáo của gia đình khiến cô chưa bao giờ dám nghĩ đến ai ngoài chồng mình nhưng giờ cô chỉ còn biết định nghĩa tình yêu của mình dành cho chồng là "tình yêu nghĩa vụ".
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng. Long, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Cần Thơ đã phải tìm đến chuyên viên tư vấn để tìm cách cứu vãn tình cản của mình. Long kể, trong những chuyến công tác thời trai trẻ ở vùng Hậu Giang, anh kết thân với một thôn nữ tên Yến, sau vài lần "ăn cơm trước kẻng", Yến có thai. Long vượt qua nhiều khó khăn để đường đường chính chính đón Yến về làm vợ với một tiệc cưới đủ để gia đình cô dâu nở mặt nở mày.
Dù chênh lệch về trình độ, gia cảnh nhưng hơn 20 năm qua, Long luôn tìm cách "nâng" vợ lên. Anh hướng dẫn Yến cách cư xử sao cho trọn vẹn với nhà chồng, cách giao dịch, làm ăn, cách điều phối công ty những lúc anh đi vắng. Trước những sai sót của vợ, Long đều tìm cách biện minh để khỏi phải nặng lời. Anh tâm sự: " Nhiều khi ra đường gặp đối tác đẹp hơn, thông minh hơn và có trình độ hơn vợ mình, tôi cũng ao ước "giá cuộc đời có lệnh undo" nhưng chưa bao giờ tôi cho phép mình làm trái đạo lý". Trước lý giải của chuyên viên: "Đó chính là tình yêu sâu sắc anh dành cho vợ mà chính anh đã không nhận ra", Long lắc đầu vì anh hiểu mình làm tất cả những điều đó bởi trách nhiệm và sĩ diện của mình chứ không hề xuất phát từ tình yêu.
Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn (Ảnh minh họa)
Từng có lần, Long gặp một nhân viên ngân hàng vừa thông minh, giàu nữ tính, vừa hiểu chuyện, luôn đón bắt được suy nghĩ, tâm trạng của anh nên anh như "bị sét đánh". Long nói: " Tôi yêu người đó tha thiết nhưng lại càng thấy mình phải có trách nhiệm với vợ nhiều hơn". Sau một thời gian khổ sở, day dứt, tình yêu trong anh lắng lại nhưng Long lại cảm thấy "không ổn" khi tiếp tục thương vợ bằng nghĩa vụ của một người chồng.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tâm lý, giảng viên Học viện Hành chánh quốc gia phân tích: Yêu thương theo nghĩa vụ là thực trạng khá phổ biến hiện nay ở các gia đình. Đây cũng là quy luật bình thường của đời sống hôn nhân. Theo thời gian, tình yêu lắng dịu dần, phần nhiều người trong cuộc sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm. Thậm chí sự đơn điệu, nhàn nhạt của hôn nhân còn làm tình yêu bay từ chồng/vợ sang bồ/ bạn đồng nghiệp... Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn. Những gia đình có sóng gió và vượt qua được là những gia đình có nhiều cơ hội để tình yêu thăng hoa hơn là những gia đình quá êm ấm, không có sóng gió (sóng gió về kinh tế, về chuyện tình cảm, con cái...).
Dĩ nhiên, không ai muốn có sóng gió để tình yêu thêm bền chặt nên chỉ có giải pháp là mỗi người phải luôn biết tự làm mới lại cuộc hôn nhân của mình. Muốn đam mê nhau cả hai phải thường xuyên đổi mới để thu hút người kia, làm cho người kia luôn thấy mình có nhiều điều cần khám phá. Hãy thể hiện tình yêu bằng cách đáp ứng nhu cầu thực sự của vợ hoặc chồng: nhu cầu tình cảm như âu yếm, quan tâm, khen ngợi, giúp đỡ, kể cả sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý.
Nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân là một thách thức. Vợ chồng cần học cách nhìn điểm tốt của nhau, tôn trọng nhau, làm mới bản thân, làm mới cuộc sống chăn gối... Học cách yêu sau hôn nhân, học cách vì nhau sau hôn nhân khó hơn trước hôn nhân rất nhiều nhưng thành quả của nó cũng rất đáng để mọi người phải cố gắng: sự mặn nồng thực sự của một tình yêu chín muồi và nhiều ràng buộc, nhiều chia sẻ...
Nuôi dưỡng tình yêu từ bạn đời không khó bằng nuôi dưỡng tình yêu trong chính trái tim mình. Đầu tư cho tâm hồn mình luôn tươi mới, tràn đầy năng lượng, vui sống... thì bạn mới có thể nhìn thấy điểm mới, điểm đáng yêu ở bạn đời... để yêu họ nhiều hơn.
Theo 24h