Đàn bà sống ảo để yêu được lâu dài
Kết bạn trên Facebook với N., tôi cứ thầm ghen tị với cuộc hôn nhân hạnh phúc của cô bạn đồng nghiệp. Nhưng khi biết được sự thật, tôi đã không thể ngờ rằng tất cả chỉ là cuộc sống ảo mà N. dựng lên.
Cuộc hôn nhân thì có thật, nhưng hạnh phúc thì không. Vậy sao người ta không “cởi trói” cho nhau?
Để làm gì nhỉ? Tôi cứ tự hỏi mình câu hỏi đó khi biết được cuộc sống thật sự của N. Mà sở dĩ tôi biết ngọn ngành câu chuyện là vì người tình của chồng N. lại là bạn thời sinh viên của tôi.
Tôi và N. làm chung trong một phòng marketing ở Tiền Giang. Chồng của N. thì sống ở Cần Thơ vì anh đang quản lý một công ty gia đình để lại ở đó. Đám cưới của N. tôi chưa vào làm nên không tham dự, nhưng khi nghe kể lại, đó là một trong những đám cưới lớn nhất huyện Cai Lậy của chúng tôi. N. xinh xắn, con nhà khá giả, lấy chồng qua mai mối.
Hai vợ chồng N. có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh. Qua Facebook của N., chúng tôi thường nhìn thấy hình ảnh của một người vợ hạnh phúc vì được chồng quan tâm dù là yêu xa; một người mẹ luôn dành thời gian chăm con, quán xuyến nhà cửa khi chồng đi xa. Với những dòng tâm trạng luôn vui vẻ, lạc quan, ai ai cũng nghĩ rằng vợ chồng N. luôn tin tưởng nhau và mặn nồng như ngày còn son.
Có một lần, khi nhìn hình ảnh một con gấu bông xinh xắn, nụ cười rạng rỡ của N. và dòng tâm sự ngập niềm vui: “Ông xã yêu về thăm, mang gấu về để thay anh ở cạnh vợ…”. Có lẽ tôi sẽ tin và chúc mừng trong thâm tâm cho hạnh phúc của cô bạn đồng nghiệp, nhưng tiếc thay, tôi lại chính mắt nhìn thấy một câu chuyện có thật khác ngay trước mắt, trên bãi biển trăng thanh gió mát… Cô bạn thời sinh viên của tôi đang êm ấm trong vòng tay một người đàn ông lưng dài vai rộng.
Định thần một vài phút vì cảm thấy người ấy quen quá, tôi nhìn tới nhìn lui mấy lần và biết mình không nhìn nhầm, người đàn ông đó chính là chồng của N. Vậy ai là người chồng về thăm vợ với con gấu bông trên Facebook của N.?
Nghe tâm sự của cô bạn, tôi mới biết tất cả những gì N. chia sẻ với cộng đồng mạng, với những người đồng nghiệp-có-thật như chúng tôi đều là một lớp vỏ bọc hạnh phúc mà cô tự tạo nên. (Xin lỗi vì khi đàn bà ngồi lại với nhau thì chẳng có gì để che giấu) nên tôi đã đọc được tin nhắn N. gửi cho chồng (à dĩ nhiên là chồng của N. cho cô bạn tôi xem, và sau đó cô bạn ấy cho tôi xem, để minh hoạ cho cậu chuyện của mình, tôi xin phép được trích lại nhưng không nguyên văn):
“Em có việc về Cần Thơ, em có thể mời anh uống cafe với em ở quán X. được không? Anh đừng lo, em đã đặt phòng khách sạn để ngủ lại, sẽ không về nhà phiền anh đâu!”.
Nếu không nhìn đúng số điện thoại, có lẽ tôi đã không thể tin đó là tin nhắn mà một người vợ gửi cho chồng mình.
Lẽ nào họ chấp nhận làm “người tình trăm năm” của nhau?
Video đang HOT
Những món quà ngập tràn hạnh phúc mà “vợ chồng tặng nhau” trên Facebook của N. đều là những món quà có thật, nhưng dó chính N. mua để… tặng mình. Chồng cô – người tình của bạn tôi 1 tháng mới về nhà thăm con một lần, nhưng chưa bao giờ ngủ lại qua đêm. Còn N. cũng chưa từng tỏ vẻ suy sụp hay đau khổ trong bất kỳ khoảng thời gian nào cả.
Là vì N. cứng rắn, giỏi che đậy nỗi đau của mình hay chính N. cũng cảm thấy với cuộc hôn nhân nửa vời của mình? Tôi thực sự không thể hiểu được. Hạnh phúc ảo lẽ nào có thể nuôi được đời sống tinh thần của một người đàn bà trong nhiều ngày tháng như vậy sao?
Trong khi đó, cô bạn thời sinh viên của tôi, theo tôi, cũng đang chìm trong một mối tình hạnh phúc trong ảo tưởng và tuyệt vọng trong thực tế. Cô và anh ấy yêu nhau từ thời còn học chung trường cấp 3. Những năm tháng sinh viên, bạn tôi tất tả làm thêm, dạy thêm để có tiền cho bạn trai ôn thi vào ngành Y. Nhưng rồi mối tình đầu tan vỡ vì anh ấy không đậu vào trường Y.
Gia đình bắt anh về cưới vợ – một cô gái của đối tác làm ăn – đó chính là N. Cô bạn tôi buồn tủi bỏ quê gạo trắng nước trong lên TP.HCM làm việc. Sau 4 năm anh lấy vợ, cô và anh lại tình cờ chạm mặt nhau, tình cũ níu nhau trở về với những ngày tháng mặn nồng vụng trộm. Nói vậy thôi, chứ thật ra tôi cũng không biết ai đang ở trong thế vụng trộm?! Là đồng nghiệp hay là cô bạn của tôi? Vụng trộm với chính mình trong một ảo tưởng hạnh phúc giả dối đến trắng trợn.
Nếu không hạnh phúc, tại sao vợ chồng N. không chấm dứt cuộc hôn nhân ấy để giải thoát cho nhau? Nếu không thể khẳng định với cả thế giới rằng mình vui thì N. vẫn có thể chọn cách im lặng, còn chồng cô sẽ chọn bạn tôi sau bao năm lạc mất nhau? Và bạn tôi, lẽ nào cô ấy chấp nhận làm người tình trăm năm của một người đàn ông đến suốt cuộc đời này? Tôi đặt ra hàng hà sa số những câu hỏi, nhưng đổi lại vẫn là một câu hỏi cho chính mình:
Có phải tôi không hiểu một tình yêu đích thực và cái nghĩa trong một cuộc hôn nhân?
Tính ra, đâu có ai mưu cầu sự trọn vẹn với một chữ tình! Nhưng tính ra, người ta khác nhau (chứ không hơn nhau) ở sự lựa chọn!
Theo Giadinh.net
Lên Hà Nội thăm con gái bất ngờ thì biết việc làm thêm của con thực ra là...
Ông bố sững sờ khi gã đàn ông kia bảo với con gái mình: "Lại đây chiều anh thêm hiệp nữa đi, vẫn thòm thèm đây này, 2 hiệp đã là gì đâu chứ".
ảnh minh họa
Ngày Thư lên Hà Nội học bố mẹ cô vừa mừng vừa lo. Mừng vì ở miền quê nghèo quanh năm chân lấm tay bùn ấy, đỗ được đại học là 1 kì tích, lo vì ở chốn thị thành sợ con không quen, sợ cám dỗ và ti tỉ điều khác sẽ khiến con sợ hãi.
Nhưng lúc đó Thư vui vẻ trấn an bố mẹ: "Bao người họ lên thành phố họ học được, họ thích nghi thì con cũng sẽ làm được thôi bố mẹ yên tâm". Vậy là cô khăn gói ra đi, thời gian đầu mọi thứ thực sự hơi lạ lẫm với Thư nhưng dần dần cô đã quen.
(Ảnh minh họa)
2 năm đầu với số tiền ít ỏi bố mẹ gửi cho cô không đủ để cô trang trải cuộc sống Thư ở kí túc 1 buổi đi học 1 buổi đi làm thêm. Từ ngày lên thành phố Thư càng thay da đổi thịt nhìn cô ngày 1 trắng trẻo phổng phao hơn. Thư đi làm ở nhà hàng có biết bao người dòm ngó ngỏ ý tán tỉnh. Ban đầu cô còn ngại ngùng nhưng dần dần bị đồng tiền cám dỗ, Thư chấp nhận ngồi vào đùi họ, mớm thức ăn thậm chí còn vuốt ve để khách thích.
Rồi cô bắt đầu biết làm điệu, mua quần áo đẹp lẫn son phấn. Thư chuyển ra khỏi kí túc và thuê phòng riêng để ở, bị cám giỗ bởi đồng tiền Thư càng ngày càng thay đổi. Cô không còn là cô gái ngây thơ non nớt như ngày nào nữa.
Đến năm 3 Thư gọi về bảo bố mẹ không cần gửi tiền lên cho mình nữa. Thấy vậy vài lần bố cô lên xem cô ăn ở học hành thế nào, thấy con gái chăm chỉ đi làm lương lại khá nên bố cũng đỡ lo. Hồi đó Thư bảo với bố:
- Con đi làm ở nhà hàng được hơn 2 năm rồi, anh chị chủ lại quý mến nên tăng lương cho con bố à. 1 tháng con cũng được 3 triệu nên bố mẹ không phải chắt góp gửi tiền cho con nữa đâu. Bố cứ để đó mà lo cho em.
- Nhưng con cũng phải giữ gìn sức khỏe và lo học hành con nhé.
- Dạ con biết rồi bố yên tâm ạ.
Bố cô yên tâm ra về, ông nào biết giờ Thư không còn ngoan hiền như trước vì tiền mà cô bất chấp làm nhiều điều trong đó có cả việc lên giường với trai. Thư trở thành gái gọi cao cấp cho nhà hàng nơi cô làm, thỉnh thoảng khách quen gọi cô đi nhà nghỉ sau giờ làm cô cũng đồng ý.
1 lần thấy tức ngực bố Thư định lên thành phố thăm khám rồi thăm con gái luôn. Nhưng lần này ông cô tình không bao trước để gây bất ngờ cho cô. 6 giờ sáng ông bắt xe ôm đến chỗ cô con gái ở, sợ con đi làm về khuya mệt nên ông ngồi chờ trước cửa để cô ngủ thêm.
Ai dè ngồi được 15 phút thì ông nghe tiếng lục cục trong phòng, bố Thư mừng rỡ vì con gái đã dậy nào ngờ khi đưa tay lên chưa kịp gõ cửa thì ông đã chết sững khi giọng con vang ra:
- 1 nháy 500, 2 nháy 1 triệu, đêm qua anh hành em cả đêm rồi giờ trả tiền đi để em còn đi gặp bạn.
- Từ từ đã, làm nốt 1 nháy nữa anh đưa tiền luôn thể.
- Thôi em mệt rồi để hôm khác, mấy nay đi khách suốt chả còn chút sức nào.
- Tụt cả hứng, thế bao giờ anh lại có thể gọi em phục vụ đây.
- Để 2 hôm nữa đi, vì đợt này em còn bận thi lại, nợ nhiều môn quá rồi.
Mỗi câu nói như 1 nhát dao đâm vào tim người bố già. Ông bủn rủn:
- Trời đất ơi, nó bảo nó đi làm thêm là đi làm cái nghề dơ bẩn này ư??
Ông bắt đầu thấy không thở nổi, ông đập mạnh vào cửa phòng Thư tức tối đi ra:
- Điên à, sáng ra đã đập cửa ầm ầm, ai đấy.
Cô bực dọc mở cửa ra thì chết sững khi thấy bố mình nằm ôm ngực ở cửa:
- Ôi bố, sao bố lại ở đây. Bố bị làm sao thế này, bố ơi.
Cô hốt hoảng nhờ người đưa bố vào viện, chiều đến ông mới tỉnh lại. Nhìn thấy con gái ông cay đắng:
Mày là đứa mất dạy, tao cho mày ăn học để mày hư đốn thế à.
- Bố ơi con sai rồi con xin lỗi. Con không dám nữa đâu, bố bình tĩnh đi kẻo ảnh hưởng sức khỏe. Con xin lỗi bố.
Bố cô khóc, cô cũng khóc. Thư cũng đâu muốn làm cái nghề bẩn thỉu đó nhưng cô đã không gạt bỏ được cám giỗ của đồng tiền và đánh mất mình. Đôi lúc cô tự nhủ giá mà gia đình cô giàu có hơn cô đã không phải làm chuyện đó. Còn bố cô, từ ngay đó ông không còn sống vui vẻ được nữa, ông giận con giận cả chính mình. Tại ông không chu cấp cho con được nhiều tiền nên con bé mới đổ đốn như vậy.
Sinh viên nghèo bây giờ như Thư đâu có ít, nhưng cũng đầy người dù giấy rách vẫn giữ lấy lề đấy thôi. Vậy nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, tất cả là do mình mà thôi, nếu ai đã lạc lối thì tốt nhất nên dừng lại. Đừng để sau này phải ân hận vì lúc đó e là đã quá muộn màng.
Theo blogtamsu
Chồng vào ca đêm, vợ cũng "làm thêm" trong nhà nghỉ Tôi đã sốc khi tận mắt chứng kiến cậu trai đồng hương dìu vợ vào quầy lễ tân đợi nhận phòng. Tôi và Liên phải lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên khi chúng tôi cùng tham gia cuộc thi tay nghề giỏi của công đoàn nhà máy tổ chức. Nhà máy lớn, nhiều công nhân nên đúng dịp này tôi mới biết...