Đàn bà muốn hạnh phúc thì đừng quá ôm đồm việc vào mình
Trong hôn nhân bất kỳ người phụ nữ nào cũng thường mơ mộng mình sẽ cưới được tấm chồng yêu thương, chiều chuộng mình hết mực.
Anh ta sẽ cùng chia sẻ việc nhà, nói những lời ngọt ngào, tình cảm mỗi ngày với mình. Thế nhưng lúc đặt chân vào hôn nhân thì phụ nữ nhận ra nó không chỉ có màu hồng mà còn màu xám xịt..
Đúng là sau khi cưới đàn ông thường lười biếng, vô tâm hơn. Nhưng nguyên nhân là bởi phụ nữ, lý do là nếu một người vợ mà cứ suốt ngày chỉ chăm chăm lo cơm bưng, nước rót cho chồng thì sớm muộn gì cũng làm hư anh ta. Bản thân cũng sẽ người vợ có ngày ân hận tới rơi nước mắt.
Phụ nữ làm việc gì cũng cố gắng một mình làm cho xong thì bảo sao chồng lại không ỷ lại hết vào bạn. Cứ đi đâu có vài ngày là bạn phải lên kế hoạch chuẩn bị từ nửa tháng trước. Nào là mua đồ ăn tích trữ, tìm chỗ gửi con cái….Tất cả đều chuẩn bị từ nhỏ đến lớn rồi mới an tâm đi.
(ảnh minh họa)
Lần nào mà đi gấp không chuẩn bị được là y rằng lần đó chuông điện thoại kêu liên tục, có muốn đi đâu làm gì cũng không yên thân.
Có nhiều ông chồng vợ đi công tác hay là về ngoại có công việc là y như rằng lúc nào chồng gọi điện: Giấy vệ sinh em để đâu? Đồ ăn của con ở chỗ nào? Cho con uống bao nhiêu sữa…?
Bất kể vợ có đi làm hay đi dự tiệc của công ty thì chồng cũng không bao giờ để cho vợ yên thân. Cứ gọi điện hết hỏi cái này lại tới cái khác. Nhiều người vợ làm những việc này vì quá thương chồng con. Vậy nên vô tình nhồi vào đầu anh cái suy nghĩ hầu hạ chồng con là trách nhiệm của phụ nữ.
Phụ nữ có nhận ra sai lầm của bản thân là lúc nào nghĩ nếu nhờ vả chồng thì chồng làm chậm, làm không sạch nên bạn ôm hết việc vào người không?. Tuy vậy nhưng phụ nữ mà tham công tiếc việc, để chồng chỉ việc ngồi chơi thì sớm muộn cũng chuốc khổ vào thân.
Phụ nữ hiện tại bây giờ chẳng ai chăm sóc chồng như ngày xữa nữa. Thay vì họ cung phụng chồng thì bây giờ nên biết đòi hỏi chồng phải “cung phụng” lại mình. Nếu trong hôn nhân người chồng có thể giúp đỡ vợ thì tình cảm sẽ mặn nồng hơn, gắn bó hơn. Theo đó vợ có thời gian nghỉ ngơi làm đẹp nhiều hơn, sẽ xinh hơn và đảm bảo chồng sẽ yêu vợ nhiều hơn.
(ảnh minh họa)
Phụ nữ có chồng giúp đỡ việc nhà thì cũng thoải mái hơn. Phụ nữ nên chăm chỉ đi làm đẹp, tạo nhiều mối quan hệ bạn bè hơn, một ngày không dành quá 2 tiếng cho việc bếp núc. Hãy thường xuyên mở lời với chồng để nhờ những việc nhỏ nhặt. Một việc nữa tưởng nhỏ cũng quan trọng không kém đó là phụ nữ hiện đại nói ít làm nhiều. Họ không biết, nói dài nói dai thành nói dại, nói ít sẽ thông minh hơn. Nói nhiều các ông chồng nghe xong cũng thấy chán nản, mệt mỏi. Nên cư xử khôn ngoan để không trở thành con nhím xù lông đáng sợ trong nhà.
Phụ nữ ạ, dù yêu chồng đến mấy chúng ta cũng không nên đặt trọn niềm tin vào họ. Hãy cảm nhận những gì chồng làm cho mình, đừng nghe những lời hứa suông của anh ta làm gì cả. Dù ở hoàn cảnh nào bạn hãy trở thành người phụ nữ độc lập, tỉnh táo và bản lĩnh.
Video đang HOT
8 điều mọi cặp vợ chồng nên làm để có hôn nhân vững bền
Về chung một mái nhà là quyết định có thể khiến các cặp đôi hạnh phúc hơn hoặc là rạn nứt.
Dành mọi thời gian bên nhau có thể làm tình cảm gắn bó hơn, nhưng cũng có thể khiến cả hai nhận ra mọi khuyết điểm của nhau.
Đưới dây là những điều các cặp đôi nên làm để có cuộc sống hạnh phúc, bình yên bên nhau.
1. Thống nhất về các nguyên tắc, lịch trình
Đầu tiên hãy lên lịch làm việc, nghỉ ngơi, thời gian cá nhân để thỏa hiện và đặt các nguyên tắc khi sống chung.
Theo một cuộc khảo sát, những thói quen xấu trong nhà vệ sinh cũng có thể dẫn đến chia tay.
Do đó nếu không muốn mối quan hệ rạn nứt, bạn cần thống nhất mọi nguyên tắc, kể cả khi dùng nhà vệ sinh.
Ai là người được ưu tiên dùng nhà vệ sinh trước vào buổi sáng? Bệ ngồi toilet nên đặt xuống hay lật lên.
Những vấn đề như vậy tưởng nhỏ song cần có sự trao đổi để sống chung hòa hợp.
2. Chia sẻ việc nhà
Một khảo sát trên những người đã kết hôn ghi nhận rằng 56% số đó tin rằng chia sẻ công việc nhà là rất quan trọng để có một cuộc hôn nhân thành công. Điều này cũng áp dụng cho các cặp đôi sống chung nhưng chưa kết hôn.
Mỗi cặp đôi có thể phân chia nhiệm vụ khác nhau tùy vào khả năng và lịch trình công việc của họ.
Họ cũng có thể cùng nhau làm một số việc nhà như một cách để gắn kết với nhau hơn.
3. Nói chuyện về tiền bạc
Cũng như việc nhà, chi tiêu trong gia đình nên là trách nhiệm chung của hai vợ chồng.
Vợ chồng cần thảo luận cách phân chia hóa đơn tùy vào mức lương mỗi người. Cả hai cũng cần trao đổi về những khoản nợ tồn đọng và mục tiêu tài chính của mình.
Vợ chồng cần trung thực về tiền bạc để tránh mất niềm tin với nhau. Cả hai nên thường xuyên cùng ngồi lại xem xét các khoản chi tiêu và kế hoạch tiết kiệm.
4. Học cách đối phó với những thói quen xấu của nhau
Khi các cặp vợ chồng bắt đầu sống chung, đó là lúc họ nhận ra những thói quen kỳ quặc và khó chịu của nhau, ví dụ như để tất bẩn trên sàn, ngáy quá to, hay lề mề,...
Một cách để các cặp đôi tránh làm nhau phát điên là tìm cách giải quyết những thói quen khó chịu này.
Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Daphne de Marneffe khuyên bạn nên đánh giá xem liệu các thói quen xấu đó có thể dễ dàng cho qua không hay là vấn đề nghiêm trọng cần được thảo luận.
5. Có những thói quen chung
Một bài báo từ Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng nói rằng những cặp đôi thực hiện các thói quen chung sẽ trải qua "những cảm xúc tích cực hơn và hài lòng hơn trong mối quan hệ".
Cả hai có thể cùng nhau tập thể dục, ngồi xem phim hay cùng ca hát,...
6. Dành thời gian ở một mình
Sống chung không có nghĩa là hai vợ chồng phải dành tất cả thời gian bên nhau. Có những khoảng thời gian ở một mình cũng sẽ có lợi cho mối quan hệ.
Ở một mình cho phép chúng ta suy ngẫm lại nhiều việc, trong đó có chính mình, và giúp chúng ta trở thành người tốt hơn dành cho nhau.
7. Có quy tắc cơ bản dành cho khách đến chơi nhà
Mỗi cặp đôi có mức độ thoải mái khác nhau đối với gia đình và bạn bè của nhau, do đó vợ chồng cần đặt các quy tắc cơ bản dành cho khách.
Cả hai cần thống nhất những ai có thể đến chơi nhà, thời gian lý tưởng là khi nào và khách có thể ở lại bao lâu.
Hãy thảo luận về việc tiếp đãi khách trước khi họ đến, ví dụ kế hoạch cho bữa ăn, các hoạt động bất ngờ. Điều này giúp tránh tranh cãi và lo âu trong khi có khách đến chơi.
8. Cố gắng giải quyết mâu thuẫn, nhưng không nhất thiết phải trước khi đi ngủ
Các cặp vợ chồng có thể biến ngôi nhà của họ thành một không gian an toàn về mặt tình cảm bằng cách tạo ra một môi trường tích cực và giải quyết mọi xung đột.
Theo Tiến sĩ tâm lý học xã hội Amie M. Gordon, lời khuyên "Đừng bao giờ ôm tức giận đi ngủ" đã lỗi thời.
Người đang căng thẳng và kiệt sức dễ phản ứng tiêu cực hơn.
Gordon khuyên bạn nên tạm dừng và đi ngủ nếu cần.
Xung đột sẽ được xử lý tốt hơn khi cả hai người ở trong trạng thái tốt nhất.
Làm sao để tránh mâu thuẫn khi ở nhà nhiều? Quá nhiều thời gian ở cạnh nhau trong mùa Covid-19 này có thể là nguyên nhân làm các cặp vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Nhưng nếu biết cách, cả hai sẽ biến khoảng thời gian này là chuỗi ngày ý nghĩa bên nhau. Cùng nhau chia sẻ việc nhà Việc nhà nhiều dễ nảy sinh tâm lý khó chịu cho phụ nữ....