Đàn bà ly hôn: Tham tiền thì có gì sai?
Đàn bà khi biết mình không thể giúp chồng quay đầu, vô vọng khi tìm đường để gia đình hàn gắn, họ chỉ còn có thể tìm cách bảo vệ mình và con. Và với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền.
Tôi nghe về vụ ly hôn nghìn tỷ mà thấy người ta cứ đổ dồn chỉ trích về người phụ nữ đứng trước cánh cửa ly hôn. Dù chẳng biết ai đúng ai sai, gia đình họ đã có những chuyện gì nhưng nếu chỉ nhìn thấy cô ấy cố giành lấy tiền hay quyền đấy mà nói đàn bà khi ly hôn tham tiền thì cũng có gì không được?
Đàn bà một khi lấy chồng, chỉ cần chồng cho họ một, họ sẽ cho lại chồng gấp trăm gấp ngàn. Chồng cho họ nụ cười, họ sẽ cho chồng mùi vị gia đình đầm ấm. Chồng cho họ an tâm, họ sẽ là hậu phương vững chắc cho chồng. Đàn bà luôn muốn nhân lên những gì tốt đẹp chồng đã cho họ. Yêu thương, hy sinh hay tận tụy cũng bằng lòng cho hết không chừa. Nhưng nếu có một ngày họ thấy chồng không còn xứng đáng để họ yêu thương, hay tình nghĩa đã cạn cùng không thể cứu vớt thì đàn bà sẽ chỉ nghĩ cho bản thân và con.
Nếu có một ngày họ thấy chồng không còn xứng đáng để họ yêu thương thì đàn bà sẽ chỉ nghĩ cho bản thân và con – Ảnh minh họa: Internet
Bởi đằng sau một gia đình đổ vỡ, một người đàn ông không hướng về vợ con chính là sự bấp bênh cả đời của những người vợ, những đứa con chưa kịp lớn. Đàn bà khi biết mình không thể giúp chồng quay đầu, vô vọng khi tìm đường để gia đình hàn gắn, họ chỉ còn có thể tìm cách bảo vệ mình và con. Và với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền.
Mang tiếng là tham lam khi chia chác tài sản thì sao, nếu đàn bà giành được chút công sức mình đã bỏ ra vì chồng. Mang tiếng là thực dụng thì sao, nếu đàn bà giành cho con chút tài sản sau này. Vì suy cho cùng, khi một gia đình tan đàn xẻ nghé, phụ nữ và những đứa trẻ luôn chịu nhiều tổn thương nhất. Họ tham lam một chút để bảo vệ mình khi mất điểm tựa thì sao, họ muốn tự bảo vệ mình trước biến cố gia đình thì có gì sai?
Huống hồ, đó là tài sản, góp nhặt công sức, thậm chí là nước mắt của đàn bà bao năm. Đàn bà có gì sai nếu giành lại những gì từng là của mình để cho bản thân và con cái? Hay đàn bà có gì sai khi không muốn tài sản phân tán thuộc về tay người khác mà không phải là con mình?
Với đàn bà lúc ấy, không có thứ gì quyền lực và an toàn hơn đồng tiền – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Đàn bà, nếu đàn ông muốn họ là một thiên thần, họ chắc chắn sẽ là một thiên thần đẹp đẽ và dịu dàng nhất, thậm chí là lá bùa hộ mệnh cho đàn ông suốt đời. Còn nếu đàn ông khiến họ trở thành một ác quỷ, thì cũng đừng trách họ tàn nhẫn hay đáng sợ, khi họ chỉ đang cố bảo vệ mình sau những tổn thương đàn ông gây ra. Đàn ông cạn tình thì cũng đừng nên trách đàn bà cạn nghĩa.
Tôi từng nghe cô bạn bảo rằng: “Đàn bà bây giờ muốn yên thân thì trước khi lấy chồng nhất định phải có bản hợp đồng hôn nhân đi. Tiền của anh thế nào, tiền của tôi thế nào, chia tay rồi anh bao nhiêu tôi bao nhiêu cho chắc. Ai nói mình tham thì kệ, chứ bị vứt ra đường, một tay ôm con, một tay lau nước mắt, trong túi lại không có tiền thì có phải là sống dở chết dở không?”.
“Ai nói mình tham thì kệ, chứ bị vứt ra đường, một tay ôm con, một tay lau nước mắt, trong túi lại không có tiền thì có phải là sống dở chết dở không?” – Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghe qua thì cũng gật gù đấy, vì biết đâu đó là suy nghĩ của một người phụ nữ yêu người là hết lòng, mà thương mình cũng phải đủ đầy. Vì chồng đâu phải là thứ tài sản duy nhất và chắc chắn thuộc về mình. Đã thế thì nhất định cái gì là của mình thì phải giành tới cùng, cái gì là của con thì không được bỏ qua. Tham cũng được, mưu mô cũng được, nếu đàn bà chỉ đang bảo vệ chính mình và con sau những vất vả và thua thiệt. Thế thì, cũng không quá đáng đó chứ, phải không?
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Theo phunuvagiadinh.vn
Khi 2 cái tôi quá lớn, hôn nhân đã tàn và lòng người đã khác...
Cái lạ đời của người đàn ông là họ luôn ảo tưởng vào độ 'tử tế' của bản thân mình mà quên đi giọt nước mắt trong bóng tối của những người phụ nữ - người mà họ gọi là vợ.
Trong cái sức nóng từ vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng cà phê Trung Nguyên, người ta cứ ngỡ như đang được xem một bộ phim Ấn Độ, nội dung gay cấn thật nhưng tình tiết cứ dai dẳng, lê thê, chẳng biết bao giờ mới có hồi kết.
Người trong cuộc thì căng thẳng là thế, vậy mà dân tình lại cứ đùa nhau: Cùng là tỷ phú, cùng ly hôn mà Jeff Bezos bỏ vợ tốc độ như cách mà Amazon giao hàng, còn "ông vua cafe" của chúng ta lại giải quyết ly hôn chả khác nào quá trình chảy của những giọt cafe. Nếu vợ của ông trùm Amazon chưa 1 lần lên tiếng về việc vợ chồng họ tan đàn xẻ nghé thì bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại đấu tranh suốt 4 năm để "đòi công bằng cho mình và các con".
Chẳng biết ai đúng, ai sai, ai là người "không có lỗi", ai là người "cần sám hối" nhưng quả thật, ông Vũ, bà Thảo đang "rất thành công" trong việc mang chuyện nhà mình sánh tầm tiếng tăm với thương hiệu mà họ đang tạo dựng.
"Vua cà phê" Trung Nguyên nhất quyết không muốn hàn gắn với vợ.
Người ta bảo ông Vũ là người có tâm, rằng ông gay gắt với người mình từng đầu gối tay ấp chỉ vì đang cố bảo vệ những tâm huyết của mình chứ ông không hề màng đến tiền bạc như ông vẫn nói; rằng cái 70% cổ phần ông muốn giữ lại kia chỉ là giữ cái "linh hồn" cho Trung Nguyên. Nhưng hành động mà ông làm khiến bao người phải đặt câu hỏi, đó là sự "vô trách nhiệm" của mình. Xét về gây dựng sự nghiệp, có thể ông là người xuất chúng, nhưng trên phương diện người đàn ông của gia đình, tôi xin phép mạo muội cho ông 0 điểm.
Nguyên cái việc ông lên núi, ông bỏ lại tất cả những "phiền muộn, bon chen, tham lam, sân si" của "loài người" để đến 1 nơi thanh tịnh, các con không được nhìn thấy mặt bố dù bố chúng nó còn sống khỏe mạnh đã là điều khó mà thông cảm được. Đã vậy, đến ngày hôm nay, đứng trước tòa ông lại điềm nhiên nói rằng "nuôi con 3 năm không tăng cân nào" làm tôi lại nhớ đến những câu chuyện của các mẹ bỉm sữa trong "truyền thuyết". Cũng giống như kiểu các chị ấy vẫn than vãn: "Suốt ngày nhà chồng em, chồng em bảo em không biết nuôi con, con không tăng cân, chỉ ở nhà chăm con mà cũng không xong". Thật nực cười khi còn rất nhiều người không phân biệt được nuôi con khác xa với việc nuôi những thứ khác.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo căng thẳng trong phiên tòa
Có người gọi đó là câu nói thể hiện sự quan tâm đến các con của ông Vũ, tức là ông ấy biết rõ tình trạng cân nặng của con mình suốt 3 năm. Nhưng tôi lại thấy phảng phất sự vô tâm, sự gia trưởng trong cái cách áp đặt suy nghĩ của người chồng lên vợ mình. Nó có khác nào 1 sự vỗ mặt: "Cô nhìn thấy chưa, cô chăm con còn không nên hồn mà đòi kể công à!". Cái lạ đời của người đàn ông là họ luôn ảo tưởng vào độ "tử tế" của bản thân mình mà quên đi những giọt nước mắt trong bóng tối của những người phụ nữ - người mà họ gọi là vợ.
Nhìn những bức ảnh hạnh phúc của gia đình họ trước kia, những khoảnh khắc ông Vũ nhìn vợ với ánh mắt có gì đó oán hận, ngao ngán, khinh bỉ hôm nay, người ta thấy sao mà chua chát quá. Có thể ông ấy không phản bội vợ như cách mà bà Thảo đã nói, nhưng cái lý tưởng của họ đã hoàn toàn khác biệt nhau, mà khi vợ chồng đã không cùng chung suy nghĩ, tư tưởng sống thì mãi mãi chỉ là 2 thái cực đối lập.
Những câu ông Vũ nói trong phiên tòa "thấm" thật sự, nó đậm chất đạo lý và rất tình người như thể con người ông không bao giờ có thể đứng ngang hàng với những "sân si" của bà Thảo. Nhưng rốt cuộc, cái thứ mà ông nói là nghĩ cho các con trong khi suốt 6 năm ông bỏ bê gia đình, thử hỏi nếu bà Thảo cũng như chồng dạo đó, cũng đi lên núi thì các con sẽ ra sao?
Tuy nhiên, cũng có nhiều người lên án bà Thảo, nói rằng bà đã quá tham lam, bà mưu mô, muốn chiếm chọn tài sản vốn không phải của mình. Người ta bảo những giọt nước mắt của bà là diễn, sự thiện chí muốn chồng quay trở về là giả tạo. Nhưng không ai nhận ra, sự kiên quyết của bà Thảo chính là yếu tố mà phụ nữ gặp đổ vỡ hôn nhân đang thiếu trầm trọng.
"Cuộc chiến" không có hồi kết.
Ở đây tôi không bình luận gì về việc bà Thảo đúng hay sai vì tôi cũng chỉ là 1 trong những người ngoài cuộc. Nhưng cái điều cần bàn đến là cách phụ nữ đối mặt với ly hôn. Thực ra, bản chất người phụ nữ chẳng bao giờ là xấu nếu họ không bị thời gian tôi luyện. Từ 1 cô gái ngoan hiền, ngây thơ, coi người mình yêu là trời biển, sau hôn nhân họ bỗng trở thành 1 bà vợ già kĩ tính, suốt ngày càm ràm và liên hồi giục nhắc chồng phải thế nọ, thế kia. Từ 1 cô gái chỉ biết làm cho mình thật xinh đẹp, đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè, sau hôn nhân "biến hình" ngay thành người phụ nữ "siêu nhân", 1 tay gánh vác cả thế giới: hậu phương cho chồng, chăm con, đối nội, đối ngoại... Rồi từ 1 cô gái luôn suy nghĩ đơn thuần, sau hôn nhân trở thành người đàn bà nhiều toan tính, toan làm chồng thành đạt hơn, toan chiều lòng nhà chồng, toan giữ chồng sao cho chặt để mấy em xinh tươi ngoài kia không có cửa đụng vào.
Người xưa có câu "phụ nữ chung tình" và phải có những bấp bênh khiến họ không có lối thoát, mất niềm tin vào người đàn ông họ từng thương yêu mới khiến họ thành "khác quá". Ngoan hay hư cũng bởi chồng, tin tưởng hay đề phòng cũng xuất phát từ chồng, có "tham", có tính toán cũng do mất niềm tin vào chồng mà thôi. Hành động khi mất niềm tin khi đã tuyệt vọng không phải là tráo trở hay 1 hành động đáng để các anh hoảng hốt, coi khinh, mà đó là sự tự bảo vệ chính mình được tôi luyện qua nhiều biến cố, trải qua bao trầm luân để cố giữ mình vững vàng giữa bão tố cuộc đời. Đây
Đứng dưới góc độ là một người vợ như bà Thảo, thử hỏi ông Vũ không có những hành động khác người, vẫn là ông Vũ của ngày xưa thì cuộc hôn nhân của họ đã không như thế. Câu chuyện của họ khiến nhiều người nuối tiếc nhất vẫn là việc họ dành cả thanh xuân để vượt nghèo, vượt khó, để được hạnh phúc trong giàu sang, nhưng rồi đến khi hiển vinh họ lại quên mất cái thanh xuân đó từng tươi đẹp như nào, cái giá phải trả của ngày hôm nay nó trông gai đến thế nào.
Nhưng đừng nói giàu để làm gì khi có tiền rồi lại mang nhau ra tòa "vạch áo cho người xem lưng" như vợ chồng cà phê Trung Nguyên nhé! Đồng tiền không có lỗi, đồng tiền là thứ vô tri, chẳng qua là do con người đang dùng đồng tiền để bao biện cho những ích kỉ của bản thân mình.
Thôi thì phân xử thế nào cũng là việc của người ta, nhà mình là cứ phải vợ chồng hòa thuận, cả nhà thương nhau cái đã, sản sinh vật chất để nuôi dưỡng tình cảm, dùng tình cảm làm động lực tạo ra vật chất. Xây dựng, gìn giữ và trân trọng những gì mình cùng nhau cố gắng có được, cho nhau tâm thanh thản, lòng an yên, ấy mới là "đắc đạo".
-Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Theo phunuvagaidinh.vn
'Chẳng có cuộc ly hôn nào mà khiến cả 2 đều thấy hài lòng vì đơn giản cùng có mặt ở đây đã là cả 1 sự đau lòng rồi' "Mỗi người hiểu đối phương theo 1 kiểu và không ai chịu lắng nghe ai thì bảo sao chả có cuộc ly hôn mang phong cách "cô dâu 8 tuổi này"", anh D đưa ra quan điểm. Giữa vụ ly hôn hot hơn cả chuyện showbiz của "vua cà phê" Trung Nguyên, dân tình lại được phen bộc lộ hết quan điểm. Những...