Đàn bà ly hôn bởi vì người chồng không hề trân trọng
Sự cô đơn và cô độc trong hôn nhân là con đường ngắn nhất dẫn dắt đàn bà ly hôn. Khi không được trân trọng thì đàn bà sẽ rời bỏ người chồng mình đã từng rất thương yêu!
Khi một người đàn bà ly hôn, chủ động lên tiếng đòi bỏ chồng thì lập tức thiên hạ sẽ ý kiến và chê bai. Nhiều người vẫn còn có những tư tưởng cũ kĩ rằng: “Đàn ông bỏ vợ chứ đàn bà ai lại đi bỏ chồng”.
Người ta vẫn thường hay khuyên phụ nữ rằng: “Đàn ông ai chẳng có lúc này lúc khác, đàn bà bỏ chồng là dại dột lắm”. Đôi khi ngẫm lại cuộc đời nhiều lúc trái khoáy, người chồng có tử tế, có thương yêu hay không thì chính người đàn bà là người hiểu rõ nhất chứ đâu phải thiên hạ ngoài kia.
Chồng có tử tế, có tốt không thì không ai rõ bằng người vợ – Ảnh minh họa: Internet
Nhìn cuộc hôn nhân không hạnh phúc người ta thường xét đoán theo cảm tính, dễ dàng kết luận tội lỗi của một người. Họ cũng nhìn bề ngoài mà đoán non đoán già. Khi một người phụ nữ trở nên im lặng, sống vô tâm, chẳng còn thiết tha nhà cửa thì thiên hạ liền cho rằng phụ nữ chẳng biết giữ hạnh phúc, chẳng biết vun vén gia đình. Nhưng có biết đâu rằng, trong cuộc hôn nhân ấy người phụ nữ đã nếm trải và chịu đựng những gì. Đàn bà không dễ dàng vì một vài nỗi buồn, vài hành động vô tâm đã vội nghĩ đến chuyện ly hôn. Họ cũng không dễ dàng gì quay lưng với cuộc hôn nhân mà mình dốc tâm dốc sức vun đắp.
Video đang HOT
Cảm giác có chồng mà như không, có chồng mà vẫn thấy cô đơn với đàn bà rất khủng khiếp. Trong cuộc hôn nhân này, đàn bà vĩnh viễn đứng sau cuộc đời chồng. Đứng sau công việc, bạn bè, thiên hạ ngoài kia… Người vợ hiểu rằng, bản thân mình bị coi rẻ trong mối quan hệ này. Đàn bà đã biểu hiện sự chán chường, cô độc, sự khổ tâm của mình cho chồng thấy bằng những giọt nước mắt, bằng những lời than vãn và cả khuyên nhủ. Nhưng đàn ông tệ bạc, mấy ai xem nặng những khổ tâm ấy?
Cảm giác có chồng mà như không với phụ nữ rất khủng khiếp – Ảnh minh họa: Internet
Tình cảm của phụ nữ giống như những viên pin, chậm rãi tiêu hao vì những vô tâm, tệ bạc. Và một ngày sẽ cạn kiệt tình cảm, cạn kiệt tin yêu. Đàn bà khóc chồng, gào chồng không được thì sẽ dần dần chọn cách buông tay. Họ trở nên vô tâm, bất cần. Khi đàn bà chọn cách rời bỏ là lúc đó đã bất lực với cuộc hôn nhân của mình. Khi không được trân trọng, tình cảm dù bao nhiêu năm, dù đã từng quan trọng thế nào thì đàn bà cũng không còn cần nữa.
Sự cô đơn và cô độc trong hôn nhân là con đường ngắn nhất dẫn dắt đàn bà đến với ý định ly hôn. Với phụ nữ, tiền bạc hay vật chất cũng đều không quan trọng bằng một người chồng có tâm. Điều đàn bà cần chính là những sự quan tâm nhỏ nhặt khi ốm đau, mỏi mệt. Là ánh mắt lo âu khi đàn bà trở dạ sinh con, là sự sẻ chia những giai đoạn khó khăn nhất trong đời. Là một cái nắm tay, là cảm giác cuộc đời ra sao vẫn có người bên cạnh… Nhưng bao nhiêu người chồng cho đàn bà được cảm giác bình yên đó?
Một khi nhận ra mình không được trân trọng thì đàn bà sẽ rời đi – Ảnh minh họa: Internet
Khi một người đàn bà đặt bút kí vào lá đơn ly hôn thì họ đã cạn kiệt sức lực và tình yêu rồi. Cố gắng họ cũng đã làm, khóc lóc hay khuyên nhủ họ cũng đã cố. Thế nhưng trái tim đàn ông cứ như sỏi đá thì đàn bà còn cách nào để lựa chọn? Hay là phải cắn răng chịu đựng, phải nhẫn nhịn suốt đời để đẹp lòng thiên hạ? Khi không được trân trọng thì đàn bà sẽ rời bỏ đàn ông!
Thương cơm chồng nấu
Không thể khẳng định, đàn ông không vào bếp là không thương vợ, nhưng có thể nghĩ rằng đàn ông đứng bếp hẳn phải thương vợ lắm.
Bạn kể, lần đầu về nhà chồng đã ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh cha chồng, anh chồng xắn tay nấu ăn. Ăn xong chồng bạn đi rửa chén. Mẹ chồng còn khều bạn tới ngồi ăn trái cây. Bạn áy náy bởi chưa quen với khung cảnh này. Ở nhà, mẹ và chị em bạn làm tất thảy, cha và anh trai không làm gì. Dịp nào mấy mẹ con đi đâu xa thì hai cha con ở nhà xác định trường kỳ mì tôm hoặc cơm quán.
Mới hay, bởi thói quen của mỗi gia đình, mà nhiều người đàn ông lớn tướng không thể nấu nổi nồi cơm hay chiên trứng, luộc rau. Lớn lên trong ngôi nhà mà cha mình từng lúi húi trong bếp, hẳn nhiên cậu trai đó sẽ tự khắc biết chia sẻ việc nhà cho mẹ, cho chị em gái và sau này là cho vợ mình. Đôi ba bà mẹ đấm ngực tức anh ách bởi thằng con trai lúc ở nhà chưa đụng tay vào việc gì, tới hồi lập gia đình thì lao vô bếp nấu cơm cho vợ. Ơ hay, tại ở nhà, mẹ đâu để anh có cơ hội thể hiện, còn người vợ bây giờ thì sẵn sàng đứng bên bày vẽ, động viên.
Đôi người bên nhau dài lâu nhưng chưa bao giờ được tận hưởng một bữa cơm trọn vẹn do bạn đời mình nấu. Và dĩ nhiên ngược lại, nhiều nhà, đàn ông lo toàn bộ việc bếp núc. Trong một cuộc hôn nhân, lắm khi người này đổi vai cho người kia. Chẳng nên lấy công thức ra để so đo tính toán cho bất cứ một tình yêu hay cuộc hôn nhân nào. Thói quen của nhiều người là hay lấy bản thân mình ra làm chuẩn mực, mặc định thế này là đúng, ngược lại là sai. Nên trong mắt đám đông, người chồng nấu cơm là do anh ấy gây lỗi lầm gì đó, hoặc là nhà đó vợ nấu dở tệ, hay suy nghĩ gã đàn ông đứng bếp kia thường chi li tiểu tiết hệt đàn bà...
Có lần, chị chụp tấm hình bữa cơm chồng nấu rồi tiện tay đăng lên mạng. Bao nhiêu người trầm trồ xuýt xoa, lẫn trong những lời khen thiệt tình vẫn thấp thoáng mùi đố kỵ của các chị em. Đàn bà thường vậy, dư dả ghen tị và dành nhiều ganh ghét cho nhau. Thực sự, đàn ông rất giỏi giang, dù lĩnh vực nào, họ nhúng tay vào cũng chẳng kém cạnh, thậm chí còn hơn hẳn chị em. Cảm giác nêm nếm một món ăn cũng vừa miệng bởi sự logic chứ không cảm xúc vụn như đàn bà.
Tôi vẫn nhớ món ngon trong ký ức tuổi thơ là món do cha nấu. Hồi đó, mẹ sinh em bé, một tay cha lo việc nhà và chăm con nhỏ. Sớm ra, cha xách giỏ đi chợ rồi về hì hụi chuẩn bị cơm nước. Món đậu phụ rim đường cháy cạnh khiến chị em tôi thích thú, ngày nào cũng yêu cầu cha nấu. Hồi ấy, nấu cơm bếp trấu, mùa hè đứng trong bếp nóng nực vô cùng. Cha không phải là người rảnh rỗi, càng không phải mẫu đàn ông đam mê bếp núc, nhưng tình thế bắt buộc chẳng thể nhờ vả trông cậy ai. Nhiều người đàn ông như thế, dẫu chẳng đam mê thích thú gì, nhưng sẵn sàng vào bếp khi vợ ốm đau, vợ sinh em bé. Ấy là sự thương yêu đầy trách nhiệm, sự chịu khó mà không hề khó chịu.
Nghĩ về mỗi bữa cơm chồng nấu, với tôi là yêu thương đong đầy. Hình dung người đàn ông mặc quần đùi, cởi trần lúi húi cắt thịt, nhặt rau rồi cắm cúi chiên xào khiến căn bếp thơm lừng ấm cúng. Anh còn tỉ mẩn bày biện đồ ăn đẹp đẽ vì biết vợ ưa chụp hình. Những người đàn ông ấy bây giờ không hiếm, có người từ khi cưới vợ về, luôn cố gắng sắp xếp để đảm đương việc cơm nước cho vợ. Sẵn sàng bỏ qua những bất tiện, những dè bỉu chẳng mấy hay ho, miễn là có bữa cơm ngon cho gia đình.
Chồng tôi hay nói, nấu cơm ra trước hết cũng là mình ăn, sao nhiều người lăn tăn chi cho mệt. Phận đàn bà, thường chú ý tủn mủn, dễ bề cảm động bởi vài điều nhỏ nhặt mà bạn đời mang lại, nên cứ ngó dáng chồng hí hoáy trong bếp là lúc tôi thấy anh quyến rũ và lãng mạn nhất.
Không thể khẳng định, đàn ông không vào bếp là không thương vợ, nhưng có thể nghĩ rằng đàn ông đứng bếp hẳn phải thương vợ lắm. Người còn so việc này của đàn ông, việc kia của đàn bà rồi ung dung xem điện thoại khi vợ cô đơn dưới bếp thì đâu yêu thương chi mấy. Yêu thương là không nề hà, yêu thương là không chấp nhặt từ việc sửa soạn một bữa cơm trong tiếng lao xao nói cười.
Yên lành trong một ngôi nhà đôi khi chẳng cần thể hiện qua lời nói hay câu chuyện để tỏ bày cho người đời hay biết. Chừng nào cơn xúc động về bữa cơm bạn đời chuẩn bị còn âm ỉ, chứ không phải đã quen để thấy tẻ nhạt hay quá đỗi bình thường, khi đó hạnh phúc còn hiện diện, đủ đầy và thơm tho.
Chuyện ở nhà bận rộn của cô vợ có chồng làm đầu bếp: Bữa sáng được phục vụ tận giường lại còn bày trò hay ho cho cả gia đình Loan chia sẻ: "Đây như một dịp 'ngàn năm có một' vậy, mọi người bên nhau cả ngày. Con gái còn nhỏ nên hai vợ chồng cùng con cứ chơi đuổi bắt, trốn tìm, hò hét, múa hát... mệt lại cùng nhau chơi đồ hàng, đất nặn". Những chuyện tình bắt đầu từ giảng đường đại học có những sự thu hút rất...