Đàn bà không cần đàn ông là đàn bà dại
Không riêng gì các cô gái, lướt Facebook, lướt vài trang báo, tôi bắt gặp nhiều tuyên ngôn na ná với giọng điệu tự tin: ‘Iên quyết không cần đàn ôn’. Không cần đàn ông, phải chăng đang là trào lưu đang nổi?
Sáng nay, cô bạn của tôi quăng lên facebook một dòng status: “Phụ nữ hiện đại không cần đàn ông vẫn có thể hạnh phúc”. Tuyên ngôn ấy của cô nhận được nhiều hưởng ứng, từ những cô gái độc thân cho đến những người phụ nữ đã có gia đình, thậm chí cả những cô gái đã có đôi có cặp nhưng đang giận người yêu hoặc những người phụ nữ đang sẵn chán chồng. Chẳng riêng gì cô, lướt facebook, lướt vài trang báo, tôi bắt gặp nhiều tuyên ngôn na ná với giọng điệu tự tin chẳng kém. Không cần đàn ông, phải chăng đang là trào lưu đang nổi?
Hạnh phúc hay không hạnh phúc, tôi chẳng bàn tới, nhưng phụ nữ không cần đàn ông thì rõ ràng là… dại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tạo hóa sinh ra hai giới: đàn ông và phụ nữ, âm và dương. Sự tồn tại của hai bên là để cần nhau, hòa hợp với nhau khiến vũ trụ được cân bằng, vạn vật sinh sôi nảy nở. Nếu phụ nữ chẳng cần đàn ông, e rằng sự cân bằng ấy rồi sẽ lung lay. Mà lung lay đầu tiên chính là sự bình ổn ở trong lòng bạn.
Cố tỏ ra mình chẳng cần đến đàn ông, hầu hết phụ nữ đều làm một việc: chứng tỏ mình còn “đàn ông” hơn cả đàn ông đích thực. Bản chất của phụ nữ là âm, ấy vậy mà cứ cố để trở thành dương, cố giấu hết sự yếu đuối, ngọt ngào để trở nên gai góc, cứng cỏi. Từ một sợi “lạt mềm”, họ cố bắt mình phải thành thanh gỗ cứng, nhưng càng cứng, càng giòn, càng dễ gãy.
Những người phụ nữ ấy, có thể là cô gái mới lớn, có thể là người phụ nữ từng trải qua phong ba bão táp với những vết thương chưa buông xuống được, có thể là cô gái cô đơn khi tuổi không còn trẻ… Dù là ai, họ đều có một điểm chung: không hiểu được tại sao phụ nữ lại phải cần đàn ông?
Vì không hiểu, họ cho rằng việc cần một người đàn ông bên cạnh thực yếu đuối và mất mặt. Sự kiêu hãnh khiến họ nhao nhao: Có điều gì mà tôi không tự mình làm được chứ? Thế rồi họ tự mình vác thùng đồ nặng trịnh leo mấy tầng lầu, tự sửa xe, tự nối đường dây điện… nhanh gọn và tháo vát đến nỗi một người đàn ông đích thực nhìn vào cũng ngại ngần.
Có những người lại nổi cáu vì một ngày năm lần bảy lượt bị nhắc nhở chuyện tình duyên. Họ đâm ra ác cảm với chuyện phải hợp thức hóa một người đàn ông ở bên cạnh mình. Để phản đối, họ tôn vinh những người phụ nữ làm mẹ đơn thân, tin rằng mình cũng sẽ trở thành như thế, chẳng cần đàn ông cũng có thể xây đắp trọn vẹn một gia đình.
Video đang HOT
Có một số người, khác với những người phụ nữ ở trên, đã từng cần và có một người đàn ông ở bên mình, nhưng rồi lại mất đi. Họ đối mặt với sự mất mát ấy bằng cách tỏ ra mình chẳng cần ai nữa, dẫu rằng chẳng phải người đàn ông nào cũng sẽ đem lại sự khổ đau như người họ đã từng mất mát.
Không phải người đàn ông nào cũng sẽ đem lại sự khổ đau như người họ đã từng mất mát. Ảnh: I.T
Nhưng… có lẽ tất cả họ đều đã nhầm rồi. Sức mạnh của một người đàn ông chẳng nằm ở cơ bắp, giá trị của một người đàn ông không chỉ là làm đủ đầy vai vế trong một gia đình. Và không phải người đàn ông nào cũng mang sẵn trong mình sự bội phản, ham vui. Không có nhau, đàn ông và phụ nữ vẫn có thể sống ổn, dĩ nhiên.
Nhưng ổn thôi chưa phải là sống. Chúng ta cần nuôi dưỡng những cảm xúc, những thăng hoa, những rung động, chẳng kém gì việc nuôi dưỡng trái tim, lá phổi, nuôi dưỡng sức khỏe, trí nhớ, tài năng… Chẳng cần nặng nhọc bê vác, chẳng cần kết hôn, chẳng cần tình dục, thì phụ nữ cần đàn ông đơn giản chỉ vì một lý do: để được sống đúng là phụ nữ.
Nếu chẳng có đàn ông, phụ nữ sẽ chẳng được sống đúng là phụ nữ. Bởi thiếu họ, ta sẽ bận tỏ ra mạnh mẽ thay phần của người đàn ông bên cạnh mà quên mất sự dịu dàng mới là vũ khí lớn nhất của người phụ nữ. Thiếu họ, ta đâu thể ngọt ngào và nhõng nhẽo vì biết ngọt ngào và nhõng nhẽo với ai. Thiếu họ, ta quên mất mình nên là một công chúa vì xung quanh chẳng hề có bóng dáng một chàng hoàng tử. Thiếu họ, ta không biết thế nào mới là phụ nữ vì ta còn chẳng hay như thế nào mới gọi là đàn ông.
Nghĩ rằng không cần đàn ông là mạnh mẽ ư? Bạn nhầm rồi. Sự mạnh mẽ, độc lập của người phụ nữ không thể hiện ở sự bất cần. Vẫn cần, nhưng vẫn ung dung, vẫn cứ thản nhiên thể hiện sự yếu đuối của mình, một người phụ nữ mạnh mẽ là người biết được sự nữ tính rất “âm” của mình còn mạnh hơn phái mạnh. Và tội gì cô ấy phải gồng mình lên để cố chứng tỏ một điều gì.Sự mạnh mẽ, gai góc của đàn ông như một tấm gương soi để phụ nữ làm điều đối lập: làm một sợi dây leo mỏng manh mà bền bỉ, làm sợi lạt mềm mà buộc chặt. Ở bên nhau, người đàn ông càng mạnh mẽ, càng nam tính, người phụ nữ sẽ càng nữ tính, càng mềm mại. Để phụ nữ được sống đúng là mình, chẳng cần gồng lên gắng gượng với ai, đó mới là giá trị của người đàn ông bên cạnh.
Thế nên, phụ nữ chẳng cần đàn ông là… dại lắm. Dại khi họ từ chối cơ hội được là phụ nữ, từ chối cơ hội vứt bỏ tấm áo giáp quá rộng cố mặc vào người. Chua xót là ở chỗ, những người nói chẳng cần, lại là những người chẳng có một người đàn ông bên mình đúng nghĩa. Người có được thì đã đang tận hưởng hạnh phúc chứ làm gì còn thời gian để nói.
Theo Dân Việt
Chia tay, hãy dành cho nhau sự tử tế nhất có thể!
Đã có thể có một bữa tiệc để đến với nhau, tại sao không thể có một bữa tiệc chia tay nho nhỏ đầy vui vẻ và không thể nói là không vì nhau, không thể nói là không ấm cúng?
Nếu đã cạn kiệt tình dành cho nhau....nếu cái nghĩa cũng chưa đủ dầy dặn để níu kéo cái tinh....nếu sống bên nhau chỉ là gượng ép nặng nề....nếu đã nhận ra sự bất công khủng khiếp khi bắt con cái cũng phải thở hít bầu không khí gia đình ngột ngạt...nếu đã cân nhắc mọi vẻ mà trong lòng vẫn dửng dưng nguội lạnh, tại sao không chọn cách chia tay nhau một cách vui vẻ?
Ảnh internet.
Tại sao khi đến với nhau, ta có thể có một tiệc cưới hoặc đông vui lịch sự, hoặc bày vẽ rình rang tốn kém mà khi chia tay nhau ta lại không thể có một bữa chia tay trong thân ái rồi mời bạn bè và một vài người thân trong gia đình? Bữa tiệc chia tay này được coi như một sự thông báo, như một sự chia sẻ, như một sự bày tỏ rằng chúng tôi đã rất đúng khi có nhau trong một đoạn đường đời thì bây giờ chúng tôi cũng không sai khi quyết định chia tay nhau. Chia tay nhau trong vui vẻ hòa thuận là để khẳng định sự không nóng vội khi đưa ra một quyết định quan trọng của một đời người, một sự tỉnh táo thừa nhận những sai lầm của cả hai để dẫn đến sự bế tắc, không còn tiếp tục tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân. Quan trọng hơn hết thảy, sự chia tay trong hòa bình, vui vẻ của bố mẹ đem đến cho những đứa con sự khẳng định chắc chắn hơn mọi lời nói rằng chia tay chỉ có nghĩa là cha mẹ không còn sống chung dưới một mái nhà chứ không phải chia tay là không còn tiếp tục yêu thương và không còn có trách nhiệm với các con nữa.
Mở một bữa Tiệc Ly hôn cũng có nghĩa tạo một cơ hội đầy nhân văn cho người đàn ông và người đàn bà bày tỏ sự cám ơn một người đã từng là nửa kia của mình: cám ơn về những xúc cảm mãnh liệt đã từng dành cho nhau, cám ơn vì những bữa tiệc ái ân đầy lãng mạn mà chỉ hai người trong cuộc mới hiểu nó mê say đắm đuối đến cỡ nào. Cám ơn vì đã chia sẻ những khoảnh khắc thiêng liêng khi người đàn bà biết mình có mang, khi vượt cạn để sinh đứa con thứ nhất rồi đứa con thứ hai...Cám ơn cả những lúc bên nhau khi khó khăn về tài chính, khi bấp bênh trong công việc, khi bị bè bạn hiểu lầm...Cám ơn vì đã từng nâng giấc nhau khi ốm đau bệnh tật-khi đó không ai chăm sóc tận tình như chồng vợ chăm sóc nhau, không ai bạc mặt vì lo cho nhau như là chồng là vợ...
Sau cám ơn là những lời xin lỗi tận đáy lòng rằng vì nóng giận mất khôn hay vì ích kỷ hẹp hòi mà đã gây cho nhau những thương tổn không bao giờ có thể hàn gắn. Xin lỗi vì đã không thực hiện được lời hứa hẹn sẽ đi cùng nhau đến cùng kiệt cuộc đời. Xin lỗi vì đã nặng lòng yêu thương người khác để dẫn đến kết cục là cuộc hôn nhân của chúng ta gãy đổ... Cứ chân thành như thế để tuyệt đối không biến thành thù hận của nhau. Vì sao ư? Vì chỉ khi không có ngùn ngụt căm ghét và thù hận người này mới tạo điều kiện cho người kia có thể đến thăm nom chăm sóc con cái bất cứ khi nào có thể. Vì khi không coi nhau là thù địch mới có thể tiếp tục mang đến cho các con những chăm chút ngọt ngào và mới có thể ngồi cùng bàn bạc đến những chuyện liên quan đến tương lai của các con-điều mà những người đến sau của cả cha và mẹ đều không thể làm tốt bằng cha mẹ ruột.
Nếu vẫn luôn nói rằng cha mẹ có thể làm mọi sự vì con cái, thì đây chính là lúc cha mẹ thể hiện mình có thể dẹp cái "tôi" cá nhân của mình đi vì con. Chúng ta làm tất cả mọi điều để minh chúng với các con rằng hôn nhân muôn thuở là điều thiêng liêng giữa hai người đàn ông và đàn bà, rằng các con là kết quả của tình yêu, của sự mê đắm thăng hoa của bố mẹ. Ai khi kết hôn cũng mong được sống với người mình yêu thời gian dài nhất có thể. Nhưng... đúng như thế....nhưng ly hôn cũng không phải là một điều xấu xa đáng nguyền rủa và chê trách. Ly hôn, trong rất nhiều trường hợp, không phải là điều nặng nề.
Trong rất nhiều trường hợp, ly hôn lại là sự giải thoát đúng lúc và cần thiết cho cả một gia đình, là sự tào điều kiện cho hai người có thể tìm được hạnh phúc mới. Ly hôn hoàn toàn không phải là điều xấu khi người trong cuộc đã nỗ lực hết mình mà vẫn không cứu vãn nổi cuộc hôn nhân. Bằng vào việc ly hôn một cách thật văn minh và êm thấm, chúng ta đã cho những đứa con của mình có cái nhìn thật nhân văn về tình yêu và hôn nhân, về sự tồn tại hay chia tay của một mối quan hệ đặc biệt giữa người đàn ông và người đàn bà.
Những đứa trẻ sẽ rất hạnh phúc khi chúng biết sự ra đời của chúng không phải là một sai lầm của cha mẹ. Chúng sẽ càng hạnh phúc và thanh thản hơn khi biết chúng không phải là lý do để cha mẹ chịu đựng trì chiết nhau dai dẳng thậm chí độc địa mà bề ngoài vẫn phải cố níu kéo để có một cái vỏ của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Hơn ai hết, những đứa con có quyền được sống trong bầu không khí không giả dối, không nặng nề. Chính là như thế, sự yêu thương các con mới là sự yêu thương có giá trị.
Đã có thể có một bữa tiệc để đến với nhau, tại sao không thể có một bữa tiệc chia tay nho nhỏ đầy vui vẻ và không thể nói là không vì nhau, không thể nói là không ấm cúng? Một bữa tiệc ly hôn của hai người cùng đồng lòng tổ chức, tại sao lại không? Tại sao không thể dành cho nhau sự tử tế nhất có thể, ít ra thì cũng vì con để có những nghĩa cử đẹp như thế?
Saomai Pham.
Ly hôn đi, thứ đàn bà nái sề hôi tanh mùi sữa, nhàu như đồng nát mà cũng đòi làm vợ tôi à? Tôi là một người đàn ông thành đạt, ở độ tuổi 30 tôi đã là phó giám đốc của một công ty đa quốc gia. Vợ tôi kém tôi 4 tuổi, cô ấy là một người phụ nữ xinh đẹp và khéo léo. Chúng tôi quen nhau trong một cuộc hội thảo ở Đà Nẵng. Cưới nhau 1 năm thì cô ấy có...