Đàn bà khôn biết cách khiến chồng thấp thỏm sợ mất vợ!
Với đàn ông, con càng giữ chặt, họ lại càng muốn đi. Mà đàn bà thì chân yếu tay mềm lắm, sao có thể khư khư giữ đàn ông cả đời được…
Ngày mai, con gái mẹ sẽ là vợ người ta.
Mẹ còn nhớ ngày nào con còn nhỏ xíu ngủ trong lòng mẹ, giờ đã là cô gái sắp về nhà chồng. Ngày mai con gái lấy chồng, mẹ biết mình phải vui chứ. Nhưng cả đêm mẹ vẫn trằn trọc chẳng ngủ được. Mọi bà mẹ trên thế gian này đều mâu thuẫn như thế con à. Càng thương con, càng mừng cho con, càng lo âu hạnh phúc của con sau này. Con gái nhỏ, ngày mai đã là vợ người ta, là dâu nhà người, sẽ là mẹ của những đứa trẻ, hãy luôn nhớ lời mẹ dạy sau đây nhé con !
Con gái mẹ vốn đơn giản, lại có khi quá ngây ngô. Con từng nói với mẹ, con tin, chỉ cần cótình yêu người ta có thể bên nhau một đời. Chỉ là, con ơi, người ta cần một chữ yêu để tìm lấy nhau, nhưng sẽ cần nhiều hơn những cảm thông, kiên nhẫn, sẻ chia và nghĩa tình để đi với nhau trọn kiếp. Vì khi đã là vợ chồng tình yêu sẽ dần chuyển mình thành chữ thương. Yêu thì có thể phút chốc, chứ thương là cả đời. Tình yêu có từng mãnh liệt, từng vị kỉ thế nào thì rồi cũng trở nên bớt nồng say, lại thêm đôi phần trách nhiệm hơn. Vì vậy, đừng thất vọng nếu một ngày con phát hiện tình yêu với chồng đã không còn đậm sâu như trước. Giờ nó không còn là người yêu của con, mà là chồng, là người nhà của con. Mà đã là người nhà rồi thì có sao cũng phải thương, thương đến trọn đời con à.
Đã là người nhà rồi thì có sao cũng phải thương, thương đến trọn đời con à – Ảnh minh họa: Internet
Nhân duyên lựa đi chọn lại đôi ba lần con mới tìm thấy chồng mình. Hãy hiểu, tìm thấy nhau đã chẳng dễ dàng, giữ được nhau lại càng khó. Con giữ được thể xác, được danh phận và trách nhiệm của đàn ông thì dễ đó. Chứ còn khiến trái tim của họ chỉ có con một đời thì vốn khó đấy. Cách giữ đàn ông tốt nhất là cứ buông đi con, đừng nắm. Đàn bà khôn luôn biết cách khiến đàn ông thấp thỏm sợ mất vợ. Với đàn ông, con càng giữ chặt, họ lại càng muốn đi. Mà đàn bà thì chân yếu tay mềm lắm, sao có thể khư khư theo chân đàn ông cả đời được. Cứ là người vợ khôn ngoan, để đàn ông tự do nhưng vẫn nguyện ý quay về vì con.
Thứ nhất, con đừng bao giờ quên khiến mình xinh đẹp lên mỗi ngày. Nhan sắc là thứ vũ khí đàn bà đừng dại dột buông bỏ. Đừng chỉ để hình ảnh bản thân xinh đẹp chỉ là hồi ức trong tâm trí chồng con. Đàn ông có chết vẫn yêu cái đẹp. Con đẹp không phải để mình thêm tự tin mà còn là cách để giữ chồng. Cũng đừng nghĩ là vợ, là mẹ thì phải xấu đi. Làm mẹ là thiên chức, con lựa chọn làm mẹ, là con may mắn được làm mẹ. Vì vậy, đừng lấy đó là lý do khiến mình tệ hơn. Và chồng con cũng không là nguyên nhân khiến con không còn xinh đẹp như thời con gái. Phải hiểu, mình có xinh đẹp hay xấu đi cũng một phần do bản thân mình. Dành thời gian chăm chút mình, giữ gìn nhăn sắc cũng là do con sắp xếp. Đừng cứ gồng mình ôm hết việc vào người. Cũng phải để chồng con hiểu nó có thời gian đi nhậu nhẹt với bạn bè thì con cũng phải có thời gian làm đẹp Hôn nhân là sự gánh vác thay nhau, con nhé.
Video đang HOT
Hôn nhân là sự gánh vác thay nhau, con nhé – Ảnh minh họa: Internet
Thứ hai, chính là đừng cho đàn ông dư thừa tha thứ và bao dung. Cái gì có càng nhiều, người ta sẽ không bao giờ trân trọng. Chỉ nên tha thứ đủ, bao dung đúng thì mới có giá trị con à. Đàn ông sai đường một lần thì hãy tha thứ, nhưng đừng dễ dàng. Phải để họ hiểu, một lần lầm lỗi, họ phải trả giá thế nào. Để họ nếm mùi một lần đánh mất gia đình vợ con. Con phải học cách tàn nhẫn để cho chồng bài học trước khi tha thứ. Có như thế chồng con mới sợ, mới không dám tái phạm. Là vợ rồi thì đừng bao giờ dễ dàng mềm lòng. Cứng rắn và mạnh mẽ hơn con nhé.
Thứ ba, con phải hiểu, trong hôn nhân, con phải hạnh phúc. Đừng nghĩ đã là vợ thì phải sống cho gia đình, là mẹ thì chỉ nghĩ đến con. Con có hạnh phúc thì mới đủ sức khiến người con thương hạnh phúc. Đàn bà dại chính là chấp nhận bất hạnh trong hôn nhân, vùi chôn hạnh phúc của chính mình. Nếu một ngày, có lỡ không may, con không thể thấy hạnh phúc trong hôn nhân, hãy mạnh dạn kết thúc. Dù mẹ biết điều này sẽ chẳng dễ dàng nhưng hãy một lần nghĩ cho hạnh phúc của riêng con. Đừng cam chịu, đừng bất lực trước hoàn cảnh. Con càng mưu cầu hạnh phúc, càng thương lấy bản thân con thì đàn ông mới càng tôn trọng con.
Hãy nhớ, hôn nhân vốn không dễ dàng, hãy kiên nhẫn con nhé. Và đừng quên, mẹ luôn bên con, dù con có phải trải qua bất cứ điều gì. Hạnh phúc, hãy nói cùng mẹ. Bất hạnh, cũng hãy kể mẹ nghe. Có thế nào, mẹ đều cùng con đi qua con đường khó khăn này, con gái nhỏ !
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Bi kịch của những người đàn ông mất vợ khi thất thế
Tới khi phát hiện mất trăm triệu trong tủ, chị Minh mới biết chồng đã nghỉ việc gần năm và lấy tiền đó để "nộp lương" cho vợ mỗi tháng.
ảnh minh họa
Vợ chồng chị Minh (Tây Hồ, Hà Nội) lấy nhau 3 năm trước. Chị Minh làm ngành tài chính ngân hàng, là người thông minh sắc sảo cộng chút may mắn nên thăng tiến khá nhanh trong công việc.
Chồng chị làm ở một công ty xây dựng, lương không cao nhưng đều đều. Anh tính hiền lành và rất chiều vợ. Mọi rạn nứt bắt đầu từ giữa năm ngoái, khi chị Minh phát hiện chồng đã lấy trộm hơn 100 triệu và nói dối về tình trạng công việc. Hóa ra, suốt 9 tháng không có việc làm, anh sáng sáng dắt xe "đến cơ quan" nhưng thực chất là lang thang ở các quán cà phê, đi tìm việc nhưng nơi thì không thích, chỗ lại chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Trong thời gian đó, anh lấy dần số tiền vợ cất trong tủ - vốn là khoản chị Minh được bố mẹ và các anh chị ruột cho hồi cưới - để nộp lương cho vợ. Anh định tới khi kiếm được sẽ trả lại vào chỗ cũ vì vợ giao dịch hết bằng thẻ, hầu như không bao giờ ngó tới số tiền mặt này. Chẳng ngờ đâu, một lần, khi định góp vốn với bạn để buôn bán thêm, chị Minh mở tủ lấy tiền thì thấy không còn đồng nào nữa. Trong nhà chỉ có hai vợ chồng, chị hỏi ra thì mới vỡ lẽ mọi chuyện.
"Chồng tôi giải thích rằng bởi tôi quá giỏi giang, tham vọng nên anh sợ sẽ bị tôi coi thường, dè bỉu nếu biết anh bị sa thải, không làm ra tiền. Còn tôi cảm thấy bị lừa dối và vô cùng thất vọng, không muốn nhìn mặt anh ấy nữa", chị Minh chia sẻ.
Do chưa có con, chị nhanh chóng quyết định chia tay và mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng vì anh cũng chẳng phản đối.
Anh Kiên (Kim Giang, Hà Nội) cũng mới nhận được lá đơn ly hôn từ vợ mà lý do chị đưa ra là chán nản vì cuộc sống gia đình quá bấp bênh khi anh lâm vào nợ nần.
Người đàn ông 40 tuổi cho biết, khi vợ chồng mới lấy nhau, anh làm ở bộ phận kinh doanh, phụ trách bán lẻ cho một công ty thực phẩm, thu nhập rất khá. Vợ chồng anh đã mua được nhà, sắm xe và cho cậu con trai duy nhất học ở trường tư tốt. Vài năm trước, công việc bán lẻ gặp khó, anh lại bị một số khách hàng quịt tiền nên phải dốc túi ra trả cho công ty. Để nhanh gỡ lại khoản nợ, anh lấy tiền thanh toán của một số khách khác để buôn bán thêm nhưng thua lỗ.
Sau đó, công ty phát hiện, anh bị cho nghỉ việc, với số nợ lên tới cả tỷ. Sau khi bán xe, bán một phần đất để trả bớt, anh đi xin việc ở chỗ khác nhưng vài tháng vẫn không có mối phù hợp. Có lúc, anh Kiên không còn một xu trong túi, phải ngửa tay xin tiền vợ để đổ xăng. Con trai anh cũng phải chuyển sang trường công vì bố mẹ không đủ tài chính lo tiếp. Vợ hay chán nản, than vãn, chồng lại dễ nổi giận nên cả hai cãi vã như cơm bữa và cuối cùng chị đòi chia tay.
"Tôi thực sự cảm thấy mình bị đẩy vào đường cùng và cũng chẳng tha thiết gì cuộc hôn nhân này nữa nhưng cũng không đành lòng bị mất con bởi giờ mà ra tòa thì phần nhiều tôi sẽ khó giành được quyền nuôi cháu", anh Kiên bày tỏ.
Trong nghiên cứu về áp lực xã hội đối với vai trò "trụ cột" gia đình của nam giới do tiến sĩ Trần Thị Minh Đức (khoa tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện, gần 90% số người được hỏi (558 người) cho rằng trong nhà cần một người làm trụ cột và hơn 80% mong muốn đó là nam giới. Có hơn 70% số người tham gia cho rằng người chồng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm trước các khó khăn của gia đình và chỉ có 9% nói là cả hai vợ chồng nên cùng đương đầu với các vấn đề đó.
Theo tác giả nghiên cứu, chính những quan niệm này đã cản trở và kìm hãm khả năng phát triển của người phụ nữ, mặt khác làm nam giới có mặc cảm tội lỗi khi không có được những phẩm chất, năng lực, hay hoàn cảnh thuận lợi để hoàn thành trách nhiệm này.
Tuy nhiên, gánh nặng trách nhiệm gia đình đối với nam giới không hoàn toàn đến từ áp lực của người phụ nữ. Nặng nề hơn, nó lại xuất phát từ sự nhận thức rập khuôn vai trò giới tính ở chính phái nam. Đối với nhiều đấng mày râu, thà phải chịu đựng vất vả, phải lao tâm khổ tứ còn hơn bị coi là "ăn bám", hay "bám váy vợ"... Chính nam giới tự đặt lên vai mình trách nhiệm mà họ đã cảm nhận như là gánh nặng, là "nợ đời". Vì vậy họ phải dằn vặt và gồng mình để tiếp nhận áp lực đó.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Nhân, Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Hà Nội) cho rằng, thường vợ thất nghiệp ít bị áp lực hơn chồng và điều này liên quan đến các giáo dục truyền thống, trong đó ước lệ rằng đàn ông là trụ cột. Đó là một trong những sự khác biệt và khi chồng thất nghiệp hay kém hơn vợ về kinh tế thì áp lực sẽ đến từ ngoại cảnh như sự không hài lòng của vợ, người thân, bạn bè. Ngoài ra, chính bản thân người đàn ông cũng có những mặc cảm, ức chế, dồn nén dễ dẫn đến việc hay cáu bẳn, nổi khùng, thậm chí chơi bời bê tha.
"Tôi từng thấy có những người chồng lương chỉ đủ chi trả xăng xe và sinh hoạt tối thiểu của bản thân trong khi vợ lương cao và sau 2 năm bị vợ chì chiết thì họ chia tay. Còn các trường hợp vợ chồng giày vò nhau, nói những lời gây áp lực dẫn đến xung đột khi người đàn ông thất nghiệp thì rất nhiều", ông Nhân chia sẻ.
Theo nhà tâm lý, mấu chốt vấn đề là vợ chồng không thực sự hiểu nhau, không đặt cái chung lên trên cái riêng. Nhiều trường hợp chia tay rất đáng tiếc bởi không phải do bản thân người chồng không chăm lo cho gia đình mà bởi họ gặp sự cố, bất lực trong việc kiếm tiền. Nếu được người vợ cảm thông, yêu thương thì có thể hai vợ chồng sẽ nghĩ được giải pháp chung. Còn nếu chỉ vì những áp lực bên ngoài mà hoảng sợ thì cả hai dễ xung đột, càng lo âu, cáu giận và bế tắc.
Từng trải qua thời kỳ khó khăn khi chồng thất nghiệp suốt một năm, chị Hoa (Thụy Khuê, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị cũng từng có thời điểm căng thẳng liên miên do khó khăn kinh tế và chồng luôn tự ti, sợ bị so bì với vợ. Thấy chồng chịu áp lực nặng nề và rất cần mình, chị Hoa tránh nói về chuyện anh thất nghiệp. Thay vào đó, chị cố gắng tìm ra nhiều việc có thể nhờ chồng làm trong thời gian này, từ đưa mẹ mình đi khám tới lo thủ tục cho con đi học... Chị cũng ghi lại các khoản chi tiêu, ngân sách gia đình đang có để chồng biết rõ tình hình, đồng thời động viên và cùng anh tìm các cơ hội việc làm.
"Bản thân mình có lúc cũng từng phải nghỉ việc hay đi làm lương thấp hơn hẳn chồng thì thấy hoàn toàn bình thường, nhưng nam giới lại bị rất nhiều sức ép khi rơi vào tình huống này. Nếu cùng nhau vượt qua được chặng đường ghập gềnh đó, vợ chồng sẽ thêm hiểu, gắn bó và tin tưởng nhau hơn", chị Hoa bày tỏ.
Theo VNE
Mất vợ chỉ sau một lần thử lòng Anh Nhật Hoàng (Xã Đàn, Hà Nội) không thể nghĩ rằng chỉ vì lần thử thách đó mà anh đang phải đối diện với nguy cơ mất vợ, ly tán gia đình. Nhật Hoàng là một người đàn ông tạm gọi là thành đạt khi ở tuổi 30 anh đã có nhiều thứ mà mọi người mơ ước. Nên duyên với người vợ...