Đàn bà khi đẻ có đau không
Nếu cùng chồng sánh đôi vượt cạn, đàn bà sẽ bất chấp các cơn đau co thắt tử cung. Đàn ông, ngoại trừ những lý do đặc biệt, hãy sánh đôi cùng vợ để cảm nhận giây phút thiêng liêng khi con chào đời.
Có lần, vợ chồng tôi về quê chơi. Thấy vợ tôi đang bầu, cảm thấy lo lắng cho việc sinh đẻ sắp đến gần, người dì nói: “Các con cứ lo xa, đàn bà đẻ có gì mà đau, ngày xưa mỗi lần dì đẻ là cứ cầm vài miếng giẻ, đi ra ngoài vườn chặt mấy tàu lá chuối, lót nằm, đẻ xong mới ôm con vào nhà. 12 đứa cứ lần lượt như vậy, đẻ khỏe re”. Nghe dì nói vậy tôi mới nhớ đến câu nói của người xưa: “Đàn ông đi biển có đôi. Đàn bà vượt cạn mồ côi một mình”. Thời đó đã xa rồi, thời nay đã đổi khác, đàn bà vượt cạn sẽ không mồ côi một mình nữa mà sẽ được sánh đôi cùng chồng. Không có người chồng nào để vợ đi đẻ một mình cả, ngoại trừ có lý do đặc biệt. Người đàn ông nào cũng cảm thấy thiệt thòi nếu không được sánh đôi cùng vợ đi đẻ. Tôi nghĩ thế.
Đúng ngày dự sinh, vợ chồng tôi dắt nhau đến bệnh viện khám vì có hẹn trước với bác sĩ. Vị bác sĩ trưởng khoa sản nói: “Chuyển dạ rồi, nhập viện luôn”. Tuy nhiên, vợ chẳng kêu đau hay mệt mỏi gì, chúng tôi cứ chậm rãi về nhà, tắm táp sạch sẽ rồi cùng nhau đi ăn uống, sau đó mới thu gom đồ đạc để vào viện. Hành lang khoa sản thật nhộn nhịp, hai bên dãy ghế ngồi bà bầu đi đẻ thì ít mà người nhà đi theo hộ tống thì nhiều. Giữa hành lang, một số cặp vợ chồng tay trong tay, đi đi lại lại. Các mẹ bầu nhăn nhó, kêu đau; người nhà lo lắng sốt ruột, chờ chuyển dạ để vào phòng sinh hoặc chờ đến lượt vào phòng mổ. Chốc chốc, mọi người cứ hỏi nhau, bên này hỏi bên kia, bên kia hỏi bên nọ “mở mấy phân rồi”…
Khi vợ chồng tôi đến, cả hành lang bệnh viện ai nấy ngơ ngác nhìn, sau này tôi mới biết họ nhìn và cười mình vì thấy chúng tôi tay xách nách mang bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh, như người du mục di cư. Mặc dù đã biết khi đưa vợ đi đẻ chỉ cần chuẩn bị những gì nhưng trong thời kỳ mang thai, mỗi lần đi siêu thị là lại mua sắm, thấy cái gì cũng cần thiết, nghĩ cứ mang nhiều như thế, thừa còn hơn thiếu. Bác sĩ gọi vào khám lại rồi bảo: “Mở 4 phân rồi nhé, gần đẻ rồi”, vậy mà vợ chẳng kêu đau, mặt vẫn tươi vui, rồi vợ chồng dắt nhau ra ngoài cổng bệnh viện ăn khuya. Khi vào, bác sĩ bảo: “Tại sao gần đẻ rồi mà còn đi xa thế, không sợ đẻ rơi à”.
Video đang HOT
Sau đó, vợ bảo muốn đi toilet, tôi dắt vợ đi được vài lần rồi vào giường nằm, vợ chồng vẫn tíu tít, tôi vẫn kể chuyện vui cho vợ nghe. Lát sau, bác sĩ vào thăm khám, nói: “Sang phòng sinh, mở 8 phân rồi”. Vợ vào phòng sinh được khoảng 15 phút, bác sĩ mở cửa ra bảo: “Con gái 3,5 kg. Làm hơn 10 năm rồi nhưng chưa thấy ai đẻ mà không đau như chị nhà anh, mai mốt con bé lớn lên chắc gan lì lắm đây”. Khi quay ngược ra, một số bà mẹ đang đau đẻ lần lượt tới giường vợ nằm lấy hên để đẻ cho nhanh.
Từng có bài nghiên cứu khoa học khẳng định, mức độ của cơn đau đẻ ngang với việc cùng lúc bị gẫy 20 chiếc xương sườn. Do vậy, sau khi vợ sinh xong, tôi nhiều lần hỏi: “Có phải em cũng đau như mọi người nhưng sợ anh lo lắng nên cố gắng nói không đau phải không”. Vợ bảo: “Thật ra không đau nhiều như em tưởng, chỉ cảm thấy thốn nhẹ thôi”. Từ đây, tôi nghĩ có lẽ vợ ít đau đẻ hơn so với các bà mẹ khác là do vợ chồng đã có kế hoạch cũng như tập dượt trước các hành động để ăn khớp với nhau vào thời khắc vợ bắt đầu chuyển dạ. Quan trọng nhất là người chồng phải giữ bình tĩnh để biết, hiểu trong thời khắc ấy mình cần làm những gì cho phù hợp nhất. Tuyệt đối đừng bồn chồn, lo lắng, nôn nao, chạy lăng xăng như con rối dẫn đến vợ cũng lo lắng theo.
Khi vợ sắp sinh, hãy dìu đỡ nhẹ nhàng, an ủi, động viên, tươi cười. Hãy mạnh mạnh dẫn vợ vào toilet, bởi lúc chuyển dạ, thai nhi sẽ ép vào bàng quang làm cho thai phụ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn bao giờ hết. Đừng cảm thấy xấu hổ để vợ đi toilet một mình, bởi trong lúc ấy những hành động đứng, ngồi, kéo áo, quần cần phải có sự giúp đỡ của người khác, đặc biệt từ người chồng.
Theo vnexpress.net
Đàn ông à, hậu quả cay nghiệt của ngoại tình chính là sự coi thường của con cái
Một người đàn ông ngoại tình, bỏ rơi gia đình và chạy theo một người đàn bà khác thì không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của bạn. Thâm tâm bạn, người cha ấy giống như đã chết đi rồi.
Nếu ngoại tình đơn giản chỉ là chuyện của 2 người thì có lẽ thiên hạ đã không bàn nhiều, nói nhiều đến như thế. Nhưng khi một người đàn ông bất chấp tình nghĩa cặp kè với một ả đàn bà tham lam thì đằng sau đó là nỗi đau của biết bao nhiêu người. Và hậu quả của ngoại tình là hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng con cái chia lìa, là sự tổn thương tận cùng của người vợ. Đặc biệt, một điều điều người đàn ông phải gánh chịu cho những việc làm của mình đó chính là sự coi thường của con cái.
Đằng sau câu chuyện ngoại tình là nỗi đau của rất nhiều người - Ảnh minh họa: Internet
Không ít người nghĩ rằng khi con cái còn nhỏ, sự phản bội của cha, sự đổ vỡ của gia đình chúng không hiểu và không cảm nhận được hết. Thế nhưng không phải vậy. Những lần cha mẹ cãi vã, những giọt nước mắt xót xa của mẹ, những lời bàn tán của thiên hạ sẽ cài thẳng vào vô thức của một đứa trẻ. Nỗi đau đó bộc lộ ra ngoài bằng những giọt nước mắt, sự phản kháng, ăn vạ, sự hỗn láo mà người ta vẫn thường nhận xét rằng khó bảo, khó dạy.
Và có những đứa trẻ, vì lỗi lầm của người cha mà khiến cả cuộc đời không còn được tương lai. Chúng có cái nhìn méo mó về hôn nhân, mất niềm tin vào cuộc đời, nhìn cuộc sống bằng lăng kính hằn học và bi quan. Nhiều đứa trẻ vượt qua được cú sốc đó nhưng nỗi đau ấy như chiếc dằm nằm trong tim, luôn muốn giấu đi nhưng vẫn luôn hiện diện.
Tôi có một người bạn thân chơi với nhau từ những năm cấp 3 đến giờ. Thỉnh thoảng tôi có đến nhà bạn chơi, mẹ bạn luôn niềm nở tươi cười tiếp đón. Nhưng bao nhiêu năm chơi chung với nhau, tuyệt nhiên tôi chưa từng thấy ba bạn cũng như chưa từng nghe bạn kể về ba. Trong nhà cũng không có 1 tấm hình của người đàn ông. Lúc trước tôi có thắc mắc thì bạn chỉ đáp một câu gọn lỏn: "Ba tao chết rồi!". Nghe như vậy, sau này tôi không hỏi nữa.
Mẹ bạn đã sống trong những tháng ngày u uất, khổ tâm vì chồng ngoại tình - Ảnh minh họa: Internet
Một lần, có người đàn ông đến chỗ chúng tôi học để tìm thì bạn từ chối gặp. Tôi thắc mắc thì bạn bảo rằng đó là ba mình. Rồi bạn tâm sự với tôi bằng một giọng rất buồn về gia đình mình. Bạn bảo cả cuộc đời này sẽ không bao giờ tha thứ cho ba. Bao nhiêu năm qua đi nhưng những vết thương ông ấy gây ra cho mẹ và cho bạn vẫn không thể nào xóa nhòa.
Hồi còn học tiểu học, bạn đã ngỡ mình có một gia đình hạnh phúc cùng người ba thương yêu mình hết mực. Nhưng rồi cha mẹ bạn bắt đầu cãi nhau. Trong câu chuyện chắp nối của mọi người, bạn hiểu được rằng ba là người đàn ông ngoại tình. Nhẫn tâm hơn nữa là bạn còn có 1 đứa em cùng cha khác mẹ ngoài kia. Mẹ bạn đau khổ vật vã, rồi quyết định ly hôn. Ba bạn bây giờ có một gia đình khác, có một người phụ nữ cùng những đứa con của ông ấy.
Một người cha ngoại tình không xứng đáng được bạn tôn trọng - Ảnh minh họa: Internet
Ba luôn tìm cách gặp bạn. Đến tận nhà, đến trường, đến chỗ làm nhưng bạn không muốn gặp. Hơn 10 năm qua đi, những dịp quan trọng nhất trong cuộc đời bạn đều không thông báo và không muốn có sự xuất hiện của người cha ngoại tình. Ba bạn đã nhắn tin rất nhiều là ông ấy xin lỗi và muốn bù đắp nhưng bạn không cần. Một người đàn ông bỏ rơi gia đình và chạy theo một người đàn bà khác thì không còn nhận được sự tôn trọng của bạn. Thâm tâm bạn, người cha ấy giống như đã chết đi rồi.
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Những ông bố thời đại! Thời đại này có 3 nơi đàn ông thể hiện xuất sắc danh phận làm bố là: quán rưụ, trên Facebook và nhà hộ sinh. Đa số khi hứng chí hoặc đã lè nhè say, các anh rưng rưng ký ức nhắc đi nhắc lại nhiều lần triết lý sống trên đời, ứng xử thế nào là phải đạo với gia đình. Họ...